Bản chất của tài chính
Bản chất của tài chính được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo lý thuyết môn Tài chính tiền tệ để chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Bản chất của tài chính
Trước khi tìm hiểu bản chất của tài chính, chúng ta hãy quan sát các hiện tượng tài chính sau đây:
Hiện tượng thứ nhất: Các doanh nghiệp nộp các khoản thuế phí lệ phí cho ngân sách nhà nước
Hiện tượng thứ hai: Các doanh nghiệp thanh toán với nhau các hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản tín dụng và các khoản tiền phạt khi vi phạm hợp đồng kinh tế.
Hiện tượng thứ ba: Ngân sách nhà nước phân phối lại quỹ để cấp phát và tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, cấp phát kinh phí cho các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp.
Hiện tượng thứ tư: Các tầng lớp nhân dân (dân cư) nộp các khoản thuế phí lệ phí cho ngân sách; Đồng thời nhận được các khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước.
Hiện tượng thứ năm: Các doanh nghiệp khi có nhu cầu vốn đầu tư kinh doanh có thể huy động vốn đầu tư trên thị trường tài chính bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu bán ra thị trường chứng khoán.
Hiện tượng thứ sáu: Ngân sách nhà nước có thể huy động vốn trên thị trường tài chính bằng phát hành trái phiếu chính phủ bán tra thị trường chứng khoán để tăng vốn cho ngân sách.
Từ quan sát các hiện tượng tài chính trên, ta thấy tiền tệ là hình thức biểu hiện của tài chính. Khi các hiện tượng tài chính phát sinh thì vốn tiền tệ vận động từ quỹ tiền tệ của chủ thể này sang quỹ tiền tệ của chủ thể khác làm thay đổi chủ thể vốn tiền tệ nên nảy sinh ra các quan hệ kinh tế. Đó là các quan hệ sau:
Thứ nhất, quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước. (Hiện tượng thứ nhất và thứ ba). Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước). Ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn với công ty liên doanh hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tùy theo mục đích yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít.
Thứ hai, quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. (Hiện tượng thứ hai). Từ sự đa dạng hóa hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp cổ phần hay tư nhân thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, giữa các doanh nghiệp bao gồm các quan hệ thanh toán tiền mua bán vật tư, hàng hoá, phí bảo hiểm, chi trả tiền công, cổ tức, tiền lãi trái phiếu; giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát sinh trong quá trình doanh nghiệp vay và hoàn trả vốn, trả lãi cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, còn có quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tầng lớp dân cư. (Hiện tượng thứ tư); quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các thị trường tài chính. (Hiện tượng thứ năm) và quan hệ kinh tế giữa nhà nước với thị trường tài chính. (Hiện tượng thứ sáu).
Bản chất của tài chính phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính. Tài chính xét về mặt hiện tượng, biểu hiện ra là những phương thức hoạt động phát sinh liên quan đến sự chuyển giao tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế, cụ thể:
- Các doanh nghiệp nộp thuế cho chính phủ.
- Chính phủ phát hành trái phiếu huy động vốn.
- Các cá nhân gửi tiền vào các định chế tài chính.
- Các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Như vậy bản chất của tài chính là các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể nảy sinh trong quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ .
Kết luận: Bản chất tài chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực của quốc gia dưới hình thức tiền tệ để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống.
* Tài chính và tiền tệ
Tiền tệ trên phương diện là tiền: xuất hiện trong trao đổi với tư cách là vật trung gian.Nguyên tắc trao đổi của tiền tệ là trao đổi ngang giá. Nhưng trên phương diện tài chính:
* Tài chính và sự thể hiện chức năng phân phối
Chức năng phân phối của tài chính được thể hiện theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phân phối theo nguyên tắc hoàn trả (tín dụng): chủ thể thực hiện việc vay mượn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản vay mượn cho chủ thể cho vay mượn.
Thứ hai, phân phối không hoàn trả (thuế, chi ngân sách …): cá nhân nộp thuế cho nhà nước nhưng nhà nước không phải hoàn trả lại khoản thuế đó cho cá nhân mà sử dụng khoản thuế đó để chi ngân sách theo quy định.
Thứ ba, phân phối hoàn trả có điều kiện và không tương xứng: bảo hiểm, đầu tư …: cá nhân mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm sẽ phải trả chi phí nhưng không phải lúc này công ty bảo hiểm cũng hoàn trả lại khoản đó cho cá nhân mà chỉ thực hiện hoàn trả khi cá nhân đó thỏa mãn các điều khoản quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Bản chất của tài chính về ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn với công ty liên doanh hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tùy theo mục đích yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Bản chất của tài chính. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.