Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bán hàng kết hợp với các hình thức xúc tiến và quảng cáo

Bán hàng kết hợp với các hình thức xúc tiến và quảng cáo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Xúc tiến bán hàng

Xúc tiến thương mại là các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại. Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, mua là để bán, mua tốt thì mới có khả năng bán tốt. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến bán hàng.

Nội dung của xúc tiến bán hàng được xác định bao gồm các nội dung chủ yếu: quảng cáo bán hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng.

Xúc tiến bán hàng được hiểu là: các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực Marketing của các doanh nghiệp thương mại nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại.

Vai trò của xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại

Hiện nay, xúc tiến bán hàng là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, xúc tiến bán hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong và ngoài nước. Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Xúc tiến bán hàng là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua xúc tiến, các doanh nghiệp có điều kiện nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Xúc tiến bán hàng kích thích người tiêu dùng mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Qua đó, doanh nghiệp có khả năng hướng dẫn thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là: Doanh nghiệp phải tổ chức tốt xúc tiến bán hàng.

Xúc tiến bán hàng chỉ phát huy được các vai trò trên khi các doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động xúc tiến bán hàng. Do đó, khi đã tiến hành xúc tiến bán hàng các doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách khoa học từng khâu từng bước thực hiện. Hoạt động xúc tiến bán hàng gồm một số công cụ chủ yếu như: Quảng cáo bán hàng, Marketing trực tiếp, Khuyến mại, Mở rộng quan hệ với công chúng và tuyên truyền…

Quảng cáo

Quảng cáo là một công cụ marketing và là phương tiện thúc đẩy bán hàng rất quan trọng, nó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt to lớn trong hoạt động kinh doanh. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì quảng cáo là một hoạt động bắt buộc của bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Quảng cáo ra đời từ rất lâu, do có lịch sử phát triển lâu dài nên định nghĩa về quảng cáo cũng được hoàn thiện dần theo thời gian. Hiểu theo nghĩa rộng: Quảng cáo là việc sử dụng không gian và thời gian thông qua các phương tiện thông tin để truyền tin về một sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Theo quan điểm của marketing: Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin, phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí.

Chủ thể quảng cáo ở đây có thể là công ty, các tổ chức xã hội khác muốn quảng cáo những mục đích của mình trước khách hàng mục tiêu khác nhau.

Về cơ bản, quảng cáo trình bày một thông điệp mang tính thương mại thông tin trên diện rộng tới khách hàng mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông.

Quảng cáo có thể được chia thành hai loại:

+ Quảng cáo sản phẩm: Thông tin cho thị trường mục tiêu về sản phẩm và hường họ tới hoạt động mua.
+ Quảng cáo uy tín: Hướng tới việc tạo lập và duy trì hình ảnh của công ty và nhận thức của khách hàng mục tiêu.

Ý nghĩa của quảng cáo

- Quảng cáo là một công cụ marketing để thăm dò nhu cầu thị trường.

- Kích thích nhu cầu: Quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp và làm tăng lòng ham muốn tiêu dùng sản phẩm của họ.

- Hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm: Thông tin trong quảng cáo thường hướng dẫn khách hàng sử dụng hợp lý sản phẩm.

Các chức năng của quảng cáo

Mục tiêu chung của quảng cáo là nhằm kích thích khách hàng tiêu thụ hàng hoá, làm tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ và làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Muốn thực hiện được các mục tiêu trên quảng cáo cần phải thực hiện các chức năng cơ bản sau:

Chức năng hỗ trợ:

Theo chức năng này, quảng cáo thực hiện việc yểm trợ các hoạt động bán hàng và marketing nói chung, thuyết phục người mua bằng những thông điệp quảng cáo cụ thể ảnh hưởng đến tâm lý, sự nhận thức về hành vi của họ .

Để có thể thuyết phục khách hàng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, khi xây dựng chương trình quảng cáo cần thuyết phục khách hàng bằng những thông tin như: lợi ích của việc tiêu dùng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, các ưu thế về giá cả,về dịch vụ hoặc phương thức mua bán... từ đó lôi kéo khách hàng có hành động mua. (Ví dụ khi quảng cáo về xà phòng giặt thì phải nhấn mạnh những đặc trưng của sản phẩm như tẩy trắng, không hại da tay, thích hợp với mọi nguồn nước )

Chức năng duy trì khách hàng hiện có: Theo chức năng này quảng cáo nhắc nhở người tiêu dùng về sự hiện diện của sản phẩm và dịch vụ, xây dựng lòng tin, sự trung thành đối với một nhãn hiệu ở người tiêu dùng, góp phần duy trì một bộ phận khách hàng ổn định .

Chức năng thông tin: Theo chức năng này, quảng cáo sẽ cung cấp những thông tin về chất lượng sản phẩm, giá trị sử dụng, những thông tin về sự thay đổi trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp, những thông tin về người sản xuất và người phân phối.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Bán hàng kết hợp với các hình thức xúc tiến và quảng cáo về các chức năng của quảng cáo, ý nghĩa của quảng cáo, vai trò của xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bán hàng kết hợp với các hình thức xúc tiến và quảng cáo. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm