Viết lại lời bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu theo lời tác giả

Viết lại lời bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu theo lời tác giả

Viết lại lời bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu theo lời tác giả là tài liệu học tốt môn Ngữ văn 10 hay dành cho các bạn tham khảo, nhằm đọc - hiểu nội dung của bài Bạch Đằng giang phú trong chương trình Ngữ văn THPT. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Đề bài: Anh/chị hãy viết lại lời bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu theo lời tác giả

Sông Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển, nơi quân và dân Đại Việt đã lập nên bao nhiêu chiến công lẫy lừng. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng giúp đất nước yên bình. Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt sống tướng giặc hung hãm Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng vào năm 1288.

Năm mươi năm sau tôi đến thăm nơi đây, trên chiếc thuyền buồm căng gió, vi vu mải miết ngắm cảnh sắc mây trời. Qua các địa danh nổi tiếng Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, tôi qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, hiện ra trước mắt tôi là sông Bạch Đằng êm đềm nước chảy, xa xa là những con sóng kình nối đuôi nhau dài đến muôn dặm. Và những con sóng này mang đến cho tôi hình dạng độc đáo “ thướt tha đuôi trĩ một màu”, cảnh sắc trên dòng sông thuộc hàng kì vĩ, màu nước xanh hòa với màu trời nước, tạo thành một không gian vô tận đặc trưng của mùa thu.

Hai bên bờ lau mọc san sát um tùm làm tôi có cảm giác hoang vắng và đìu hiu có phần ảm đạm của bãi chiến trường. Dưới đáy sông kia có thể đã chôn sâu hàng ngàn mũi giáo gãy, hàng ngàn người hi sinh và cả lũ giặc cướp nước. Đó là thảm cảnh của rất nhiều năm trước sao tôi cảm giác như vừa mới hôm qua, tự dưng lòng tôi thấy buồn vì khung cảnh bi thảm ấy thương tiếc thay cho các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh che phủ cả một không gian làm cảnh vật càng thêm tĩnh lặng, bi sầu, đứng lặng giờ lâu tôi nghĩ về năm mươi năm trước đến những trận đấu oanh liệt đó mà lòng bồi hồi. Thời gian làm mờ đi dấu tích, mà anh hùng nay còn đâu.

Đang miên man trong dòng suy nghĩ chợt các bô lão xuất hiện, có người tay chống gậy hỏi tôi, rồi nhẹ nhàng kể cho tôi nghe về những chiến tích hào hùng xưa: “Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”. Đó chính là trận đánh Ngô Quyền năm 938 đã bắt Hoằng Thao, năm 1288, Hung Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên, bắt sống tướng giặc Ô Mã Nhi. Tôi càng cuốn theo câu chuyện kể đó. Các bô lão kể tiếp, khi ấy thế giặc mạnh, tinh kì phấp phới, hùng hổ sáu quân, gươm giáo sáng chói, quân giặc quá mạnh chỉ cần một lần đánh thì quân ta ắt tan tác cho bay, có lẽ nước Nam kì này vào tay giặc. Nhưng trông kìa trời đất đâu đứng về cái ác, ta chiến đấu vì chính nghĩa thuận theo ý trời, hung đồ hết lối, quân dân Đại Việt một lòng yêu nước, ý chí sắt son với dân tộc đã đánh cho chúng tan tác, như trận Xích Bích quân Tào Tháo cũng tan tác cho bay. Hay như trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết rụi. Nước sông vẫn mải miết chảy hoài mà mối nhục quân thù khôn rửa nổi. Đúng là từ khi có vũ trụ đã có giang san, được trời đất cho nơi hiểm trở, nhờ nhân tài mà đất nước toàn vẹn. Ngưỡng mộ và tự hào trước cảnh sắc mà ca rằng:

“Sông Đằng một dải dài ghê,

Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông

Những người bất nghĩa tiêu vong

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”

Có người nối tiếp mà ca rằng:

“Anh minh hai vị thánh quân,

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Giặc tan muôn thuở thanh bình,

Bởi đâu thoát hiểm cốt mình đức cao”.

Đúng là trời đất sinh sông Bạch Đằng dài rộng mênh mông ngăn quân thù, từng con sóng cuồn cuộn về với biển, những con sóng đó đã nhấn chìm hàng vạn quân giặc muốn cướp nước, ngàn đời quân giặc còn hãi hùng trước dòng sông, sống bất nhân bất nghĩa thì ắt tiêu vong, và chiến tích năm xưa còn lưu danh mãi mãi, anh hùng ngàn thu người đời ca ngợi. Đất trời hiểm trở là một phần, phần còn lại là nhờ vào con người có tài trí. Nhờ sự hiểm trở đó mà hai vị thánh quân Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Ngô Quyền đã đánh cho bọn giặc tan tác không còn manh giáp, đất nước hòa bình. Có tài đức ắt sẽ làm nên đại sự. Tôi đề cao công lao to lớn của các anh hùng đi trước và một tương lai tươi sáng cho đất nước sau này. Thời nào cũng vậy lấy tài đức làm gốc thì đất nước mới thái bình.

Cùng tác phẩm Phú sông Bạch Đằng, mời các bạn tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
5 1.387
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm