Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 5 bài 1: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì

Đề 5 bài 1: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 5 bài 1: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Đề bài: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì?

Bài tham khảo 1

Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.

Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh trăng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với Nguyễn Duy cũng vậy:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: Vầng trăng thành tri kỉ. Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỉ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lòng mình.

Nhưng tấm lòng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Đối với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ ngờ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.

Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy trở về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: Ánh điện, cửa gương, người ấy dần quên đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẫn hiện hữu bên ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẻ.

Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Trăng vẫn luôn toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới! Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn tri kỉ: Vầng trăng tròn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 3 bài 1: Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 2 bài 1: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm