Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

25 câu trắc nghiệm Sinh học 11: Chương Cảm ứng

25 câu trắc nghiệm Sinh học 11: Chương Cảm ứng có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết gồm 25 câu trắc nghiệm cơ bản, giúp các em hệ thống và củng cố kiến thức môn Sinh học 11, chương Cảm ứng.

Tài liệu bám sát kiến thức chương trình sách giáo khoa các em đã được học, các em có thể tự ôn bài ở nhà và chuẩn bị kiến thức cho những kì thi quan trọng. Để đạt kết quả cao các em có thể tham khảo thêm tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11. Mời các em tham khảo:

1. Nội dung 25 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11: Chương Cảm ứng

Câu 1 (Nhận biết): Nhận định nào sau đây đúng khi nói về xinap?

A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.

B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.

C. Có 2 loại xinap là xinap hóa học và xinap sinh học.

D. Cấu tạo xinap hóa học gồm: màng trước, màng sau, khe xinap và chùy xinap.

Câu 2 (Nhận biết): Hướng động ở thực vật là:

A. Phản ứng của thực vật đối với kích thích.

B. Hình thức phản ứng của thân cây đối với các tác nhân từ mọi hướng.

C. Sự vận động của cơ quan thực vật do sự thay đổi các yếu tổ vật lí, hóa học bên trong tế bào.

D. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

Câu 3: Quan sát hình vẽ, chọn kết luận không đúng:

25 câu trắc nghiệm Chương Cảm ứng câu 3

A. Phản ứng của cây với ánh sáng thuộc kiểu ứng động sinh trưởng.

B. Ngọn cây hướng sáng dương.

C. Rễ cây hướng sáng âm.

D. Hướng sáng giúp cây quang hợp tốt hơn.

Câu 4: Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính gì?

A. Học dược. B. Hỗn hợp. C. In vết. D. Bẩm sinh.

Câu 5: Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì

A. Mặt trong của màng nơron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương

B. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện âm

C. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện dương

D. Mặt trong của màng nơron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm.

Câu 6: Vận động tự vệ của cây trinh nữ thuộc loại

A. Ứng động sinh trưởng B. Hướng động dương

C. Hướng động âm D. Ứng động không sinh trưởng

Câu 7: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?

A. Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác.

B. Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh,

C. Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ.

D. Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ.

Câu 8: Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về:

A. Ứng động sinh trưởng B. Hướng tiếp xúc.

C. Ứng động không sinh trưởng D. Hướng sáng.

Câu 9: Cho các nhận định sau:

(1) Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh giao cảm lớn hơn nhiều lần tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh vận động.

(2) Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh có bao myêlin.

(3) Lan truyền nhảy cóc làm cho nhiều vùng trên sợi trục chưa kịp nhận thông tin về kích thích.

(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục.

Có bao nhiêu nhận định không đúng

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 10: Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:

A. Đàn gà B. Đàn ngựa C. Đàn hổ D. Đàn kiến

Câu 11: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

D. Làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.

Câu 12: So sánh tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có và không có bao mielin dưới đây, nhận định nào là chính xác?

A. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin so với sợi thần kinh không có bao mielin tùy thuộc vào vị trí tế bào thần kinh trong hệ thần kinh

B. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin chậm hơn sợi thần kinh không có bao mielin

C. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin nhanh hơn sợi thần kinh không có bao mielin

D. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin bằng sợi thần kinh không có bao mielin

Câu 13: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng sau:

(1) Đỉnh sinh trưởng của thân cành luôn hướng về phía có ánh sáng.

(2) Hệ rễ của thực vật luôn đâm sâu vào trong lòng đất để lấy nước và muối khoáng.

(3) Khi có va chạm, lá cây xấu hổ cụp lại.

(4) Hoa nghệ tây và hoa tuy lip nở và cụp theo nhiệt độ môi trường

(5) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại khi ánh sáng yếu

Có bao nhiêu hiện tượng là ứng động sinh trưởng ở thực vật

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 14: Chim én (Delichon dasypus) thường bay về phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính

A. Xã hội B. Sinh sản C. Lãnh thổ D. Di cư

Câu 15: Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào?

A. Khe xinap → Màng trước xinap → Chùy xinap → Màng sau xinap.

B. Màng sau xinap → Khe xinap → Chùy xinap → Màng trước xinap.

C. Màng trước xinap → Chùy xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

D. Chùy xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

Câu 16: Hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

A. Khí khổng đóng mở.

B. Cây bàng rụng lá vào mùa đông.

C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

D. Lá cây trinh nữ cụp lại khi va chạm.

Câu 17: Câu nào sau đây không phải vai trò hướng trọng lực của cây?

A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm

B. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.

C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương

D. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất

Câu 18: Câu nào sau đây không phải là vai trò của chất trung gian hóa học trong truyền tin qua xinap?

A. Xung thần kinh làn truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap

B. Enzyme có ở màng sau xinap thủy phân axetylcolin thành axetat và colin

C. Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm của màng trước xinap và làm xuất hiện lan truyền đi tiếp

D. Axetat và colin quay trở lại chùy xinap và được tái tổng hợp lại thành axetylcolin chứa trong các túi

Câu 19: Oxi thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

A. Trong giai đoạn cố định CO2.

B. Tham gia truyền electron cho các chất khác.

C. Trong quá trình quang phân ly nước.

D. Trong quá trình thủy phân nước.

Câu 20. Nhận định nào đúng khi nói về xinap?

A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau

B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin

C. Có hai loại xinap là xinap hóa học và xinap sinh học

D. Cấu tạo của xinap hóa học gồm màng trước , màng sau , khe xinap và chùy xinap

Câu 21. Hướng động ở thực vật là:

A. Phản ứng của thực vật với tác nhân kích thích

B. Hình thức phản ứng của thân cây đối với các tác nhân từ mọi hướng

C. Sự vận động của cơ quan thực vật do sự thay đổi các yếu tố vật lí hóa học bên trong tế bào

D. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với các tác nhân kích thích từ một hướng xác định

Câu 22: Đặc điểm không có trong quá trình truyền tin qua xinap hóa học là

A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp

B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau

C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước

D. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng trước làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp

Câu 23: Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là:

A. Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc lẩn tránh kích thích.

B. Phản ứng bằng cơ chế phản xạ.

C. Co rúm toàn thân.

D. Phản ứng định khu.

Câu 24: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ

B. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.

C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.

D. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại.

Câu 25: Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế năng?

A. Na+và K+ B. Mg2+ và Ba2+ C. Na+ và Ca2+ D. Mg2+ và K

2. Đáp án 25 câu trắc nghiệm Chương Cảm ứng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

A

A

A

D

D

B

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

A

D

D

C

A

C

C

D

21

22

23

24

25

D

C

A

C

A

3. Lời giải chi tiết 25 câu trắc nghiệm Chương Cảm ứng

Câu 1: Đáp án D

Câu 2: Đáp án D

Câu 3: Đáp án A

Từ hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy: Nguồn kích thích ở đây là ánh sáng từ một hướng, rễ cây tránh xa nguồn ánh sáng, ngọn cây hướng theo phía ánh sáng → Đây là hướng động, rễ cây hướng sáng âm, ngọn cây hướng sáng dương. Đây không phải là ứng động → A sai

Câu 4: Đáp án A

Câu 5: Đáp án A

Câu 6: Đáp án D

Vận động tự vệ của cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng do thay đổi sức trương nước

Câu 7: Đáp án D

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh mạng lưới :

- Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể liên hệ với nhau qua sợi thần kinh.

- Khi tế bào cảm giác bị kích thích thì thông tin truyền vào mạng lưới và sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, động vật co mình lại tránh kích thích

Vậy trật tự đúng là : Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ

Câu 8: Đáp án B

Đây là ví dụ về hướng tiếp xúc.

Câu 9: Đáp án C

1 sai tốc độ truyền trên sợi thần kinh vận động nhanh hơn trên sợi giao cảm

2 đúng

3 đúng

4 sai vì lan truyền liên tục làm tốc độ lan truyền trên sợi trục chậm

Câu 10: Đáp án C

Hổ không có phân chia thứ bậc do chúng sống đơn độc

Câu 11: Đáp án B

Bộ phận tiếp nhận kích thích có chức năng tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh

Câu 12: Đáp án C

Xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin được dẫn truyền theo cách nhảy cóc nên nhanh hơn so với dẫn truyền trên sợi trục không có bao mielin

Câu 13: Đáp án A

Các ví dụ về ứng động sinh trưởng là: 4,5

Ý (1),(2) là hướng động

Ý (3) là ứng động không sinh trưởng

Câu 14: Đáp án D

Đây là ví dụ về tập tính di cư.

Câu 15: Đáp án D

Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự : Chùy xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap

Câu 16: Đáp án C

Hiện tượng là ứng động sinh trưởng là: Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

Ý A, D là ứng động không sinh trưởng

B là phản ứng thích nghi với điều kiện mùa đông

Câu 17: Đáp án A

Hướng trọng lực dương: cây sinh trưởng theo hướng trọng lực

A. Sai

Câu 18: Đáp án C

Phát biểu sai là C, chất trung gian hóa học đi tới và gắn vào thụ thể ở màng sau xinap và làm xuất hiện lan truyền đi tiếp

Câu 19: Đáp án C

Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ quá trình quang phân ly nước.

Câu 20.

Nhận định đúng là D.

Ý A sai vì xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến..)

Ý B sai vì còn có các chất trung gian hóa học như dopamine, serotonin

Ý C sai vì có 2 loại xinap điện và xinap hóa học

Chọn D

Câu 21.

Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

Chọn D

Câu 22: Đáp án C

25 câu trắc nghiệm Sinh học 11 lời giải câu 22

Sự kiện không diễn ra là C, vì xung thần kinh chỉ đi theo 1 chiều từ màng trước tới màng sau.

Câu 23: Đáp án A

Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là:. Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc lẩn tránh kích thích ( Chuyển động của cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh)

Câu 24: Đáp án C

Phát biểu sai là C, tập tính học được là phản xạ có điều kiện, phải học tập mới có.

Câu 25: Đáp án A

VnDoc xin giới thiệu tới các em 25 câu trắc nghiệm Sinh học 11: Chương Cảm ứng có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập hiệu quả. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu hay khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải. Chúc các em học tập tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 11

    Xem thêm