Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá?

Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá?

  1. Có khí khổng
  2. Có hệ gân lá
  3. Có lục lạp
  4. Diện tích bề mặt lớn

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Có khí khổng

Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá là có khí khổng

I. Quang hợp là gì?

- Quang hợp hay quá trình quang hợp là quá trình thu nhận, chuyển hóa năng lượng mặt trời để tổng hợp thành chất hữu cơ của nhóm thực vật, tảo và một số vi khuẩn. Các chất này để nuôi dưỡng cây và đồng thời làm nguồn thức ăn cho phần lớn các sinh vật trên Trái Đất.

- Phương trình tổng quát:

6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2

II. Vai trò của quang hợp

- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người.

- Cung cấp năng lượng: Quá trình quang hợp chuyển hóa nguồn năng lượng từ mặt trời, tạo ra các liên kết hoá học. Từ đó cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật trên Trái Đất.

- Điều hòa không khí: giải phóng O2 và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính). Hơn nữa còn làm giảm hiệu ứng nhà kính; đem lại không khí trong lành cho Trái Đất.

III. Lá là cơ quan thực hiện quang hợp

1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp

- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

- Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp.

2. Lục lạp là bào quan quang hợp

- Số lượng lục lạp trong tế bào khác nhau, ở thực vật bậc cao, mỗi tế bào có khoảng 20-100 lục lạp.

* Đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp:

- Lục lạp có hình bầu dục → có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng mạnh yếu khác nhau.

- Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rải rác.

- 1 hạt grana có dạng các túi dẹt xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit:

+ Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp (chứa diệp lục, carotenoit, enzim) → nơi xảy ra các phản ứng sáng trong quang hợp.

+ Xoang tilacoit → nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.

- Chất nền stroma chứa các enzim quang hợp → nơi diễn ra các phản ứng của pha tối.

3. Hệ sắc tố quang hợp

Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit, phicôbilin.

Chất diệp lục

Chất diệp lục là một sắc tố hấp thụ ánh sáng xanh lam (430 nm) và đỏ (662 nm). Diệp lục rất quan trọng trong quá trình quang hợp để hấp thụ được các ánh sáng có màu xanh lam và đỏ. Chất diệp lục gồm 2 nhóm:

- Diệp lục a: Đây vốn là những phân tử P700 và P680 có trong chất diệp lục a. Những phân tử này sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.

- Diệp lục b: Chất diệp lục b sẽ kết hợp với chất diệp lục a còn lại hỗ trợ các phân tử P700 và P680 tại trung tâm qua cách truyền năng lượng của ánh sáng và hấp thụ cho chúng.

Carotenoit

- Carotenoit được biết đến là một chất có tác dụng truyền các năng lượng cho chất diệp lục a và diệp lục b. Carotenoid gồm có xantophin và caroten (đây chính là các sắc tố phụ của quá trình quang hợp). Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446 – 476 nm, xantophin hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 451 -1 481 nm. Trong trường hợp ánh nắng có cường độ cao thì carotenoid còn có công dụng bảo vệ các hệ thống quang hợp không bị cháy nắng.

Phicobilin

- Sắc tố xanh (phicobilin): lượng ánh sáng do phicobilin hấp thụ sẽ được chuyển đến clorophyl để sử dụng cho quang hợp với hiệu suất cao.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 47
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bông cải nhỏ
    Bông cải nhỏ

    😄😄😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 05/12/22
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 05/12/22
      • Nấm lùn
        Nấm lùn

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 05/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm