Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là

VnDoc xin giới thiệu bài Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trắc nghiệm: Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là

  1. Ti thể
  2. Ribôxôm
  3. Lạp thể
  4. Trung thể

Trả lời:

Đáp án đúng: B . Ribôxôm

Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là Ribôxôm

1. Tế bào nhân sơ là gì?

Tế bào nhân sơ hay còn được biết đến với tên gọi tế bào tiền nhân. Tế bào nhân sơ còn được gọi là Prokaryote (sinh vật nhân sơ). Loại tế bào này nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào nhân thực. Cấu tạo tế bào của nó cũng đơn giản hơn nhiều so với tế bào nhân thực.

Tế bào nhân sơ là tế bào của các sinh vật nhân sơ hay sinh vật nguyên thủy, sinh vật tiền nhân. Đây chính là tế bào không có màng nhân trên các nhóm sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên không hẳn sinh vật nhân sơ nào cũng không có màng nhân. Một số loài Planctomycetales có ADN được bao bọc trong màng đơn.

Tế bào nhân sơ không có cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote cũng như các bào quan. Màng sinh chất chính là nơi thực hiện các chức năng của các bào quan như lục lạp, ti thể, bộ máy Golgi. Sinh vật nhân sơ sẽ được cấu tạo với ba vùng cấu trúc: Tiêm mao, tiên mao (flagella), các protein bám trên bề mặt tế bào, lông nhung. Thành tế bào và màng sinh chất, vỏ tế bào bao gồm capsule. Các ribosome và các thể vẩn (inclusion body), vùng tế bào chất có chứa ADN genome.

2. Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Cấu tạo của tế bào nhân sơ khá đơn giản. Hầu hết các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của các loại vi khuẩn là peptidoglycan. Thành phần hóa học này được cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn.

Thành của tế bào sẽ quyết định đến hình dạng của tế bào đó. Vi khuẩn được chia thành 2 loại nhờ thành phần hóa học và cấu trúc của thành tế bào. Cụ thể hơn vi khuẩn sẽ được chia thành hai loại Gram dương và Gram âm.

Lớp màng sinh chất được cấu tạo ở bên dưới thành tế bào. Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép protein và photpholipit. Tại một số vi khuẩn phần bên ngoài của thành tế bào còn được cấu tạo thêm lớp vỏ nhầy. Lớp vỏ này có tác dụng giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh.

Vi khuẩn tế bào nhân sơ còn có cả cấu tạo lông và roi ở một số loài. Chức năng chính của lông là trở thành thụ thể tiếp nhận các virus. Ngoài ra nó còn có công dụng vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp. Đối với một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Chức năng của Roi chính là giúp vi khuẩn di chuyển.

Về cấu tạo tế bào chất sẽ nằm giữa vùng nhân và màng sinh chất. Với hai thành phần chính là ribôxôm cùng một số cấu trúc khác cùng bào tương. Bào tương chính là một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.

Ribosome được cấu tạo từ prôtêin là bào quan, ARN và không có màng bao bọc. Riboxom sẽ tổng hợp nên các loại protein của tế bào. Bình thường kích thước của Riboxom tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.

Cấu tạo của tế bào nhân sơ cũng không có các bào quan với màng bọc và phần khung tế bào. Tế bào chất của vi khuẩn cũng không có hệ thống nội màng. Điều này chính là một trong những khác biệt lớn so với cấu tạo của sinh vật tế bào nhân thực.

3. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

- Chưa có nhân hoàn chỉnh

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.

- Kích thước nhỏ chỉ khoảng 1 - 5 mm (bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực).

- Độ lớn của tế bào chỉ dao động trong khoảng 1 - 5 Mm và trung bình chỉ nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực. Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) trên thể tích của tế bào sẽ lớn. Tỉ lệ này thường được kí hiệu theo tiếng Anh là S/V, trong đó S là diện tích bề mặt tế bào, còn V là thể tích tế bào. Tỉ lệ s/v lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

4. Cách sinh sản của tế bào nhân sơ

Tế bào nhân sơ sinh sản theo con đường sinh sản vô tính. Chính xác hơn thì chúng sinh sản qua quá trình phân đôi tế bào. Ở một số loại sinh vật nhân sơ tế bào em sẽ kéo dài rồi mới tiến hành phân chia sinh sản. Cũng có loài các tế bào con sẽ được tách phân đôi sau đó mới tiếp tục lớn lên.

Sinh sản và phân chia tế bào đối với tế bào nhân thực diễn ra rất nhanh chóng. Tốc độ sinh sản trung bình của vi khuẩn trong vòng 6 giờ là 250.000 tế bào mới. Có thể tính ra cứ 20 phút chúng lại tiến hành phân đôi một lần. Tốc độ sinh sản nhanh chóng này cũng mang đến nhiều tai họa cho nhân loại.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 12
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thần Rồng
    Thần Rồng

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 14/01/23
    • Phi Công Trẻ
      Phi Công Trẻ

      😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 14/01/23
      • Đinh Đinh
        Đinh Đinh

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 14/01/23

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm