Âm phát ra càng to khi
Độ to của âm
Âm phát ra càng to khi được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài học Hóa Vật lý 7 bài 12 Độ to của âm. Cũng như đưa ra các lý thuyết trọng tâm bài học, kèm các câu hỏi vận dụng liên quan. Giúp bạn đọc củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.
Âm phát ra càng to khi
A. nguồn âm có kích thước càng lớn.
B. nguồn âm dao động càng mạnh.
C. nguồn âm dao động càng nhanh.
D. nguồn âm có khối lượng càng lớn.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Âm phát ra càng to khi nguồn âm dao động mạnh
Đáp án B
Lý thuyết Độ to của âm
1. Biên độ dao động – Âm to, âm nhỏ
Độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động .
Biên độ dao động của vật càng lớn thì âm do vật đó phát ra càng to. Ngược lại, biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm do vật đó phát ra càng nhỏ.
2. Độ to của một số âm
Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (kí hiệu là dB).
Khi độ to của âm càng lớn (không được quá 70dB) thì ta nghe âm càng rõ. Nếu độ to của âm quá 70 dB và trong một thời gian dài thì ta nghe không còn rõ và dễ chịu nữa. Vậy độ to của âm ở mức 70 dB gọi là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.
Khi độ to của âm bằng hay lớn hơn 130 dB thì âm thanh làm cho tai nhức nhối rất khó chịu và có thể làm điếc tai. Vậy độ to của âm ở mức 130 dB gọi là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.
Bảng cho biết độ to của một số âm
Tiếng nói thì thầm | 20 dB |
Tiếng nói chuyện bình thường | 40 dB |
Tiếng nhạc to | 60 dB |
Tiếng ồn rất to ở ngoài phố | 80 dB |
Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng | 100 dB |
Tiếng sét | 120 dB |
Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) (Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m) | 130 dB |
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?
A. Khi biên độ dao động lớn hơn
B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn
D. Khi tần số dao động nhỏ hơn.
Câu 2. Âm phát ra càng to khi nguồn âm
A. có kích thước càng lớn.
B. dao động càng mạnh.
C. dao động càng nhanh.
D. có khối lượng càng lớn.
Câu 3. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:
A. 60 dB
B. 100 dB
C. 130 dB
D. 150 dB
Câu 4. Nguồn âm nào sau đây không phải là nhạc cụ?
A. Trống.
B. Kẻng.
C. Đàn.
D. Sáo.
-----------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Âm phát ra càng to khi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.