Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh
Bài tham luận giải pháp về công tác duy trì sĩ số học sinh
Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh là mẫu bài phát biểu trong Đại hội chi bộ nhà trường nhằm đưa ra một số giải pháp để duy trì sĩ số trong trường học. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Bài tham luận về công tác chủ nhiệm lớp mũi nhọn
Bài tham luận về đạo đức tại Đại hội Đoàn
Bài phát biểu tham luận xây dựng chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa hội nghị!
Thay mặt đơn vị trường THCS Liêng Trang tôi xin được trình bày bản báo cáo tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh như sau:
1. Về đặc điểm tình hình:
- Đơn vị trường THCS Liêng Trang được thành lập vào năm 2010 với tổng số 18 lớp 595 học sinh, đến nay trường đã phát triển lên đến 23 lớp, 670 học sinh.
- Trường học được nằm trên địa bàn xã khó khăn, là một địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên phụ huynh học sinh phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Vì thế việc đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thêm vào đó kinh tế thiếu thốn không có điều kiện cho con em theo học, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu kém nên dễ bị chán nản, vắng học ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng.
So sánh chất lượng, duy trì sĩ số, lên lớp thẳng, số liệu học sinh bỏ học…của năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015.
* So sánh chất lượng:
Năm học 2013 - 2014 | |||||||||
Giỏi | Tỷ lệ % | Khá | Tỷ lệ | TB | Tỷ lệ | Yếu | Tỷ lệ | Kém | Tỷ lệ |
21 | 3,1 | 240 | 35,8 | 329 | 49,1 | 77 | 11,5 | 3 | 0,4 |
Tỷ lệ lên lớp thẳng: 88% |
Năm học 2014 - 2015 | |||||||||
Giỏi | Tỷ lệ % | Khá | Tỷ lệ | TB | Tỷ lệ | Yếu | Tỷ lệ | Kém | Tỷ lệ |
24 | 3,8 | 205 | 32,8 | 336 | 53,8 | 54 | 8,6 | 6 | 1,0 |
Tỷ lệ lên lớp thẳng: 90,4 % |
* So sánh tỷ lệ bỏ học và duy trì sĩ số:
2013 - 2014 | 2014 - 2015 | ||
HS bỏ học | Tỷ lệ | HS bỏ học | Tỷ lệ |
76 | 10,2 | 15 | 2,3% |
Tỷ lệ duy trì sĩ số qua các năm
2013 - 2014 | 2014 - 2015 | ||||
TSHS đầu năm | TS HS cuối năm | Tỷ lệ duy trì sĩ số | TSHS đầu năm | TS HS cuối năm | Tỷ lệ duy trì sĩ số |
742 | 666 | 89,7% | 640 | 625 | 97,7% |
Còn một nguyên nhân khác đó là tình trạng phụ huynh không cho con đi học, bắt con ở nhà đi làm vì anh chị học ra mà không có việc làm.
Tỷ lệ học sinh vắng học cao vào ngày cuối tuần.
2. Nguyên nhân:
- Đa số học sinh bỏ học là con em trong gia đình nghèo, thiếu sự quan tâm, học sinh bỏ học đi làm nương rẫy và đi làm xa kiếm tiền về cho gia đình.
- Sự phối hợp giữa gia đình học sinh với nhà trường chưa cao, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường, lên nương, ở lán lâu ngày không về.
- Một số học sinh học lực yếu kém thường bi quan trước lực học của mình, thiếu niềm tin vào khả năng học tập, không theo kịp chương trình, thua kiến thức bạn bè dẫn đến tâm lý chán nản, mặc cảm muốn nghỉ học.
- Một số học sinh không đủ quần áo mặc nên nghỉ ở nhà.
Kính thưa hội nghị!
Vấn đề duy trì sĩ số huy động học sinh ra lớp là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục hiện nay.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định về hỗ trợ chế độ chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên đối tượng đủ điều kiện được hưởng không nhiều. Sự chênh lệch và phân hóa đối tượng được hưởng đã dẫn đến những nhận thức không đúng trong người dân, dẫn đến nảy sinh những quan điểm trái ngược nhau trong công tác cho con em đi học và không cho đi học.
Để công tác duy trì sĩ số đạt hiệu quả, tôi xin đề xuất các giải pháp như sau:
1. Về phía nhà trường:
- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước cho nhân dân hiểu thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt giữa ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với các tổ chức mặt trận, đoàn thể ở thôn buôn để tuyên tuyền giáo dục và vận động, động viên học sinh đi học chuyên cần.
- Quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khó khăn để hỗ trợ về vật chất và tinh thần. Thành lập ban vận động trong nhà trường để thường trực, nếu có học sinh nghỉ học thì kịp thời vận động trở lại lớp.
- Tăng cường chỉ đạo công tác giảng dạy sát với nội dung chương trình, đặc biệt là chương trình giảng dạy vùng miền để phù hợp với đối tượng học sinh. Yêu cầu Giáo viên khi lên lớp quan tâm tới đối tượng học sinh có học lực yếu kém, hỏi những câu hỏi phù hợp, cho điểm, khuyến khích, động viên tinh thần học tập để các em cố gắng vươn lên trong học tập.
- Giao cho Giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội theo dõi kiểm diện học sinh hàng ngày để kịp thời nắm bắt tình hình đi học chuyên cần của học sinh. Tăng cường tổ chức các giờ học sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt vui tươi lành mạnh bổ ích, để thu hút học sinh đến trường.
2. Đối với các cấp chính quyền địa phương:
- Tăng cường công tác chỉ đạo vai trò của các tổ chức mặt trận đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục địa phương.
- Đẩy mạnh phát triển hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, tổ chức các hoạt động giáo dục dưới mọi hình thức để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi được học tập.
- Huy động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức hội đóng góp vật chất hỗ trợ kịp thời cho con em địa phương còn gặp khó khăn.
3. Những bài học kinh nghiệm:
1. Huy động học sinh ra lớp là hoạt động mang tính xã hội hóa rõ rệt, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp hài hòa giữa các cấp, các ngành, mà chủ động là phía nhà trường. Trong mỗi thời điểm, mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhà trường phải luôn chủ động trong công tác vận động học sinh ra lớp, kết hợp với các biện pháp duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần. Hai mặt công tác trên phải luôn gắn bó và được tiến hành đồng thời. Có thế mới đủ điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng học cũng như việc duy trì sĩ số.
2. Muốn khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải theo dõi và nắm vững sĩ số học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Phải tìm hiểu nguyên nhân đối tượng bỏ học, học sinh hay nghỉ học, tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân đó. Phải xử lý từng trường hợp cụ thể, không hô hào, không chán nản.
3. Người Giáo viên phải có tình yêu thương và tận tình giúp đỡ các em. Luôn phải kiên trì, tận tâm tận lực và phải tâm niệm rằng: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Một điều quan trọng nhất là sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo. Những bài giảng của thầy cô cần phải tạo cho các eem tâm lí muốn học và thích đến lớp hơn. Các thầy cô giáo không những chỉ dạy kiến thức mà còn phải dỗ học sinh học bài . Vì vậy, với giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải rất kiên trì, hiểu tâm lí học sinh.
4. Khi tổ chức đi vận động học sinh ra lớp phải đi tập thể có đông đủ thành phần ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các đoàn thể đến gặp trực tiếp cha mẹ học sinh như một chiến dịch đi vận động học sinh ra lớp.
5. Trong công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương phải kịp thời, nhanh chóng và quyết liệt, quyết tâm thực hiện, không đùn đẩy trách nhiệm.
6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh. Qua các hoạt động này cho thấy các em đến trường không những đến để học mà đến trường là vừa được học, vừa được chơi. nhằm làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên đây là bài tham luận về công tác duy trì sỉ số của đơn vị trường THCS Liêng Trang. Xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cám ơn!