Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thu hoạch tập huấn môn Mỹ thuật lớp 2 sách Cánh Diều

Bài kiểm tra cuối khóa SGK lớp 2 Cánh Diều

Bài thu hoạch tập huấn môn Mỹ thuật 2 sách Cánh Diều giúp thầy cô tham khảo hoàn thành bài thu hoạch tập huấn thay sách giáo khoa lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018 bộ sách Cánh Diều lớp 2 một cách tốt nhất.

CÂU HỎI

Câu 1: Đồng chí hãy xây dựng Phân phối chương trình cả năm với 01 môn học / hoạt động giáo dục lớp 2 theo sách giáo khoa đã được trường đồng chí lựa chọn sử dụng cho năm học 2021 – 2022. (5 điểm)

Câu 2: Căn cứ vào Phân phối chương trình trên, đồng chí hãy xây dựng 01 kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. (5 điểm)

BÀI LÀM

Câu 1 : PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN MĨ THUẬT LỚP 2

BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

SỐ

THỜI LƯỢNG

TÊN BÀI

Học vui cùng màu sắc

1

Tiết 1, 2

Tiết 3,4

Bài 1:Vui chơi với màu

Bài 2 : Màu đậm , màu nhạt

Sáng tạo với nét

2

Tiết 5, 6

Tiết 7, 8

Bài 3: Cùng học vui với nét

Bài 4 : Sáng tạo cùng sản phẩm thủ công

Trang trí bằng chấm , nét lặp lại

3

Tiết 9, 10

Tiết 11, 12

Bài 5 : Khu vườn vui vẻ

Bài 6 : Hộp bút thân quen

Học vui với tranh in

4

Tiết 13, 14

Tiết 15, 16

Tiết 17, 18

Bài 7 : Làm quen với tranh in

Bài 8 : Hoa quả mùa xuân

Bài 9 : Cùng nhau ôn tập học kì 1

Những hình khối lặp lại

5

Tiết 19, 20

Tiết 21, 22

Bài 10 : Chiếc túi xinh xắn

Bài 11 : Phương tiện giao thông

Nhịp điệu vui

6

Tiết 23, 24

Tiết 25, 26

Bài 12 : Làm quen với nhịp điệu

Bài 13 : Chiếc bánh sinh nhật

Cuộc sống vui nhộn

7

Tiết 27, 28

Tiết 29, 30

Tiết 31, 32

Tiết 33, 34, 35

Bài 14 : Con vật quen thuộc

Bài 15 : Trang phục em yêu thích

Bài 16 : Một ngày thú vị của em

Bài 17 : Cùng nhau ôn tập học kì 2

Câu 2:

MĨ THUẬT

CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG VUI NHỘN

Bài 14: CON VẬT NUÔI QUEN THUỘC (Tuần 27-28)

I. MỤC TIÊU

Về phẩm chất:

- Biết chuẩn bị đồ dùng, công cụ, họa phẩm để thực hành.

- Biết giữ vệ sinh cá nhân và lớp học trong và sau khi thực hành.

- Tôn trọng sự lựa chọn hình thức thực hành và tạo sản phẩm của bạn bè.

- Yêu quý động vật, có ý thức chăm sóc, bảo vệ động vật.

Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

+ Biết chia sẻ ý tưởng và giới thiệu sản phẩm.

+ Biết dùng lượng họa phẩm, chất liệu, vật liệu phù hợp với hình thức tạo con vật.

+ Biết được con vật có thể được tạo từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau sẵn có trong tự nhiên, đời sống.

2.2. Năng lực chung

+Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn vật liệu, công cụ, họa phẩm,…để tạo hình, khối con vật.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận với bạn và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

+Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng công cụ, họa phẩm… để thử nghiệm cách tạo hình, khối con vật từ các vật liệu khác nhau, kết hợp vẽ trang trí lặp lại để tạo sản phẩm theo ý thích.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết màu sắc trong việc lựa chọn trang phục, đồ dùng học tập, sinh hoạt hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên

- SGK,v v ở thực hành; giấy màu, bút viết bảng hoặc màu dạ; kéo, bút chì, hồ dán. Máy tính, máy chiếu/ti vi.

- Tranh, ảnh các con vật quen thuộc, sản phẩm của học sinh về con vật, hình minh họa cách làm…

2. Học sinh

- SGK, v ở thực hành, giấy bìa, giấy thủ công, hộp có sẵn như hộp sữa, hộp bánh kẹo…, màu vẽ, kéo, hồ dán…

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của HS

Hoạt động của GV

1. Khởi động

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. HS để đồ dùng lên mặt bàn.

- Xem video về con vật.

+ HS kể tên một số con vật mình quan sát được trong video.

- HS ghi nhớ tên đầu bài.

2. Khám phá

* Hoạt động 1: Quan sát con vật.

+ Kể tên những con vật mình thường thấy trong cuộc sống.

+ 3-4 HS trả lời theo cảm nhận.

* HS lắng nghe và ghi nhớ.

* Hoạt động 2: Quan sát sản phẩm tạo hình, khối về con vật.

+ 3 HS trả lời.

+ Đại diện 1 nhóm lên trình bày phần thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* HS lắng nghe và ghi nhớ.

* Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ.

+ Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bạn.

+ HS lên giới thiệu sản phẩm của mình.

+ HS tự đánh giá về sp của mình và của bạn.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

3. Tổng kết tiết học

- GV đặt câu hỏi:

+ Con có thể tạo hình con vật nuôi quen thuộc bằng cách nào khác?

+ Qua bài học này con có cảm nhận gì?

- GV nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của H

- Kiểm tra sĩ số và đồ dùng của HS.

- Cho HS xem video về con vật.

+ Kể tên một số con vật con quan sát được trong video?

- GV dẫn dắt vào bài mới, nêu và ghi tên đầu bài

- GV đặt câu hỏi:

+ Kể tên những con vật con thường thấy trong cuộc sống hàng ngày?

- GV cho HS quan sát ảnh chụp con vật và đặt câu hỏi:

- Hãy chỉ ra những điểm nổi bật của các con vật này?

* GV chốt: Mỗi con vật có hình dáng khác nhau. Mỗi bộ phận của con vật có dạng khối khác nhau…

- GV cho HS quan sát ảnh chụp sản phẩm con vật, đặt câu hỏi:

+ Mỗi cặp sản phẩm này mô tả con vật nào?

+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 (1 phút) câu hỏi: Hình dạng con vật ở mỗi cặp sản phẩm đó có khác nhau không?

* GV chốt: Cùng là 1 con vật, có thể dùng nhiều cách, nhiều chất liệu khác nhau để mô tả lại hình khối của chúng.d. Hoạt động

- GV tổ chức cho HS quan sát sp của cả lớp, chọn 6 sp trưng bày để nhận xét:

+ Con có nhận xét hay cảm nhận gì về sp của bạn?

+ HS lên giới thiệu về sản phẩm của mình?

+ HS tự đánh giá về sp của mình và của bạn?

- GV nhận xét, đánh giá.

+ 2-3 HS trả lời.

+ 2 HS trả lời: Yêu quý, chăm sóc, bảo vệ con vật.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Câu 2:

MĨ THUẬT

CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG SẮC MÀU

BÀI 1: VUI CHƠI VỚI MÀU ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Về phẩm chất:

- Biết sử dụng và bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu…trong thực hành sáng tạo;

- Biết đoàn kết hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn;

- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật, bảo vệ môi trường.

2. Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

- Nhận biết được các màu cơ bản; sử dụng màu cơ bản để thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích

- Biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và phân biệt màu cơ bản.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết màu sắc trong việc lựa chọn trang phục, đồ dùng học tập, sinh hoạt hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên

- Một số hình ảnh minh họa có sử dụng ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lam.

- Màu vẽ, giấy màu,…

2. Học sinh

- SGK, VBT; giấy trắng, tẩy/gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ),…

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của HS

Hoạt động của GV

1. Khởi động

- HS lắng nghe

- HS chơi cá nhân

2. Khám phá

a. Hoạt động 1: Quan sát nhận biết

- HS quan sát và đọc tên ba màu cơ bản

- HS tìm ba màu cơ bản có trong lớp học của mình và ở trong cuộc sống mà em nhìn thấy.

- HS chỉ được những màu cơ bản có trong những tác phẩm

b. Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo

- HS nhắc lại ba màu cơ bản

- HS chia sẻ cách vẽ và tô màu theo ý thích của mình

c. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành

- HS thực hành cá nhân: Chọn một hình ảnh mình thích và tô màu từ ba màu cơ bản

VD: Bông hoa màu đỏ, quả chuối, quả bòng màu vàng, cái mũ màu lam….

d. Hoạt động 4: Trưng bầy và chia sẻ

- HS chia sẻ sản phẩm của mình : kể tên vật liệu, chất liệu, hình thức tạo hình, màu sắc…

- HS khác nhận xét bổ sung ý kiến của mình cho bạn.

3. Tổng kết tiết học

- HS nhận xét bình bầu những bạn có ý thưc trong tiết học.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết 2 và bảo quản sản phẩm ở tiết 1.

- Kiểm tra đồ dùng của HS

- Tổ chức chơi trò chơi: Đoán màu qua đồ vật.

- GV hướng dẫn cách chơi: GV nêu tên một loài hoa hoặc quả hay bất kì hình ảnh nào và yêu cầu HS nêu màu của hình ảnh đó( VD: Quả chuối khi chin có màu gì? Nước biển có màu gì?...)

- GV nhận xét HS chơi và hướng dẫn vào bài học

- Gv sử dụng ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lam

- Yêu cầu HS đọc ba màu đó

- Yêu cầu HS tìm ba màu cơ bản trong lớp và trong đời sống.

- GV cho HS quan sát một số bức tranh trong đó có sử dụng ba màu cơ bản

* KL: Các màu cơ bản xuất hiện trong thiên nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Yêu cầu HS nhắc lại ba màu cơ bản

- Gv cho HS quan sát một số sản phẩm vẽ nhiều màu vàng, nhiều màu đỏ, nhiều màu lam.

- Gv hướng dẫn vẽ và tô màu

- GV yêu cầu HS chọn một hình ảnh mình thích để vẽ và tô màu

- GV quan sát gợi ý HS làm bài.

- GV hướng dẫn trưng bày sản phẩm

- Nhận xét sản phẩm của HS.

- Nhận xét kết quả học tập và ý thức của HS trong tiết học

- Gợi mở nội dung học ở tiết 2

Ngoài Bài thu hoạch tập huấn môn Mỹ thuật 2 sách Cánh Diều trên. Các thầy cô có thể tham khảo Bài thu hoạch tập huấn các môn bộ sách Chân trời sáng tạo lớp 2; bộ sách Kết nối tri thức lớp 2:

Tất cả các Bài thu hoạch tập huấn lớp 2 Mỹ thuật sách Cánh Diều đều được đăng tải miễn phí trên trang VnDoc.com. Tất cả các tài liệu đều là tài liệu miễn phí giúp các thầy cô tham khảo và thuận tiện hơn khi hoàn thành các bài tập huấn sgk lớp 2 mới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 2

    Xem thêm