Viết đoạn văn ngắn mô tả đặc điểm một đồng bằng hoặc một cao nguyên ở châu Á
Đặc điểm một đồng bằng hoặc một cao nguyên ở châu Á
Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn mô tả về đặc điểm một đồng bằng hoặc một cao nguyên ở châu Á là nội dung câu hỏi phần Vận dụng trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Để giúp các em trả lời câu hỏi này, VnDoc gửi tới các bạn 3 đoạn văn mẫu cho các em tham khảo, học tốt Địa lí 7 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Xem thêm Giải Địa lí 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á Chân trời sáng tạo
1. Đoạn văn mô tả đặc điểm Đồng bằng Ấn Hằng
Đây là một đồng bằng rộng được tạo bởi sông Ấn và sông Hằng. Đồng bằng có diện tích 700.000 km2 với chiều rộng lên đến hàng trăm ki lô mét. Đồng bằng Ấn Hằng có dân cư đông đúc lên đến gần 1 tỉ người chiếm 1/7 dân số toàn thế giới. Với sự rộng lớn đó thì đồng bằng này trải qua nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Pakistan, ...
Nơi đây tiếp giáp với dãy Himalaya - nơi bắt nguồn của những con sông và tạo nên phù sa màu mỡ của đồng bằng; phía nam là dãy núi Satpura và Vindhya cùng cao nguyên Chota Nagpur; phía tây là cao nguyên Iran.
Đồng bằng này thuộc khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có lượng mưa nhiều nhất trên thế giới.
2. Đoạn văn mô tả đặc điểm Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam. Có diện tích 40.547,2 km², được bồi đắp bởi phù sa phần hạ lưu sông Mê-công (chảy trên địa phận Việt Nam, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa sông nên còn được gọi là sông Cửu Long). Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
3. Đặc điểm của cao nguyên Mông Cổ
Cao nguyên Mông Cổ có diện tích khoảng 2.600.000 km2 nằm ở phía đông Trung Á . Cao nguyên bị chia cắt về mặt chính trị và địa lý bởi sa mạc Gobi thành quốc gia độc lập của Mông Cổ (còn gọi là Ngoại Mông) ở phía bắc và Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc ở phía nam. Bao quanh cao nguyên và giáp với nó là dãy núi Altai, Tannu-Ola, và Sayan ở phía tây bắc, dãy núi Hentiyn ở phía bắc, dãy Greater Khingan ở phía đông, dãy Nan ở phía nam, và các lưu vực Tarim và Dzungarian của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Sinkiang, Trung Quốc, ở phía tây. Vùng đất cao này, đôi khi cũng được coi là một lưu vực thoát nước bên trong lớn giữa các dãy núi giáp ranh, được thoát nước bởi các sông Dzavhan, Selenga và Kerulen. Cao nguyên, bao gồm Gobi cùng với các khu vực thảo nguyên cỏ ngắn khô, có độ cao từ 915 đến 1.525 m so với mực nước biển. Khí hậu lục địa khô được đặc trưng bởi lượng mưa hàng năm khoảng 200 mm/năm, và nhiệt độ trung bình của những tháng ấm nhất và lạnh nhất thay đổi trong một phạm vi rất lớn.
4. Đặc điểm của Cao nguyên Tây Tạng
Cao nguyên Tây Tạng là cao nguyên cao nhất thế giới với độ cao trung bình 4 200 m. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông.