Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế

Đây là những người đại diện cho nền kinh tế thế giới và giữa họ có sự tách biệt về sở hữu cũng như địa vị pháp lý trong quan hệ kinh tế quốc tế. Các chủ thể này bao gồm:

Các nền kinh tế quốc gia độc lập. Hiện nay, có hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của Liên Hiệp quốc, trên thế giới có 194 quốc gia độc lập. Điều 1, Công ước Montevideo năm 1933 chỉ ra rằng một quốc gia độc lập có chủ quyền phải có những đặc điểm sau: (a) dân số ổn định, (b) lãnh thổ xác định, (c) chính phủ và (d) khả năng quan hệ với các quốc gia khác. Có một vài nước trên thực tế là độc lập nhưng không được quốc tế công nhận (không đáp ứng điểm d). Ngược lại có vài nước đã được công nhận rộng rãi (chính danh) nhưng chính phủ không có đủ quyền hạn (điểm c bị hạn chế). Danh sách này gồm: 192 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, 1 quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc: Thành Bang Vatican, 1 quốc gia được Tòa Thánh và 24 quốc gia công nhận, có quan hệ quốc tế thực tế với nhiều quốc gia khác: Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), 6 quốc gia thực tế độc lập nhưng không được cộng đồng quốc tế thừa nhận: Abkhazia, Bắc Kibris (riêng nước này được duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ công nhận), Nagorno - Karabakh, Nam Osetia, Somaliland và Transnistria, 2 quốc gia được cộng đồng quốc tế thừa nhận nhưng thực tế không độc lập: Palestine và Tây Sahara.

Quan hệ giữa các chủ thể được bảo đảm thông qua các hiệp định quốc tế được ký kết theo các điều khoản của công pháp quốc tế.

Các chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia. Các chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia bao gồm những cá nhân, tổ chức tham gia vào nền kinh tế thế giới như công ty, xí nghiệp, tập đoàn và đơn vị kinh doanh... Các chủ thể chủ thể này tham gia vào nền kinh tế thế giới thường ở mức độ thấp, phạm vi hẹp cả về khối lượng hàng hóa trao đổi và thường dựa trên những hợp đồng buôn bán thương mại hoặc đầu tư được thoả thuận giữa các bên trong khuôn khổ những hiệp định ký kết giữa các quốc gia độc lập.

Các chủ thể kinh tế ở cấp độ cao hơn quốc gia. Các chủ thể kinh tế ở cấp độ cao hơn quốc gia hoạt động với tư cách là những thực thể độc lập, địa vị pháp lý rộng hơn chủ thể quốc gia. Hoạt động của các chủ thể này thường đòi hỏi có sự điều tiết của liên quốc gia thậm chí có tính toàn cầu. Các tổ chức quốc tế xuất hiện do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế và sự phát triển của các liên kết kinh tế, bao gồm: Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn của nó (Ngân hàng Thế giới - WB, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF…), Các liên kết kinh tế quốc tế khu vực (Liên minh Châu Âu - EU, Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN…) và Hiệp hội các ngành hàng (Hiệp hội chè, hiệp hội tơ tằm…).

Ngoài 3 chủ thể nêu trên, trong nền kinh tế thế giới còn tồn tại một loại chủ thể đặc biệt đó là các Công ty đa quốc gia. Có thể hiểu đây là một công ty có vốn thuộc sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Ngoài ra, có thể hiểu về công ty đa quốc gia là một công ty có trụ sở chính ở quốc gia nào đó và cơ sở kinh doanh (chi nhánh, công ty con...) của nó có mặt ở trên 6 quốc gia. Đồng thời, phải thỏa mãn điều kiện trên 60% doanh số thu được từ hoạt động quốc tế. Có thể nói, đây là một loại chủ thể kinh tế quốc tế quan trọng vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế & chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, khi tiến hành phân nhóm chúng ta không thể coi các công ty này là chủ thể có cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia và đồng thời cũng không thể khẳng định nó là chủ thể có cấp độ cao hơn phạm vi quốc gia.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế về đặc điểm của các chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia, các chủ thể kinh tế ở cấp độ cao hơn quốc gia....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 384
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm