Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT9

VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT9 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch BDTX module THPT9 là bài thu hoạch về hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch BDTX module THPT9

Module THPT 9: HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN ĐỒNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP.

1. Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

Về thái độ

  • Biểu hiện được tình cảm và ý thức trách nhiệm với hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp giáo viên;
  • Chú động lập và thực hiện kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp.

Về kiến thức

  • Mô tả và giải thích được một cách thuyết phục về phát triển nghề nghiệp liên tục cửa giáo viên;
  • Phân tích được các lĩnh vực cần hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp và các hình thức, phương pháp, công cụ hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên;
  • Giải thích được các yêu cầu đối với giáo viên trong vai trò người hướng dẫn đồng nghiệp.

Về kĩ năng

  • Phân loại được các lĩnh vực (nội dung) cần hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp;
  • Lập và thực thi được kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp;
  • Đánh giá được các thay đổi cửa đồng nghiệp sau tác động hướng dẫn phát triển nghề nghiệp.

2. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.

Hoạt động 1: Khái niệm phát triển nghề nghiệp giáo viên

Phát triển nghề nghiệp, hiểu theo nghĩa rộng, có liên quan đến việc phát triển của con người trong vai trò nghề nghiệp của người đó. Do vậy, khi nói đến phát triển nghề nghiệp giáo viên là nói đến sự phát triển của người giáo viên trong vai trò người lao động nghề nghiệp.

Villegass Reimers (2003) & Gladthom (1995) cho rằng, phát triển nghề nghiệp giáo viên là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kĩ năng nâng cao (qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp) đáp ứng các yêu cầu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục một cách hệ thống. Đây là quá trình tạo sự thay đổi trong lao động nghề nghiệp của moi giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân với yêu cầu của nghề dạy học.

Phát triển nghề nghiệp của giáo viên bao hàm phát triển năng lực của giáo viên về chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm). Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lại được xác định bởi năng lực thực hiện các vai trò của giáo viên trong quá trình lao động nghề nghiệp của mình. Bản thân các vai trò của giáo viên gắn liền với đó là các chức năng của họ) cũng không phải là bất biến.

Nhà trường hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên, theo đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới. Vai trò người hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí mà người giáo viên trong nhà trường hiện đại phải đảm nhận là một minh hoạ.

Theo logic trên, nội dung phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên rất phong phú, bao gồm cả việc mở rộng, đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng dạy môn học do giáo viên giảng dạy đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kỉ năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đối với mỗi giáo viên. Tất yếu bởi dạy học và giáo dục là những quá trình thay đổi và gắn liền với sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Lâu dài bởi phát triển nghề nghiệp giáo viên bắt đầu từ sự chuẩn bị khởi đầu từ cơ sở đào tạo nghề và tiếp tục trong quá trình lao động nghề nghiệp của giáo viên tại cơ sở giáo dục cho đến khi về hưu.

Về bản chất, đó là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên. Mức độ thích ứng nghề của cá nhân diễn ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên, những yếu tố liên quan đến cá nhân và nghề nghiệp có vai trò quan trọng hơn cả. Đây cũng là lí do khiến cho mọi giáo viên cần phát triển nghề nghiệp của mình một cách liên tục, mỗi trường học phải coi việc phát triển nghề nghiệp liên tục cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng.

Quan sát các giáo viên trẻ trong lao động nghề nghiệp, có thể nhận thấy những hạn chế nhất định của họ so với những yêu cầu của dạy học, giáo dục trong nhà trường. Điều này không chỉ là sự cảnh báo về một khoảng cách đã có giữa đào tạo giáo viên (công việc của các trường sư phạm) với thực tiến lao động nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục mà còn là những gợi ý về những vấn đề liên quan đến phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên.

Tóm tắt 1

1. Phát triển nghề nghiệp giáo viên được hiểu là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kĩ năng nâng cao (qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp) đáp ứng các yêu cầu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục một cách hệ thống.

2. Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình lâu dài bất đầu từ sự chuẩn bị khởi đầu từ cơ sở đào tạo nghề và tiếp tục trong quá trình lao động nghề nghiệp của giáo viên tại cơ sở giáo dục cho đến khi về hưu. Nội dung phát triển nghề nghiệp giáo viên rất phong phú, bao gồm cả việc mở rộng, đổi mới tri thc khoa học ln quan đến giảng dạy môn học do giáo viên phụ trách đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kỉ năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường cũng như phát triển các giá trị, đạo đức nghề nghiệp. Trong các nội dung nêu trên, gia tăng năng lục nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm) cho giáo viên là nội dung quan trọng.

3. Tính định hướng (mục đích) của phát triển nghề nghiệp giáo viên đồng thời hướng đến sự phát triển của mỗi giáo viên và sự phát triển của hệ thống/tổ chúc, cơ sở giáo dục.

Hoạt động 2: Chức năng đặc điểm và vai trò của phát triển nghề nghiệp giáo viên

Phát triển nghề nghiệp giáo viên có chức năng mở rộng, phát triển và đổi mới năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Chức năng mở rộng của phát triển nghề nghiệp giáo viên là làm cho phạm vi sử dụng các năng lực nghề nghiệp vốn có của giáo viên ngày càng mở rộng. Người giáo viên có thể thực hiện thành công nhiệm vụ dạy học và giáo dục ở những lĩnh vực mới dựa trên cơ sở các năng lực đã có.

Việc giáo viên giảng dạy ở nhiều khối lớp hoặc thực hiện hoạt động dạy học ở trong các mô hình lớp học khác nhau (ví dụ dạy lớp ghép); việc tích hợp các mục tiêu giáo dục khác nhau trong giảng dạy một môn học nào đó là những ví dụ minh họa cho chức năng mở rộng của phát triển nghề nghiệp giáo viên.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên còn có chức năng phát triển. Thuật ngữ phát triển sử dụng để miêu tả chức nàng này của phát triển nghề nghiệp giáo viên có nội hàm là làm phong phú, nâng cao chất lượng của các năng lực nghề nghiệp vốn có của giáo viên.

Chúc năng đổi mi của phát triển nghề nghiệp giáo viên chỉ quá trình tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năng lực nghề nghiệp cửa giáo viên.

Đổi mới năng lực nghề nghiệp của giáo viên là quá trình phức tạp, là kết quả của sự thay đổi trong nhận thức, hành động và khắc phục những rào cản của hành vi, thói quen trong dạy học, giáo dục của giáo viên.

Kinh nghiệm nghề nghiệp là tài sản của mỗi giáo viên, tuy nhiên đôi khi kinh nghiệm này lại trở thành rào cản đối với những đổi mới mang tính hệ thống hoặc đổi mới đối với từng phương diện năng lực nghề nghiệp của họ. Trong trường hợp này', người giáo viên cần thay đổi chính những kinh nghiệm của họ. chẳng hạn, để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải đổi mới tư duy về dạy học và tổ chức dạy học (xác lập quan điểm/những quan điểm mới về dạy học và tổ chức dạy học), đổi mới trong thiết kế các mô hình/chiến lược dạy học và tiếp đến là đổi mới trong thực thi từng phương pháp dạy học cụ thể.

Tóm tắt 2

a. Chức năng của phát triển nghề nghiệp giáo viên là mở rộng, đổi mới và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Phát triển nghề nghiệp giáo vên mang lai những thay đổi cho hệ thống giáo dục (ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô) và cho cá nhân mỗi giáo viên.

b. Phát triển nghề nghiệp giáo viên có những đặc điểm chính sau:

c. Phát triển nghề nghiệp giáo viên dựa trên xu hướng tạo dựng thay vì dựa trên mô hình chuyển giao.

  • Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình lâu dài.
  • Phát triển nghề nghiệp giáo viên được thực hiện với những nội dung cụ thể.
  • Phát triển nghề nghiệp giáo viên liên quan mật thiết với những thay đổi/cải cách trường học.

đ) Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò giúp /hổ trợ giáo viên trong việc xây dụng những lí thuyết và thực tiễn sư phạm, giúp họ phát triển sự thành thạo trong nghề.

f. Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình cộng tác.

g) Phát triển nghề nghiệp giáo viên được thực hiện và thể hiện rất đa dạng và có thể rất khác biệt ở những bối cánh khác nhau.

  • Hoạt động 3 :Các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên

Tuỳ theo đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, người ta có thể xây dựng các kiểu mô hình khác nhau như: mô hình cụ thể, mô hình các tiên đề trong toán học, mô hình toán học và mô hình nhận thức. Các mô hình trong giáo dục thường thuộc dạng mô hình nhận thức. Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là một trong các mô hình trong giáo dục.

Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là một kiểu cấu trúc (các thành tố và mối quan hệ giữa chúng) để vận hành các hoạt động cần thiết nhằm gia tăng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, tạo những cơ hội để giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Phát triển nghề nghiệp giáo viên đòi hỏi phải có sự gia tăng về kiến thức, các kĩ năng, phán đoán (liên quan đến các vấn đề trong lớp học) và có sự đóng góp của các giáo viên đổi với cộng đồng dạy học (Litde, 1902).

- Các chương trinh nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp cho giáo viên nên tập trung vào các vấn đề sau (Leithwood, 1992):

(i) Phát triển các kĩ năng sống;

(iì) Trở thành người có năng lực đối với các kĩ năng cơ bản của nghề dạy học;

iiì) Phát huy tính linh hoạt của người giảng dạy;

  • Có chuyên môn giảng dạy;
  • Đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp;

(vi) Thực hiện vai trò lãnh đạo và tham gia vào việc ra quyết định.

Các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên

Mô hình hợp tác cá tổ chức

Mô hình nhóm nhỏ hoặc riêng lẻ (cá nhân)

Phát triển nghề nghiệp giáo viên ờ trường học

Giám sát

Quan hệ trường phổ thông với trường cao đẳng, đại học sư phạm

Đánh giá công việc của học sinh

H ợp tác giữa các viện nghiên cứu

Hôi thảo, semine, các khoá học

Mạng trường học

Nghiên cứu trường hợp

Mạng giáo viên

Tụ phát triển (giáo viên nghiên cứu để phát triển)

Giáo dục từ xa

Phát triển các quan hệ hợp tác

Giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới

Hồ sơ

Nghiên cứu hành vi

Dùng các bài nói của giáo viên

Tập huấn

Mô hình cá nhân tự định hướng phát triển

Giáo viên đặt ra những mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho bản thân, tự hoạch định những hoạt động bồi dưỡng cá nhân và cách thức để đạt những mục tiêu đó. Mỗi giáo viên tự tạo cho mình một động cơ học tập, phát triển nghề nghiệp. Cơ sở lý luận của mô hình này là tự định hướng phát triển nghề nghiệp sẽ giúp giáo viên giải quyết được các vấn đề họ gặp phải trong giảng dạy, từ đó tạo nên một ý thức về việc phát triển nghề nghiệp.

  • hình tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục
  • hình thực hiện các nghiên cứu trong lớp học
  • hình phát triển nghề nghiệp giáo viên ở trường học(PĐSs)
  • hình tập huấn
  • hình mạng lưới giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp

Tóm tắt 3

Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là một kiểu cấu trúc (các thành tố và mối quan hệ giữa chúng) để vận hành các hoạt động cần thiết nhằm gia tăng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, tạo những cơ hội để giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp giáo viên có thể được tạo ra bởi chính giáo viên hoặc bởi giáo viên cùng những người ủng hộ quan điểm phát triển liên tục nghề nghiệp giáo viên. Người giáo viên sẽ gặt hái được những thành công theo nhiều cách khác nhau bằng việc tham gia các nhiệm vụ mà giáo viên quan tâm hay thực hiện những thay đổi đối với các hoạt động mà giáo viên thường xuyên phải thực hiện. Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên thúc đẩy và hổ trợ việc phát triển nghề nghiệp giáo viên từ khi họ bắt đầu sự nghiệp đến khi họ về hưu. Trên thực tế, các mô hình được sử dụng phối hợp và có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với hệ thống nơi mô hình được triển khai.

Có nhiều mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên. Các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên được sử dụng phổ biến là: Mô hình cá nhân tự định hướng phát triển; Mô hình tham gia vào quá trình đổi mới; Mô hình thục hiện các nghiên cứu trong lớp học; Mô hình phát triển NNGV ở trường học; Mô hình tập huấn; Mô hình mạng lưới giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp.

Hoạt động 4: Xu hướng nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp giáo viên

Vấn đề phát triển nghề nghiệp giáo viên ngày càng được quan tâm nghiên cứu rộng rãi. Các nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện theo xu hướng:

  • Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề nghiệp giáo viên
  • Nghiên cứu hỗ trợ cho các hoạt động thực tiễn để phát triển nghề nghiệp giáo viên
  • Nghiên cứu cải tiến các kĩ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp cho giáo viên
  • Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp giáo viên như là một yêu cầu của tiến trình thay đổi

Tóm tắt 4

1. Nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp giáo viên rất đa dạng vì tính phức tạp của bản thân vấn đề. Hơn nữa, vấn đề lại được xem xét qua lăng kính văn hoá/giáo dục khác nhau.

2. Những xu hướng chính trong nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp giáo viên là:

  • Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề nghiệp giáo viên;
  • Nghiên cứu hỗ trợ cho các hoạt động thực tiễn để phát triển nghề nghiệp giáo viên;
  • Nghiên cứu cải tiến các kỉ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp cho giáo viên;
  • Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp giáo viên như là một yêu cầu của tiến trình thay đổi.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm