Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Nguyễn Đức Mậu, Nghệ An (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Nguyễn Đức Mậu, Nghệ An (Lần 2) gồm 4 đề thi có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Lý hữu ích, giúp các bạn luyện tập và nâng cao kỹ năng làm bài môn Vật lý (Vật lí). Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Tĩnh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: Vật Lý Thời gian làm bài:90 phút (50 câu trắc nghiệm) |
Mã đề thi 132
Câu 1: Trong mạch dao động LC lí tưởng, cường độ điện trường giữa hai bản tụ và cảm ứng từ trong lòng ống dây biến thiên điều hòa cùng tần số:
A. và cùng pha. B. cùng biên độ và cùng pha.
C. và vuông pha. D. cùng biên độ và ngược pha.
Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng người ta sử dụng đồng thời ba ánh sáng đơn sắc là ánh sáng đỏ có bước sóng λ1 = 720 nm, ánh sáng vàng có bước sóng λ2 = 600 nm và ánh sáng lam có bước sóng λ3 = 480 nm. Ở giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm ta quan sát được bao nhiêu vân sáng màu vàng?
A. 8 B. 9 C. 11 D. 10
Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe sáng là 3mm khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3m. Trên màn qua sát, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 0,5 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
A. 0,75 μm. B. 0,55 μm. C. 0,50 μm. D. 0,40 μm.
Câu 4: Gọi U1; I1; N1 là điện áp hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng, số vòng dây của cuộn sơ cấp. U2; I2; N2 là điện áp hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng, số vòng dây của cuộn thứ cấp của một máy biến áp lý tưởng. Liên hệ nào sau đây đúng?
Câu 5: Tại một nơi trên mặt đất, con lắc đơn có chiều dài l đang dao động điều hòa với chu kì T. Khi tăng chiều dài của con lắc thêm 42 cm thì chu kì dao động điều hòa của nó là 1,1T. Chiều dài l bằng:
A. 2 m. B. 2,5 m. C. 1 m. D. 1,5 m.
Câu 6: Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,01πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là:
A. 100 cm/s. B. 150 cm/s. C. 400 cm/s. D. 200 cm/s.
Câu 7: Tia X có bước sóng 0,25nm, so với tia tử ngoại bước sóng λ thì có tần số cao gấp 1200 lần. Bước sóng tử ngoại là:
A. λ = 0,15m. B. 0,15nm. C. 0,3nm. D. λ = 0,3m.
Câu 8: Trong nguyên tử Hiđrô, khi electron chuyển động trên quĩ đạo M thì vận tốc của electron là v1. Khi electron hấp thụ năng lượng và chuyển lên quĩ đạo P thì vận tốc của electron là v2. Tỉ số vận tốc v1/v2 là:
A. 4 B. 1/4 C. 1/2 D. 2
Câu 9: Mạch chọn sóng của máy thu gồm một tụ điện và một cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta nhận thấy trong khoảng thời gian hai lần liên tiếp điện áp trên tụ có giá trị bằng giá trị điện áp hiệu dụng là 5ns. Biết tốc độ sóng điện từ là 3.108m/s. Bước sóng λ là:
A. 5m B. 6m C. 3m D. 1,5m
Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi, vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L (có thể thay đổi) và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch RL đạt cực đại, khi đó điện áp uRL nhanh pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch một góc π/6. Hệ số công suất của đoạn mạch AB khi đó là bao nhiêu?
A. √2/2 B. 1/2 C. √5/3 D. √3/2
Câu 11: Đặt một điện áp xoay chiều u = Ucos(100πt+ π/6).V ( t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết mạch có tính cảm kháng và điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là U/2. Thời điểm để công suất tức thời bằng 0 lần thứ 2016 có giá trị là:
Câu 12: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng: Nguồn sáng S phát ra hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,5 μm và λ2 = 0,75 μm. Xét tại M là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng λ1 và tại N là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng λ2 (M, N ở cùng phía đối với tâm O). Trên MN ta đếm được:
A. 3 vân sáng. B. 5 vân sáng. C. 7 vân sáng. D. 6 vân sáng.
Câu 13: Khi tăng chiều dài của con lắc đơn lên 9 lần thì chu kỳ dao động điều hòa của nó thay đổi như thế nào?
A. tăng 3 lần B. tăng 9 lần C. giảm 3 lần D. giảm 9 lần
Câu 14: Siêu âm là âm:
A. có tần số lớn. B. có tần số trên 20kHz.
C. có cường độ rất lớn. D. truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm.
Câu 15: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại:
A. tần số của tia hồng ngoại luôn lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
B. có bản chất khác nhau.
C. tia hồng ngoại là có tác dụng nhiệt tốt, tia tử ngoại kém hơn.
D. tia hồng ngoại dễ quan sát giao thoa hơn tia tử ngoại.
(Còn tiếp)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý năm 2016
1. C 2. A 3. C 4. A 5. A 6. C 7. D 8. D 9. B 10. D | 11. D 12. B 13. A 14. B 15. C 16. B 17. D 18. D 19. C 20. A | 21. C 22. A 23. B 24. D 25. A 26. A 27. D 28. B 29. B 30. C | 31. A 32. C 33. B 34. C 35. D 36. D 37. C 38. B 39. C 40. A | 41. C 42. D 43. A 44. B 45. D 46. A 47. B 48. B 49. A 50. A |