Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức - Số 1

Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức - Số 1 được VnDoc.com tổng hợp gồm có 6 mã đề thi. Mỗi đề thi gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 10 nhé.

1. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn Kết nối - Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

Có một người đàn ông miệt mài đào đất. Cái hố ông đào cứ sâu dần, một dòng nước chảy ra và dưới đó, cuối cùng đã lộ ra một lớp đất sét màu xanh. “Đây là thứ mình cần” – người đàn ông reo lên, hăng hái xúc đầy những xô đất sét.

Có lẽ ông ta đã đào đến cả ngàn xô đất cho đến khi bên cạnh cái hố mọc lên một đống đất sét cao ngút. Lúc ấy người đàn ông mới yên tâm chui lên từ cái hố, lúc này đã là một cái giếng khá sâu. Sau khi cắt gọt đi những mẩu đất thừa, người đàn ông bắt đầu hì hục nặn tượng chính mình.

Sau ba ngày lao động cật lực, bức tượng đã được hoàn thành. Người đàn ông chăm chú ngắm nhìn nó và mỉm cười mãn nguyện: “Rồi mai đây nhiều thế hệ sẽ ngắm bức tượng này và nhớ đến ta. Giờ thì ta có thể yên tâm chết được rồi”.

Năm tháng qua đi. Vào một buổi trưa hè nóng bức, khi múc một xô nước mát lạnh lên uống cho dịu cơn khát, một đám khách qua đường quay sang nhìn đống đất sét lùm lùm bên cạnh và nói với nhau: “Ai đã đào cái giếng này quả là một con người tuyệt vời”.

(Bức tượng, S. Antov, Hà Việt Anh dịch, 100 truyện cực ngắn thế giới, NXB Hội Nhà Văn)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở câu chuyện trên là: (0,5 điểm)

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2. Câu chuyện trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Đan xen giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? (0,5 điểm)

A. Người đàn ông

B. Người qua đường

C. Người kể chuyện

D. Cả A và B

Câu 4. Đâu là sự kiện chính của câu chuyện nói trên? (0,5 điểm)

A. Người đàn ông đào giếng

B. Người đàn ông đào đất để nặn tượng chính mình

C. Người qua đường biết ơn người đào giếng

D. Người qua đường múc nước giếng để uống

Câu 5. Tâm nguyện của người đàn ông trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)

A. Đào giếng để người khác có nước uống

B. Đào giếng để lấy đất sét nặn tượng

C. Nặn tượng để người đời sau nhớ tới mình

D. Nặn tượng để ngắm chính mình

Câu 6. Đâu là tình tiết gây bất ngờ cho câu chuyện?

A. Tình tiết người đàn ông đào giếng

B. Tình tiết người đàn ông nặn tượng

C. Tình tiết người qua đường múc nước uống

D. Tình tiết người qua đường ca ngợi người đào giếng

Câu 7. Theo bạn, hình ảnh cái giếng nước biểu tượng cho: (0,5 điểm)

A. Sự hy sinh

B. Sự cho đi

C. Sự cống hiến

D. Sự ban ơn

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Thông điệp nào từ câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bạn? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 9. Hình ảnh “đống đất sét lùm lùm” bên cạnh cái giếng gợi cho bạn suy nghĩ gì? (1,0 điểm)

Câu 10. Hãy viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của bạn về giá trị đích thực của cuộc sống. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN

Viết bài luận về một niềm đam mê của bản thân.

2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn Kết nối - Đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

(1) “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ

Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi

Bàn chân nhỏ băng qua đồng, qua ruộng

Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.

 

(2) Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt

Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu

Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại

Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau.

 

(3) Sao chẳng thế một lần như thế nữa

Ngồi chung bàn chung ghế như xưa

Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng

Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ.

 

(4) Sao chưa đến tìm nhau bè bạn

Bao năm ròng trọ học thổi cơm chung

Hãy ngồi lại thêm một lần so đũa

Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm.

 

(5) Sao không thể cùng về thăm thầy cũ

Ôi cái trống da trâu thay bọc lại bao lần

Giờ mới biết từng hồi trống ấy

Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng

 

(6) Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ

Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi.”

(Tiếng trống trường – Chữ Văn Long)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

A. Tự do

B. Bảy chữ

C. Tám chữ

D. Lục bát

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? (0,5 điểm)

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ viết in hoa? (0,5 điểm)

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa

C. Điệp cấu trúc

D. So sánh

Câu 4. Câu thơ nào sau đây nói về sự trôi chảy của thời gian? (0,5 điểm)

A. Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.

B. Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau.

C. Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ.

D. Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm.

Câu 5. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (1) và khổ (2)? (0,5 điểm)

A. Nỗi nhớ về thầy cô và trường lớp

B. Nỗi nhớ về tuổi thơ

C. Nỗi nhớ về tuổi học trò và bạn bè thời cắp sách

D. Nỗi nhớ về mối tình thuở học trò

Câu 6. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (3), (4)? (0,5 điểm)

A. Nỗi khát khao được sống lại những năm tháng của tuổi học trò

B. Niềm vui mừng khi được thăm lại bạn cũ, trường xưa

C. Nỗi buồn vì phải xa bạn bè, trường lớp

D. Nỗi nhớ khôn nguôi về mối tình đầu

Câu 7. Dòng nào sau đây nói về cảm xúc chủ đạo của bài thơ? (0,5 điểm)

A. Nỗi nhớ về người thầy giáo cũ

B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ

C. Nỗi nhớ về tuổi học trò và ước mong được sống lại thời tươi đẹp ấy

D. Nỗi nhớ về bạn bè thời cắp sách

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng”? (0,5 điểm)

Câu 9. Kỉ niệm nào trong bài thơ gây xúc động nhất đối với bạn? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 10. Theo bạn, điều gì là đáng nhớ nhất trong những năm tháng cắp sách tới trường? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ trên.

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung bộ đề

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn Kết nối

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng