Trắc nghiệm môn Sinh học 11 bài 1

Trắc nghiệm Sinh 11 bài Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 11. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc học tập tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học bài: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Câu 1: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua

A. Miền lông hút.

B. Miền chóp rễ.

C. Miền sinh trưởng.

D. Miền trưởng thành.

Câu 2: Lông hút ở rễ do tế bào nào phát triển thành?

A. Tế bào mạch gỗ ở rễ

B. Tế bào mạch cây ở rễ

C. Tế bào nội bì

D. Tế bào biểu bì

Câu 3: Khi nói về sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi)

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp

Câu 4: Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường

A. Quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.

B. Quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.

C. Quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

D. Quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

Câu 5: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

A. Hoạt động trao đổi chất

B. Chênh lệch nồng độ ion

C. Cung cấp năng lượng

D. Hoạt động thẩm thấu

Câu 6: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. Nhờ các bơm ion.

B. Cần tiêu tốn năng lượng.

C. Thẩm thấu.

D. Chủ động.

Câu 7: Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?

A. Mạch rây

B. Tế bào chất

C. Mạch gỗ

D. Cả mạch gỗ và mạch rây

Câu 8: Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?

A. Lực hút do hơi nước thoát ra của lá

B. Lực đẩy của áp suất rễ

C. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ

D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn

Câu 9: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào

A. Hoạt động trao đổi chất.

B. Chênh lệch nồng độ ion.

C. Cung cấp năng lượng.

D. Hoạt động thẩm thấu.

Câu 10: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ?

A. Đỉnh sinh trưởng

B. Miền lông hút

C. Miền sinh trưởng

D. Rễ chính

Câu 11: Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế:

A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

B. Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

C. Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

D. Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

Câu 12: Trong các đặc điểm sau:

  1. Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.
  2. Thành tế bào dày.
  3. Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
  4. Áp suất thẩm thấu lớn.

Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 13: Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?

A. Lực thoát hơi nước

B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn

D. Áp suất rễ

Câu 14: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:

A. Gian bào và tế bào chất

B. Gian bào và tế bào biểu bì

C. Gian bào và màng tế bào

D. Gian bào và tế bào nội bì

Câu 15: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có

A. Nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. Nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. Nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.

D. Nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Câu 16: Lực đóng vai trò chính có quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá là lực nào sau đây?

A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước)

B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn

Câu 17: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

A. Phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi

B. Ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất

C. Làm giảm ô nhiễm môi trường

D. Tất cả đều sai

Câu 18: Trong các phát biểu sau

  1. Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây.
  2. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
  3. Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.
  4. Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 19: Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút ở rễ có bao nhiêu đặc điểm?

  1. Thành tế bào dày
  2. Không thấm cutin
  3. Có không bào nằm ở trung tâm lớn
  4. Là tế bào biểu bì ở rễ
  5. Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của hệ rễ mạnh
  6. Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 20: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?

  1. Hiện tượng rỉ nhựa
  2. Hiện tượng ứ giọt
  3. Hiện tượng thoát hơi nước
  4. Hiện tượng đóng mở khí khổng
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 21: Trong cùng một cây, dịch tế bào biểu bì rễ thường có áp suất thẩm thấu cao hơn so với mặt đất. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây là đúng?

  1. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực phía trên để hút hơi nước từ rễ
  2. Tế bào lông hút chứa chất tan ở nồng độ cao làm tăng áp suất thẩm thấu
  3. Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng lượng chất tan có trong tế bào chất của rễ
  4. Dung dịch đất có nhiều chất tan làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 22: Nhiều loại thực vật không có lông hút ở rễ cây hấp thụ các chất bằng cách

A. Cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

B. Một số thực vật cạn (Thông, sồi...) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ

C. Nhờ rễ chính

D. Cả A và B

Câu 23: Trong các nguyên nhân sau

  1. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
  2. Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
  3. Thế năng nước của đất là quá thấp.
  4. Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.
  5. Các ion khoáng độc hại đối với cây.
  6. Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.
  7. Lông hút bị chết.

Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:

A. (1), (2) và (6)

B. (2), (6) và (7)

C. (3), (4) và (5)

D. (3), (5) và (7)

Câu 24: Cây xương rồng khổng lồ ở Mỹ

A. Cao tới 30m và hấp thụ 2,5 tấn nước mỗi ngày

B. Cao tới 25m và hấp thụ 2 tấn nước mỗi ngày

C. Cao tới 20m và hấp thụ 1,5 tấn nước mỗi ngày

D. Cao tới 15m và hấp thụ 1 tấn nước mỗi ngày

Câu 25: Những yếu tố nào sau đây của môi trường ảnh hưởng tới quá trình hút nước và ion của rễ cây?

A. Độ pH, hàm lượng H2O trong dịch đất, nồng độ của dịch đất so với rễ cây và độ thoáng khí

B. Áp suất thẩm thấu của dịch đất, hàm lượng CO2 trong đất

C. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ thoáng khí, hàm lượng CO2 trong đất, độ pH của đất

D. Độ pH, hàm lượng CO2 trong đất, độ thoáng khí trong đất

Câu 26: Trong rễ, bộ phận quan trọng nhất giúp cây hút nước và muối khoáng là

A. Miền lông hút.

B. Miền sinh trưởng.

C. Miền chóp rễ.

D. Miền trưởng thành.

Câu 27: Cây rau diếp chứa bao nhiêu phần trăm sinh khối tươi của cơ thể?

A. 94% B. 90% C. 85% D. 80%

Câu 28: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

  1. Áp suất rễ cây gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây
  2. Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất theo một chiều từ lá xuống rễ
  3. Một lượng chất hữu cơ sau khi được tổng hợp ở lá sẽ dự trữ ở cũ hoặc ở quả
  4. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 29: Trong các biện pháp sau

(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.

(4) Vun gốc và xới đất cho cây.

Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 30: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua

A. Khí khổng

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào lông hút

D. Tế bào biểu bì

Câu 31: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào

A. Građien nồng độ chất tan

B. Hiệu điện thế màng

C. Trao đổi chất của tế bào

D. Cung cấp năng lượng

Câu 32: Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ là các ion khoáng

A. Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

D. Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 33: Động lực đẩy dòng chất hữu cơ từ lá theo mạch rây xuống thân à xuống rễ là nhờ

A. Cơ quan nguồn (lá) có áp suất thẩm thấu thấp hơn cơ quan dự trữ.

B. Lực liên kết giữa các phân tử chất hữu cơ và thành mạch rây

C. Chất hữu cơ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao

D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan dự trữ

Câu 34: Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào không phụ thuộc vào:

  1. Hoạt động trao đổi chất.
  2. Sự chênh lệch nồng độ ion.
  3. Năng lượng.
  4. Hoạt động thẩm thấu.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 35: Tế bào lông hút của rễ cây có khả năng hút nước chủ động bằng cách nào sau đây?

A. Tạo ra áp suất thẩm thấu lớn để nước thẩm thấu tử đất vào rễ

B. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ bơm ATPara

C. Vận chuyển theo con đường ẩm bào

D. Làm cho thành tế bào mỏng và không thấm cutin

Câu 36: Cho các đặc điểm sau

  1. Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.
  2. Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.
  3. Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.
  4. Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.

Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:

A. (1), (3) và (4)

B. (1), (2) và (3)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 37: Khi bị ngập úng lâu ngày, cây trồng trên cạn thường bị chết. Nguyên nhân là do

A. Rễ hút quá nhiều khoáng chất

B. Rễ cây thiếu oxi

C. Rễ hút quá nhiều nước

D. Hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh làm thối rễ

Câu 18: Các ion khoáng

  1. Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
  2. Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
  3. Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
  4. Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng.

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2) và (4)

Câu 39: Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do lí giải về việc không tưới nước cho cây khi trời nắng to?

  1. Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết
  2. Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ năng lượng mặt trời làm cháy lá
  3. Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước bốc hơi nóng, làm héo khô lá
  4. Vi nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 40: Trong các đặc điểm sau đây, rễ cây có bao nhiêu đặc điểm để hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao?

  1. Phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút
  2. Theo hướng tăng nhanh về số lượng lông hút
  3. Phát triển hướng về nguồn nước
  4. Có thể tiết ra một số chất để hòa tan các chất khó tan
  5. Luôn tránh xa các chất hóa học

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4

Câu 41: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là:

A. Lông hút

B. Lá

C. Toàn bộ cơ thể

D. Rễ, thân, lá

Câu 42: Thực vật lấy nước chủ yếu bằng cơ chế

A. Hoạt tải

B. Thẩm thấu

C. Khuếch tán

D. Ẩm bào

Câu 43: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. nhập bào

B. chủ động

C. thẩm tách

D. thẩm thấu

Câu 44: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?

A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.

B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.

C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

D. Điện li và hút bám trao đổi.

Câu 45: Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ các cơ chế

A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi cao nồng độ thấp.

B. thẩm thấu qua màng tế bào.

C. đi ngược chiều gradien nồng độ.

D. thụ động và chủ động.

Câu 46: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 47: Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là:

A. 5-5,5

B. 6-6,5

C. 7-7,5

D. 8-9

Câu 48: Lực đóng vai trò chính co quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá là lực nào sau đây?

A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước)

B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn

Câu 49: Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động của rễ là

A. hấp thu sử dụng rất ít nguồn năng lượng ATP của tế bào.

B. hấp thu nước nhưng không hấp thu ion khoáng.

C. hấp thu không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu.

D. hấp thu với các chất di chuyển theo bậc thang nồng độ.

Câu 50: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 51: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.

3. Không cần tiêu tốn năng lượng.

4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

A. 2,3

B. 1,4

C. 2,4

D. 1,3.

Câu 52: Đặc điểm nào không giúp rễ cây tăng được tổng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng?

A. Rễ cây phân nhánh mạnh

B. Các tế bào lông hút có nhiều ti thể.

C. Có số lượng lớn tế bào lông hút

D. Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng.

Câu 53: Đặc điểm nào của thực vật giúp chúng tăng diện tích bề mặt hấp thụ nước và muối khoáng lên cao nhất?

A. Rễ ăn sâu, lan rộng trong đất.

B. Rễ có phản ứng hướng nước dương.

C. Rễ có số lượng lông hút lớn.

D. Tế bào lông hút ở rễ có thành mỏng.

Câu 54:

------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính của bài học và luyện tập được cách làm bài trắc nghiệm rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta thấy được các cách của sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ như vai trò ở dễ, độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng... Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, VnDoc.com mời các bạn cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc.com. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp, trả lời những thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Đánh giá bài viết
1 62.730
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 11

    Xem thêm