Các bên liên quan đến dự án

Các bên liên quan đến dự án được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Một dự án có nhiều đối tượng tham gia thực hiện. Mỗi đối tượng có vai trò, vị trí ảnh hưởng, quyền và nghĩa vụ nhất định. Để đảm bảo dự án thành công, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác và hỗ trợ giữa các bên liên quan. Các bên tham gia dự án có thể hỗ trợ hợp tác với nhau, tuy nhiên cũng có thể mâu thuẫn nhau.

1. Chủ thể tham gia dự án

Thứ nhất, chủ dự án:

  • Người thể hiện nhu cầu,
  • Xác định mục tiêu dự án, thời hạn và chi phí thực hiện dự án.
  • Kết quả mong đợi của dự án là một sản phẩm, công trình.
  • Chủ dự án nắm chắc các ý tưởng cơ bản của dự án.
  • Người đại diện giao dịch với các khách hàng mục tiêu mà dự án hướng tới.

Chủ dự án có trách nhiệm chức năng thể hiện nhu cầu nhưng không có năng lực kỹ thuật để thực hiện công trình.

- Thứ hai, chủ dự án ủy nhiệm:

  • Khi chủ dự án không đủ khả năng về nghề nghiệp để thực hiện thiết kế dự án, có thế sử dụng chủ dự án uỷ nhiệm.
  • Có thể cần đến trợ lý chủ dự án.
  • Chủ dự án uỷ nhiệm chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch giữa Chủ dự án và Giám đốc dự án.
  • Giúp chủ dự án xác định rõ các nhu cầu.
  • Cùng giám đốc dự án kiểm tra tính khả thi kỹ thuật các mục tiêu.
  • Chủ dự án ủy nhiệm không phải là người thay thế chủ dự án và không có thẩm quyền lãnh đạo trực tiếp với Giám đốc dự án.

- Thứ ba, giám đốc dự án:

  • Giám đốc dự án là một tác nhân được Chủ nhiệm dự án sử dụng để thực hiện dự án với các điều kiện ràng buộc về thời hạn, chất lượng và chi phí đã được thỏa thuận trong một bản hợp đồng.
  • Giám đốc dự án phải lựa chọn các kỹ thuật phù hợp để thực hiện dự án theo đúng các yêu cầu của chủ dự án.
  • Giám đốc dự án có trách nhiệm trong khuôn khổ quyền hạn của mình bổ nhiệm một thể nhân chịu trách nhiệm quản lý tiến độ thực hiện dự án.

- Thứ tư, nhà thầu:

  • Để thực hiện một số nhiệm vụ của dự án, đôi khi không có đủ các nguồn lực nội tại cần thiết, giám đốc dự án có thể phải cần đến một hoặc một số các nhà thầu.
  • Mỗi nhà thầu thực hiện một phần của dự án do giám đốc dự án trao cho nhưng không phải chịu trách nhiệm trước chủ dự án dù chủ dự án có quyền xem xét cách thức làm việc của nhà thầu.

- Phân biệt vai trò của chủ dự án và giám đốc dự án:

  • Giám đốc dự án thực hiện các chức năng kỹ thuật.
  • Phân biệt chủ đầu tư và giám đốc dự án có khó khăn vì cả hai là thành viên của một doanh nghiệp.
  • Khi đó điều quan trọng cần phải xác lập thông qua các hợp đồng nêu rõ vai trò của từng tác nhân.

- Giao diện giữa chủ dự án và giám đốc dự án:

  • Cần phải xác định một cách rõ ràng vai trò của từng tác nhân.
  • Các tác nhân cần kết hợp để giải quyết các mâu thuẫn với các yêu cầu chủ dự án hay các mâu thuẫn với việc phối hợp dự án.
  • Cùng kế hoạch đào tạo sao cho các tác nhân cùng một cam kết chung và chung một phương pháp thực hiện dự án.

2. Các bên liên quan đến dự án

- Thứ nhất, khách hàng:

Khách hàng ở đây chính là nhà đầu tư, người đặt hàng xây dựng, thực hiện, quản lý một dự án; và khách hàng của sản phẩm dự án tức là đối tượng sử dụng các sản phẩm do dự án tạo ra. Khách hàng có thể là một người, một tổ chức hoặc một tập thể được ủy quyền trong trường hợp dự án cấp vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Khách hàng này cần được xác định ngay từ khi có ý định đầu tư. Các yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, đặc tính kỹ thuật và công nghệ của dự án. Khách hàng chính là người đưa ra các yêu cầu cuối cùng về kết quả dự án và cũng là người cung cấp vốn hoặc trả tiền để thực hiện hoặc khai thác dự án.

Thứ hai, người được ủy quyền (người tiếp nhận dự án): Người được ủy quyền là người tiếp nhận dự án để thực hiện dự án nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Sau khi tiếp nhận dự án, bên được ủy quyền căn cứ vào yêu cầu và nhu cầu của khách hàng để bắt đầu tiến hành dự án. Trong suốt quá trình quản trị dự án từ giai đoạn bắt đầu, lập kế hoạch, thực hiện đến kết thúc, người được ủy quyền luôn giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, năng lực, tố chất của người được ủy quyền sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Lựa chọn người tiếp quản dự án tốt là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dự án.

Thứ ba, bên cung ứng: Các tổ chức này chịu trách nhiệm cung ứng các loại vật tư, thiết bị, máy móc chủ yếu cho dự án, hoặc các hợp đồng thầu phụ cho dự án, thực hiện mọi điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng theo nguyên tắc: đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng, chủng loại và đồng bộ; đảm bảo về tiến độ (phù hợp về thời gian và hình thức giao nhận).

Thứ tư, các tổ chức tài trợ vốn: Các tổ chức tài trợ vốn bao gồm ngân hàng, các định chế tài chính, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư phát triển bảo hiểm…

Thứ năm, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến dự án:

Để thống nhất quá trình đầu tư và đảm bảo dự án có mục đích, mang ý nghĩa kinh tế xã hội thiết thực, phù hợp với quy mô, với sự phát triển của đất nước, đồng thời đảm bảo việc đầu tư được quản lý, giám sát một cách toàn diện và có khoa học, cần có sự quản lý của Nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước. Nhà nước quản lý dự án thông qua quy hoạch phát triển, hệ thống chính sách, luật pháp…

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các bên liên quan đến dự án về đặc điểm của chủ thể tham gia dự án và các bên liên quan đến dự án...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các bên liên quan đến dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 3.676
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm