Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao không để rau quả trên ngăn đá?

Tại sao không để rau quả trên ngăn đá? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tại sao không để rau quả trên ngăn đá?

Trả lời:

Không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh là vì: Trong rau quả đều chứa một hàm lượng nước (khá nhiều) nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả chóng bị hỏng.

I. Khái quát về hô hấp ở thực vật

1. Hô hấp ở thực vật là gì?

- Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hóa sinh học (dưới tác động của enzim) nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucôzơ của tế bào sống đến CO2 và H20, một phần năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP.

- Phương trình tổng quát

C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H20 + Q (nhiệt + ATP)

- Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng.

- Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là ti thể.

2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

- Năng lượng nhiệt thải ra để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.

- Năng lượng hô hấp tích lũy trong phân tử ATP được sử dụng cho các hoạt động sống của cây như vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp các chất hữu cơ (prôtêin, axit nuclêic,…), sửa chữa những hư hại của tế bào…

- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể

II. Con đường hô hấp ở thực vật

1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men)

- Ở thực vật, phân giải kị khí có thể xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây thiếu ôxi.

- Phân giải kị khí gồm đường phân và lên men.

- Đường phân xảy ra trong tế bào chất, đó là quá trình phân giải phân tử glucôzơ đến axit piruvic.

- Lên men là quá trình axit piruvic lên men tạo thành rượu êtylic hoặc axit lactic và giải phóng 2 ATP.

- Kết quả: Từ 1 phân tử glucozo qua phân giải kị khí giải phóng 2 phân tử ATP

2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)

- Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa đang nở …

- Điều kiện: có đủ oxi

- Diễn biến:

+ Đường phân: 1 Glucozo => 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH

+ Hô hấp hiếu khí diễn ra ở ti thể gồm 2 quá trình:

*Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có ôxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị ôxi hoá hoàn toàn.

*Chuỗi chuyền electron:

+ Diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở…

+ Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển qua chuỗi truyền êlectron.

+ Kết quả : Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6 CO2 , 6 H20 và tích lũy được 36 ATP.

III. Hô hấp sáng

- Khái niệm: Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng, (xảy ra đồng thời với quang hợp).

- Điều kiện: Cường độ ánh sáng cao, cường độ quang hợp cao, CO2 ở lục lạp cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.

- Phương trình: Axit glicôlic + O2 → Axit gliôxilic → Glixin → Serin + CO2

- Nơi xảy ra: ở 3 bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxixom và kết thúc tại ti thể

- Ảnh hưởng:

+ Hô hấp sáng không tạo ATP, tiêu tốn 50% sản phẩm của quang hợp (gây lãng phí sản phẩm của quang hợp)

+ Thông qua hô hấp sáng đã hình thành 1 số axit amin cho cây (glixerin, serin )

IV. Quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

Quang hợp và hô hấp có mối quan hệ mật thiết với nhau:

- Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ và ôxi cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp

- Sản phẩm của hô hấp là cacbonic và nước là nguyên liệu cho quang hợp 2. Quan hệ giữa hô hấp và môi trường

Nước

- Vai trò của nước đối với hô hấp:

+ Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa sinh xảy ra trong hô hấp

+ Tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp

- Hàm lượng nước và cường độ hô hấp:

+ Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp

+ Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại

Nhiệt độ

- Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.

- Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân thủ định luật Van – Hôp: Q10 = 2-3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 – 3 lần.

Ôxi

- Cơ sở khoa hoc:

+ Oxi tham gia trực tiếp vào oxi hóa các chất hữu cơ trong hô hấp

+ Oxi là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi chuyền điện tử, sau đó hình thành nước

- Ảnh hưởng của nồng độ O2 tới hô hấp:

+ Khi nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống 5% thi cây chuyển sang phân giải kị khí.

Hàm lượng CO2

CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí cũng như của lên men êtilic. Nồng độ CO2 cao (> 40%) sẽ ức chế hô hấp.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao không để rau quả trên ngăn đá? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải SBT Sinh 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 11đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 7
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ỉn
    Ỉn

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 10/12/22
    • Phi Công Trẻ
      Phi Công Trẻ

      🙂🙂🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi 10/12/22
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 10/12/22

        Sinh học lớp 11

        Xem thêm