Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ Giáo dục hủy bỏ xét tuyển theo nhóm do trường tự thành lập

Bộ Giáo dục hủy bỏ xét tuyển theo nhóm do trường tự thành lập

Theo thông tin mới nhất từ Bộ GD thì hình thức xét tuyển nhóm do các trường tự thành lập bị hủy bỏ bao gồm tất cả các nhóm đã hình thành như nhóm GX gồm 11 trường do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hay nhóm do Đại học Đà Nẵng và nhóm do ĐH Quốc gia HCM dự kiến tổ chức. Như vậy thi thpt quốc gia sẽ chỉ còn phương thức xét tuyển chung của Bộ GD.

Bỏ thi một môn có được xét công nhận tốt nghiệp THPT?

Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2016

Bộ GD-ĐT thống nhất dùng chung phần mềm xét tuyển đại học

Năm 2016, các trường ĐH, CĐ trong cả nước dùng một phần mềm xét tuyển theo hướng: Bộ gom dữ liệu các trường để thực hiện xét tuyển chung. Những phương thức tuyển sinh theo nhóm như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì cũng không còn.

Sáng ngày 9/5, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh xác nhận thông tin trên và cho biết phương này là giải pháp giải quyết căn bản tình trạng thí sinh ảo như năm 2015 nhưng vẫn đảm bảo công tác tuyển sinh công bằng, minh bạch; đảm bảo chất lượng tuyển sinh dựa trên nguồn lực thực tế của trường.

Bộ Giáo dục hủy bỏ xét tuyển theo nhóm do trường tự thành lập

Cũng theo ông Trinh việc làm này không vi phạm quyền tự chủ của các trường đại học trong tuyển sinh. Đây chỉ là giải pháp kỹ thuật chứ không phải Bộ ôm việc làm thay các trường, hay độc quyền khai thác dữ liệu. Để xét tuyển chung, Bộ đã chủ động xây dựng phần mềm xét tuyển chung và đã chạy thử với dữ liệu giả định. Sau khi có kết quả ĐKXT (đăng ký xét tuyển) năm 2015, tổ kỹ thuật đã chạy thử với số liệu thực tế. Kết quả cho thấy việc xét tuyển chung là hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật. Với phương thức xét tuyển chung, thí sinh (TS) có thể trúng tuyển vào ngành theo nguyện vọng phù hợp nhất với kết quả của mình.

Không còn nhóm trường tự xét tuyển, giảm thiểu nghẽn mạng phút cuối

"Xét tuyển tập trung thực chất là xét tuyển cho một nhóm lớn hơn nhóm tuyển sinh như nhóm do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì-GX. Vì vậy, không cần thiết phải tồn tại các nhóm nhỏ như GX và các nhóm khác nữa, tất cả các nhóm này sẽ nhập vào cùng một "nhóm" chung toàn quốc" - ông Trinh cho hay.

Với phương án xét tuyển chung, theo ông Trinh phần mềm và hạ tầng CNTT đảm bảo cho sự hoạt động thông suốt, ổn định của hệ thống là do Bộ GD-ĐT đảm nhiệm. Phân hệ ĐKXT hỗ trợ TS ĐKXT trực tuyến. Bộ GD-ĐT đã cùng với nhà cung cấp dịch vụ tính toán các giải pháp, đồng thời yêu cầu các Sở GD-ĐT, các trường THPT huy động tối đa các phòng máy tính để giúp TS ĐKXT thuận lợi. Bằng cách này, kết quả ĐKXT của TS sẽ được phân tải và thông qua hệ thống phần mềm để hoàn thiện CSDL xét tuyển chung.

Kết quả ĐKXT của TS, thông tin tuyển sinh các trường (ngành/nhóm ngành, chỉ tiêu, các tiêu chí xét tuyển...) cùng toàn bộ kết quả thi của TS đã được quản trị tập trung tại một CSDL duy nhất. Sau khi đã hoàn thiện CSDL xét tuyển, công tác xét tuyển được thực hiện tập trung ở Bộ nhờ hệ thống phần mềm, không đòi hỏi gì thêm về hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường. Sau khi có kết quả xét tuyển, TS trúng tuyển vào từng trường sẽ được phần mềm xác định, các trường có thể chủ động tải kết quả xét tuyển về từ hệ thống, giống như việc tải dữ liệu ĐKXT về để xét tuyển như cách xét tuyển riêng rẽ trước đây (nhưng dung lượng tải sẽ nhỏ hơn vì chỉ gồm các TS trúng tuyển). Với phương thức này, các trường không phải lo lắng về phần mềm xét tuyển của trường mình.

Mặt khác, theo quy chế tuyển sinh, TS còn có thể nộp ĐKXT qua đường bưu điện. Trong tình huống xấu, nếu TS không thể ĐKXT trực tuyến, TS có thể ĐKXT theo các phương thức khác theo quy định của trường. Để tránh rủi ro cho TS, dự kiến hệ thống ĐKXT trực tuyến sẽ đóng trước (dự kiến một ngày) để những TS chưa đăng ký được còn có thời gian để đăng ký theo các phương thức còn lại.

Bằng các giải pháp này theo Bộ GD-ĐT sẽ đảm bảo không để xảy ra tình trạng có TS không thể ĐKXT được.

Năm nay Bộ GD-ĐT chủ động tính toán và chuẩn bị kỹ các điều kiện về hạ tầng cần thiết đáp ứng nhu cầu ĐKXT trực tuyến của TS cũng như các hoạt động tuyển sinh của các trường để giảm thiểu tối đa tình trạng nghẽn mạng.

Đây là việc làm coi giúp đơn giản trong việc xét tuyển cho học sinh. Bởi rất nhiều học sinh không hiểu hoặc cảm thấy phức tạp khi bên cạnh hình thức của Bộ GD lại thêm hình thức xét tuyển theo nhóm và học sinh lại phải dùng mẫu phiếu riêng nếu muốn xét tuyển vào nhóm, rồi số nguyện vọng..

Chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn xét tuyển tập trung

Cũng theo ông Trinh, để chuẩn bị cho xét tuyển chung, Bộ GD-ĐT đã và đang chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn xét tuyển tập trung. Để thực hiện việc xét tuyển chung các trường ĐH cần thống nhất thực hiện một số quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ về công tác xét tuyển tập trung.

Đồng thời cần chuẩn bị, công bố công khai và báo cáo Bộ GD-ĐT các thông tin sau: Thông tin xét tuyển chi tiết đến ngành hoặc nhóm ngành, gồm: Ngành/nhóm ngành, chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/nhóm ngành, tổ hợp môn xét tuyển, các tiêu chí phụ để xét các thí sinh có cùng mức điểm xét tuyển. Tất cả những thông tin này sẽ được phần mềm xử lý trong quá trình xét tuyển.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Quy chế tuyển sinh

    Xem thêm