Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022

Đại sứ văn hóa đọc 2022

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 với Chủ đề: “Khát vọng phát triển đất nước” đầy đủ các câu hỏi cho từng đề thi cho các đối tượng học sinh và sinh viên. VnDoc xin cung cấp những bài tham khảo, đáp án gợi ý để các bạn tham dự cuộc thi có thể nắm bắt ý tưởng dễ dàng hơn.

Chú ý: Đáp án mẫu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn không nên sao chép bài viết để làm bài dự thi.

Trước khi tham khảo các bài viết mẫu, các bạn nhớ đọc qua Thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2022 để nắm rõ quy định của ban tổ chức nhé.

1. Câu hỏi thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022

Đề thi Đại sứ Văn hóa đọc 2022 sẽ chia ra cho học sinh, sinh viên. Đề cho học sinh có 2 đề, mỗi đề có 2 câu hỏi dạng bình luận, sáng tác, nêu ý kiến. Còn đề cho sinh viên có 2 đề. Mời các em cùng theo dõi:

1.1 Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc cho học sinh

Đại sứ văn hóa đọc thủ đô cho học sinh Đề 1

Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.

>> Chi tiết: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).

>> Chi tiết: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng

Đại sứ văn hóa đọc thủ đô cho học sinh Đề 2

Câu 1: Em hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm hội họa (tranh vẽ) với thông điệp lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

>> Chi tiết: Sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm hội họa (tranh vẽ)

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thưc hiện, kết quả đạt được).

1.2 Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc cho sinh viên

Đại sứ văn hóa đọc thủ đô Sinh viên Đề 1

Câu 1: Chia sẻ cảm nhận về một cuốn sách anh (chị) được đọc đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức, hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

>> Chi tiết: Chia sẻ cảm nhận về một cuốn sách anh (chị) được đọc đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng? (Nêu rõ được mục đích, tính sáng tạo mới mẻ, các kết quả, tác động (đã đạt được hoặc dự kiến đạt được) và khả năng ứng dụng, triển vọng nhân rộng sáng kiến trong cộng đồng).

>> Chi tiết: Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng

Đại sứ văn hóa đọc Sinh viên Đề 2

Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (tranh vẽ) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, nuôi dưỡng tâm hồn giàu tính nhân văn, từ đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

>> Chi tiết: Hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (tranh vẽ)...

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng? (Nêu rõ được mục đích, tính sáng tạo mới mẻ, các kết quả, tác động (đã đạt được hoặc dự kiến đạt được) và khả năng ứng dụng, triển vọng nhân rộng sáng kiến trong cộng đồng).

2. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2022

2.1. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2022 cho học sinh

Mời các bạn tham khảo các bài dự thi tại đây: Đáp án Đại sứ văn hóa đọc cho học sinh

2.2. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2022 cho sinh viên

Mời các bạn tham khảo các bài dự thi tại đây: Đáp án thi Đại sứ văn hóa đọc của sinh viên

3. Gợi ý làm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2022

Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.

Để giúp các bạn trả lời câu hỏi này, VnDoc xin chia sẻ một số mẫu bài viết, cảm nghĩ về cuốn sách yêu thích để các bạn cùng tham khảo lấy tư liệu để làm bài.

Cảm nhận về cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./.

Đi qua những mùa vàng - Hồ Duy Sơn

Từng câu từng chữ viết trong cuốn sách này mang đến sự bình yên đến lạ kỳ. Đi qua những mùa vàng vừa kể vừa là tiếng lòng của người yêu quê hương, yêu ký ức về thời thơ ấu của mình.

Nơi đó có Nội tôi, Ngoại tôi cùng những bữa cơm đạm bạc. Hay là những bữa trưa hè rủ nhau đi tắm sông? Có những đêm nằm đếm trăng, sao cùng lũ bạn trong xóm. Phải chăng những cây kem mát lạnh thôi bay những buổi trưa đầy oi ả.

Rất nhiều, một vùng ký ức mát rượi, “giàu có” cái tình mà Hồ Duy Sơn đã khéo léo thổi hồn vào nó.

Đó không ai khác chính là Hồ Duy Sơn. Người có phong cách viết chân thật, giản dị đến đặc trưng phong cách. Mọi điều trong tác phẩm đền đi sâu vào lòng người theo cách nhẹ nhàng nhất.

Có thể nói Đi qua những mùa vàng chính là “chiếc vé trở về tuổi thơ” trong lòng mỗi bạn đọc. Vừa đọc ký ức vừa ào về trên từng trang giấy, con chữ của Hồ Duy Sơn.

Tán cây cao bóng mát trưa hè đầy nắng, tưới mát tâm hồn người trú ngụ

Đặc biệt nhất đó chính là hình ảnh của “Mẹ”

Nếu từng đọc tác phẩm của Hồ Duy Sơn, ai cũng sẽ thấy hình dáng của người Mẹ hiền thấp thoáng đâu đó. Hình dáng tảo tần, hy sinh mọi thứ vì con. Thật đẹp có phải không?

Không cần hoa mỹ, không cần lời nói có cánh, mẹ chỉ cần dành cả một đời để chứng minh tình yêu của mình dành cho đứa con. “Mùa Vàng” bội thu chính là sự quan tâm, chăm nom, vỗ về của mẹ. Từng lời ru tiếng hát, từng cử chỉ đều nói lên nỗi lòng tác giả.

Trong Đi qua những mùa vàng, tôi cảm nhận được sự gần gũi đến mức mình như lạc vào tuổi thơ của chính mình, pha một chút của ai đó trong đó. Điều gì ở lứa tuổi đó chúng ta đều đã trải qua rồi, đến khi lớn, những bộn bề càng đẩy những ký ức đẹp đi xa.

Thế đấy, có đọc mới biết, mới hiểu về chính mình. Gợi nhớ những điều bạn đã từng lãng quên, hay mơ hồ trong chính tuổi thơ đó. Thật sự rất ít người có thể miêu tả, gợi nhớ một cách sinh động nhưng tác giả này từng làm. Điều trân quý từ sự giản đơn nhất.

Cảm nhận về cuốn sách Thi nhân Việt Nam

Thơ – những âm vần và nhịp điệu dễ nhớ, giản dị mà lại sâu sắc. Tôi thích thơ, nó mang lại cho tôi cảm giác như đang lạc vào một khoảng không gian cùng với tác giả. Trong không gian ấy tôi cảm nhận được cả niềm vui, nỗi buồn và cả sự tiếc nuối mà tác giả mang đến trong tác phẩm. Một bài thơ có thể ngắn có thể dài, nhưng nó lại chứa đựng cả một tư tưởng lớn bao trùm cả một thời đại. Vì chính lẽ đó, tôi đã đến thư viện trường rất thuờng xuyên để tìm đến những bài thơ hay và tình cờ tôi đã thấy được cuốn sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh - Hoài Chân, trong đó có các tác giả mà tôi yêu thích cùng với các bài thơ của họ. Và như một lẽ tất nhiên, tôi đã mượn nó để thỏa mãn sự hiếu kỳ của mình.

Mở đầu của cuốn sách là một bài phê bình về “Một thời đại trong thi ca”. Tôi đã rất ngỡ ngàng vì có những thứ chưa tiếp xúc và chưa biết. Vì vậy, tôi đã định bỏ nó lại, nhưng Sapphire đã viết: “Tác giả gửi đi những thông điệp và việc của người đọc là giải mã những thông điệp đó một cách thấu đáo nhất có thể”. Quyết tâm của tôi lại nổi lên, tôi mở sách ra và ngồi đọc, tìm tòi tỉ mỉ những thông tin chưa biết. Quả thật, quyển sách đã đem đến cho tôi rất nhiều sự ngạc nhiên.

“Thi nhân Việt Nam” là cuốn sách phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới – những bài thơ lãng mãn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932–1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Cuốn sách đã tập hợp được rất nhiều tác giả mà tôi yêu thích cũng như các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử,…Tổng cộng có tất cả 44 nhà thơ và Tản Đà – nhà thơ giao thoa giữa hai thời đại cũ và mới được ở “ghế danh dự”.

Tác giả đã viết “Thi nhân Việt Nam” một cách rất tỉ mỉ và chân thành. Đây là một tài liệu tốt để rèn luyện kĩ năng lí luận văn học. Cuốn sách sẽ đem lại cho bạn những kiến thức phong phú. Chẳng hạn như ông đã nói rằng không thể lấy độ dài để định giá một bài thơ; nêu cách nhận diện thơ mới sao cho đúng đắn, là phải “sánh bài hay với bài hay”, bởi lẽ “cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào”. Đồng thời ông cũng nói lên hai thời đại bao gồm trong cái ta chung và cái tôi riêng, tấn bi kịch của các nhà thơ mới, gợi ý cho họ lối thoát bằng tình yêu tiếng Việt.

Có một câu văn đặc biệt được trích dẫn ở nhiều tư liệu: “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Câu văn này thật sự rất hay, nó như một sự tổng kết cho một thời đại rực rỡ huy hoàng của thơ ca. Và nó cũng được rất nhiều thế hệ sau nhớ đến để mang theo suốt chặng đường đời của mình. Hoài Thanh, Hoài Chân đã làm rung động cả một thế hệ theo sau như vậy.

“Thi nhân Việt Nam” cũng đã trải qua một thời thăng trầm. Khi nó mới được xuất bản, người ta phủ nhận nó vì nó dám khen cái thứ “thơ buồn”. Nhưng điều càng bất ngờ hơn chính là Hoài Thanh cũng không ít hơn một lần chối bỏ nó. Có lẽ vì nó không hợp thời hợp thế chăng? Một cuốn sách tổng kết lại cả một giai đoạn thơ ca khi mới xuất hiện bị người ta phủ định, thì dần dà về sau, khi nhìn lại những tác phẩm ấy, ta mới hiểu rõ, mới sâu sắc cảm nhận được sự đánh giá, phê bình của tác giả dành cho một quãng thời gian đổi mới. Cuốn sách dù đã được trả về đúng vị trí, giá trị của nó nhưng thật đáng tiếc, Hoài Thanh đã mất, và cũng đem theo một nỗi niềm u uẩn.

“Thi nhân Việt Nam” là một cuốn sách rất hay. Nó phù hợp với những người yêu thơ ca. Nó cũng phù hợp với những ai muốn tìm nguồn tư liệu để tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng lí luận văn học. Cuốn sách không phải cứ đọc ngày một ngày hai là xong, mà trong từng câu chữ, ta phải ngẫm đi ngẫm lại rất nhiều lần để hiểu được ý nghĩa của nó. Tin tôi đi, thời gian của bạn sẽ không lãng phí nếu bạn dùng để đọc và ngẫm cuốn sách này. Đọc xong sách, tôi cảm nhận sâu sắc rằng Hoài Thanh không hổ danh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam hiện đại. “Thi nhân Việt Nam” chính là cuốn sách hay nhất viết về Thơ mới, và cũng là một trong những cuốn sách hay nhất của phê bình văn học Việt Nam.

Viết về Cuốn sách thay đổi cuộc sống của bạn

CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ”

Thật ra thì tôi là con người rất “dị ứng” với sách nhất là những quyển sách văn học dày đặc. Tôi chỉ thích đọc những quyển truyện tranh màu, nhiều hình vẽ, chữ càng to tôi càng thích! Tôi 14 tuổi rồi nhưng sở thích trẻ con thế đấy!.

Tôi chẳng cần biết là quyển sách đó hay hoặc dở nhưng nhìn tựa truyện, bìa sách nếu bắt mắt là tôi đọc thôi. Cách chọn truyện của tôi đấy, ngớ ngẩn nhỉ…? Giống như mua sách về để ngắm cho vui ấy…!

Và thế đấy, quyển sách “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” của Nguyễn Nhật Ánh dày cộm đó là đối với tôi. Quyển sách thu hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên với bìa màu xanh lá nhẹ nhàng có một con mèo to tướng nằm dài, trên lưng có một con chuột nhỏ xíu.

Tôi đọc quyển này 10 lần rồi! Chuyện kể về một con mèo si tình ngày đêm làm thơ “cưa” một con mèo cái. Và một người bạn của nó là…một con chuột! Thật là ngộ nhỉ? Mèo là bạn chuột!

Con Mèo Gấu của công chúa Dây Leo - một con mèo lười bắt chuột, ăn nhiều và mập ú sắp bị nhà vua Sang Năm biến thành kẻ “lang thang đường phố”. Nó sẽ phải chia tay nàng mèo tam thể mà nó đặt tên là Áo Hoa giống như những chàng trai gọi người yêu là Bé Bỏng hay Hòn sỏi buồn của Anh… Một điều thú vị mà tôi rất khoái ở con mèo này là khả năng thi sĩ của nó. Này nhé, một bài thơ khiến tôi nổi da gà:

“Bé yêu đã ngủ chưa?

Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xong

Nến yêu yêu chảy trong phòng

Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu”

(Bài thơ đã được tác giả phiên dịch từ tiếng mèo)

Và con Mèo Gấu là một con mèo có thể nói là nhân từ. Chẳng những không bắt chuột mà nó lại trở thành người bạn của chú Tí sau lần mũi lòng trước sự nài nỉ đáng thương của chú khi bị con mèo ú na ú nần “dẫm đuôi”. Tình bạn giữa hai loài từng là kẻ thù của nhau được thể hiện vô cùng chân thành và sâu sắc khiến tôi cảm thấy khâm phục và cảm động vô cùng. Con Mèo Gấu giúp Tí Hon –tên của chú chuột làm thơ tặng bạn gái Tí Hon – Út Hoa và giúp cả đàn chuột thoát khỏi sư độc ác của đồng loại – một con Chuột Cống. Ngược lại Tí Hon lại giúp Mèo Gấu vẽ tranh Áo Hoa và đăng tin tìm nàng khi mỗi lần nàng đột ngột ra đi để lại chàng Mèo Gấu bơ vơ.

Ngày đêm trông ngóng sự trở lại của Áo Hoa chàng Mèo Gấu buồn bã, chỉ biết đợi và… đợi.

Cuối cùng thì sao Mèo Gấu nhìn thấy nàng mèo nhưng…nhưng…lại có thêm một chàng mèo điển trai khác bên cạnh. Mèo Gấu vẫn làm thơ nhưng với trái tim tan vỡ và vô cùng nhức nhối:

‘Tình yêu có gì”?

Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ

Một con ngồi yên một con đổi chỗ.”

Đọc câu chuyện này tôi có cơ hội nhìn lại bản thân tôi, nhìn lại cách đối xử của tôi với mọi người xung quanh. Có lẽ tôi chưa thật sự đối đãi tốt với bạn bè, chưa thật sự yêu thương mọi người, chưa thật sự hi sinh cho người khác huống chi là đối với kẻ tôi ghét. Chú Mèo Gấu đã cho tôi thấy sự chân thành trong tình cảm, chú dạy cho tôi luôn biết thông cảm, giúp đỡ và chia sẽ ngay cả với đối thủ không đội trời chung.

Đây là quyển sách mà tôi yêu thích nhất từ trước đến giờ mặc dù đây là một quyển sách dày cộm nhưng ẩn chứa biết bao điều ý nghĩa, đặc biệt, đậm đà sắc màu của cuộc sống đáng để tôi viết ra một tờ giấy trắng rồi nuốt chửng vào tim, vào tâm trí. Ngấu nghiến!

Nói nhỏ nhé:” Quyển sách này thật là kì diệu. Tôi bắt đầu thích và hứng thú với những quyển sách nhiều chữ dày đặc rồi đấy!”

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bài dự thi: "Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất" để cùng xem thêm nhiều mẫu bài viết, bài cảm nghĩ hay về cuốn sách yêu thích.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).

Kế hoạch của em cũng yêu cầu xây dựng, phát triển phong trào văn hóa đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, Kế hoạch cũng yêu cầu xây dựng, phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người; bám sát mục tiêu và các nhiệm vụ.

Mục đích của em khi xây dựng "Tủ sách lớp học" là để mọi người, học sinh hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Trong khi đó, "Tủ sách lớp học" hoạt động với mong muốn cho mọi người đọc và tạo ra kiến thức trong làng xóm, họ hàng. Đặc biệt, em sẽ tập trung chia sẻ sách đến những gia đình có con trong độ tuổi 0-5 tuổi để đọc. "Tủ sách lớp học" đã được mọi người đóng góp vài chục nghìn đồng cũng có thể cùng nhau xây dựng "Tủ sách lớp học". Giờ đây, khi nhận những cuốn sách và đọc cho con nghe, họ vừa giáo dục trẻ, lại vừa có thêm cơ hội tự giáo dục mình.

Câu 1 Đề 2: Em hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm hội họa (tranh vẽ) với thông điệp lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Làn gió nhẹ lướt qua khung cửa nhỏ
Đưa hương hoa thoảng nhẹ tới bên em
Gió trầm ngâm đứng ngắm nhìn cô bé
Thảnh thơi đọc sách bên bàn nhỏ xinh xinh


Gió phân vân, suy nghĩ hoài không biết
Sách có gì mà thấy bé ưu tư?
Bé trả lời: Cuộc đời người bạn nhỏ
Đôi lúc buồn cũng lắm lúc đau thương

Một hồi lâu, bé mỉm cười mãn nguyện
Gió vui vời, bèn hỏi bé làm sao:
Sách có gì mà nhìn em vui thế?
Bé trả lời: Sách đầy ắp những yêu thương

Gió biết không? Những cuốn sách này nhé!
Chứa vạn điều mới mẻ và mê say
Mỗi trang sách dạy ta sống mỗi ngày
Cho đi rồi sẽ nhận lại tình yêu.

Gió thích thú với bao lời bé kể
Đọc sách hay vào những lúc thảnh thơi
Có gió mát, bé thơ cùng trang sách nhỏ
Và chúng mình du ngoạn khắp nhân gian

Câu hỏi: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

Nếu được lựa chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ:

Vận động người than trong gia đình làm thẻ thư viện để đọc sách trong thời gian rảnh rỗi.

Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.

Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.

Tích cực tham gia các chương trình đọc sách báo do nhà trường tổ chức như: ngày hội đọc sách, các cuộc thi kể chuyện theo sách....

Cùng các bạn đến những nơi có nhiều sách để mua hoặc mượn về như thu viện hay các nhà sách lớn trên địa bàn.

Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho bạn bè.

Giúp cô thư viện trường giúp các bạn tìm sách đọc, giữ gìn và bảo quản sách đọc, sắp xếp lại sách sau khi đọc xong.

Giúp cô thư viện trường trưng bày những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách.

Các em học sinh có thể tham khảo thêm một số gợi ý của VnDoc để trả lời câu hỏi này.

Phương pháp 1:

  • Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.
  • Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.
  • Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.
  • Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.

Phương pháp 2:

  • Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
  • Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:"hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn" và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.
  • Mở các sự kiện trao đổi sách
  • Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
  • Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

Một số mẹo giúp đọc được nhiều sách hơn:

  1. Mang sách theo bên mình mọi lúc mọi nơi để tranh thủ những lúc có thời gian rảnh rỗi đọc sách nhiều hơn. Đặc biệt là sách điện tử.
  2. Hãy tạo một danh sách các đầu sách bạn dự định sẽ đọc.
  3. Hãy đọc nhiều loại sách khác nhau. Việc này giúp giữ cho tâm trí và suy nghĩ của bạn luôn tươi mới.
  4. Chia sẻ những gì bạn đã đọc được. Việc chia sẻ những điều bổ ích mình đã đọc được là một biện pháp rất hữu hiệu để mọi người có thể biết thêm nhiều cuốn sách hay và bổ ích khác.
  5. Nghe sách nói. Điều này có thể chưa hợp lý đối với văn hóa đọc tuy nhiên nó cũng giúp bạn nắm được rất nhiều nội dung mới của những cuốn sách hay khi bạn đang di chuyển.
  6. Luôn tìm kiếm những quyển sách hay, nếu bắt gặp lướt qua ở đâu hãy chụp ảnh hoặc note lại và sau đó hãy kiếm tìm chúng.
  7. Hãy ưu tiên việc đọc sách. Một ngày chỉ có 24 giờ, hãy ưu tiên cho việc đọc sách thay vì lướt facebook hay xem Netflix.
  8. Hãy lập thời gian biểu cho việc đọc sách, điều này sẽ giúp chúng ta tạo ra thói quen đọc sách mỗi ngày.

Với nội dung VnDoc cung cấp, chúng tôi hy vọng rằng đã giúp các bạn có thêm ý tưởng viết bài dự thi văn hóa đọc năm 2022 ở tất cả các đề. Tuy nhiên, những gợi ý này chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn nên phát triển ý tưởng của riêng mình để hoàn thành bài viết.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1.451
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
6 Bình luận
Sắp xếp theo
  • nguyễn hữu đức anh
    nguyễn hữu đức anh

    hay👍

    Thích Phản hồi 23/04/22
    • ma thi Chuyen
      ma thi Chuyen

      hay đó😇

      Thích Phản hồi 03/05/22
      • ma thi Chuyen
        ma thi Chuyen

        hayyyyyyyyyyyy!



        Thích Phản hồi 05/05/22
        • Hà anh đức 6A
          Hà anh đức 6A

          hay


          Thích Phản hồi 07/05/22
          • _Chan Shun
            _Chan Shun

            cảm ơn nhà sản xuất nó rất hay 🥰🥰👍

            Thích Phản hồi 12/05/22
            • Tran Minh Anh
              Tran Minh Anh

              bài văn rất hay tôi cho 10 điểm😍

              Thích Phản hồi 02/04/23
              🖼️

              Gợi ý cho bạn

              Xem thêm
              🖼️

              Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

              Xem thêm