Các hình thức chế tài vi phạm hợp đồng

Các hình thức chế tài vi phạm hợp đồng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn sinh viên lý thuyết tổng hợp môn Luật kinh tế để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các hình thức chế tài vi phạm hợp đồng

Buộc thực hiện nghĩa vụ

Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là tổng hợp những biện pháp, cách thức do các chủ thể có quyền thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm tác động vào người có nghĩa vụ, cưỡng chế họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà họ đã cam kết thỏa thuận.

Biện pháp này được áp dụng để bảo vệ quyền lợi của bên có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ, khi người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ.

Hoãn thực hiện nghĩa vụ

Hoãn thực hiện nghĩa vụ là Chuyển thời điểm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận sang thời điểm khác muộn hơn.

Người có nghĩa vụ khi không thể thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn thì phải thông báo ngay cho người có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại xảy ra do chậm thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc nguyên nhân khác quan không thể thông báo.

Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể diễn ra nếu có sự đồng ý của người có quyền.

Trong hợp đồng song vụ, bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.

Cầm giữ tài sản

Theo quy định tại điều 346 BLDS 2015 về cầm giữ tài sản thì

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo quy định tại điều 347 BLDS 2015 về xác lập cầm giữ tài sản thì

Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.

Theo quy định tại điều 348 BLDS 2015 thì quyền của bên cầm giữ

Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.

Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.

Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Theo quy định tại điều 349 BLDS 2015 thì nghĩa vụ của bên cầm giữ

Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.

Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.

Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức chế tài vi phạm hợp đồng về tổng hợp những biện pháp, cách thức do các chủ thể có quyền thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm tác động vào người có nghĩa vụ, cưỡng chế họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà họ đã cam kết thỏa thuận...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Các hình thức chế tài vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các ngành học Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 17
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm