Các dạng bài tập Amoni và muối Amoniac Có đáp án
Bài tập về NH3 Có đáp án
Các dạng bài tập Amoni và muối Amoniac Có đáp án được VnDoc biên soạn, tổng hợp các dạng câu hỏi bài tập về NH3. Hy vọng giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn cũng như có thêm tài liệu ôn tập củng cố bài. Mời các bạn tham khảo.
A. Tóm tắt Lý thuyết về amoniac và muối amoni
1. Tính chất vật lý của amoniac
Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước. Khi hòa tan vào nước ta có được dung dịch amoniac.
Amoniac có tính bazo yếu, và tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, oxit kim loại trung bình)
Người ta thường điều chế NH3 trong PTN bằng cách nhiệt phân muối NH4NO2 và điều chế trong công nghiệp bằng cách tổng hợp N2 và H2 ở nhiệt độ và áp suất cao
Muối amoni tan nhiều trong nước và dễ bị nhiệt phân, tác dụng với dung dịch kiềm sinh ra khí NH3.
2. Tính chất hóa học NH3
a. Tính bazơ yếu
- Tác dụng với nước:
NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-
⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.
- Tác dụng với dung dịch muối (muối của những kim loại có hidroxit không tan):
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+
- Tác dụng với axit → muối amoni:
NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)
b. Khả năng tạo phức
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.
- Với Cu(OH)2:
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
- Với AgCl:
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.3. Tính khử
Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).
- Tác dụng với oxi
- Tác dụng với clo
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl
- Tác dụng với CuO
B. Một số dạng bài tập NH3
Dạng 1: Bài tập về tính chất vật lí của NH3
Câu 1. Câu nào sau đây không đúng?
A. Amoniac là một bazơ.
B. Phản ứng tổng hợp amoniac là một ứng thuận nghịch.
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau. NH3 tan nhiều trong nước vì:
1) phân tử NH3 nhỏ.
2) phân tử NH3 là một phân tử phân cực.
3) NH3 tạo liên kết hiđro với nước.
4) NH3 phản ứng với nước tạo ra ion NH4+ và OH-.
A. 1 và 2
B. 1, 2 và 3
C. 2, 3 và 4
D. 3 và 4.
Câu 3: Cho 4 khí H2, N2, CO2 và NH3. Chọn các khí tan ít trong nước và khí tan nhiều trong nước.
A. Ít tan: H2, N2; tan nhiều: SO2, NH3
B. Ít tan: H2, N2, SO2; tan nhiều: NH3
C. Ít tan: H2; tan nhiều: N2, SO2, NH3.
C. Ít tan: H2, SO2; tan nhiều: N2, NH3
Câu 4. Cho 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một loại khí sau: NH3, O2, Cl2, H2. Các ống nghiệm được đánh số 1, 2, 3, 4. Nhúng miệng cả 4 ống nghiệm vào chậu thủy tinh dựng đầy nước, sau một thời gian hiện tượng quang sát được là: ống nghiệm (3) có mực nước dâng lên cao nhất, các ống nghiệm còn lại mực nước dâng không đáng kể. Hỏi ống nghiệm (3) đựng chất khí nào sau đây?
A. Cl2
B. NH3
C. O2
D. H2
Dạng 2: Bài tập về tính khử của NH3
Lý Thuyết: Nguyên tử trong phân tử NH3 có số oxi hóa thấp nhất nên NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa như(clo,oxi,oxit...)
Câu 1: Khí NH3 chỉ thể hiện tính khử vì lí do nào sau đây?
A. Trong NH3 nguyên tử N có số oxi hóa thấp nhất là -3.
B. NH3 là chất khí.
C. Trong NH3 nguyên tử H có số oxi hóa cao nhất là +1
D. A và B đúng.
Câu 2: Phản ứng hóa học nào sau dây chứng tỏ amoniac là một chất khử mạnh?
A. NH3 + HCl → NH4Cl
B. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
C. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
D. NH3 + H2O → NH4+ + OH-
Câu 3: Phản ứng nào sau đây không chứng tỏ tính khử của NH3?
A. 4NH3 + 5O2 → 4N2 + 6H2O
B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 +3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Câu 4: Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít oxi và 7 lít khí amoniac (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là
A. khí nityơ và nước.
B. khí amoniac, khí nitơ và nước.
C. khí oxi, khí nitơ và nước.
D. khí nitơ oxit và nước.
Câu 5: cho 3,36 lít NH3 (đktc) qua ống đựng 2,4 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X. Cho rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích dung dịch HNO3 2M đủ để tác dụng hết với X là (biết rằng chỉ tạo khí NO duy nhất)
A. 0,05 lít
B. 0,02 lít
C. 0,0002 lít
D. 0,002 lít
Câu 6: Đốt hỗn hợp khí gồm 5,0 lít khí O2 và 3,0 lít khí NH3 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng là
A. N2 và H2O
B. NH3, N2 và H2O
C. O2, N2 và H2O
D. NO, N2 và H2O
Câu 7: Cho 0,448 l khi’ NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 g CuO nung nóng ,thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn).Phần trăm khối lượng Cu trong X là?
A. 12,37
B. 14,12
C. 85,88
D. 87,63
(Khối A 2010).
Câu 8: Cho 1,5 lit NH3 đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng thu được chất rắn A và giải phóng khí B. Để tác dụng vừa đủ với chất rắn A cần một thể tích dung dịch HCl 2M là:
A. 300 ml
B. 200 ml
C. 100 ml
D. kết quả khác
Câu 9: Dẫn 1,344 lít NH3 vào bình có chứa 0,672lít Cl2 (thể tích khí đo ở ĐKTC). Khối lượng NH4Cl tạo ra là:
A.2.11 g
B. 2,14g
C. 2,12g
D. 2,15g
Câu 10: Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lit khí oxi và 7 lit khí amoniac cho đến khi phản ứng hoàn toàn (các khí đo ở cùng điều kiện ). Chất thu được sau phản ứng là :
A. N2
B. O2
C. H2O
D. cả A,B,C
Câu 11: Khí NH3 không thể hiện tính khử trong phản ứng với :
A. H2SO4 loãng
B. HNO3 loãng
C. H2SO4 đặc
D. A và B
Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung đáp án nội dung tài liệu tại link TẢI VỂ bên dưới.
....................................................
Trên đây Vndoc gửi tới bạn đọc Các dạng bài tập Amoni và muối Amoniac Có đáp án được VnDoc sưu tầm. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu các môn tại: Toán học 11, Chuyên đề Hóa học 11, Chuyên đề Sinh học 11, Chuyên đề Tiếng Anh 11....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.