Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các phương pháp kế toán

Các phương pháp kế toán được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để phản ánh và giám đốc đối tượng của mình, kế toán thực hiện các phương pháp sau:

Lập chứng từ kế toán - Kiểm kê - Tính giá các đối tượng kế toán - Tính giá thành - Mở tài khoản - Ghi sổ kép - Lập báo cáo kế toán.

Sau đây trình bày khái quát các phương pháp này.

1. Lập chứng từ kế toán

Lập chứng từ là công việc đầu tiên của kế toán. Lập chứng từ là một phương pháp của kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu qui định, theo thời gian và địa điểm phát sinh của các nghiệp vụ đó. Chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán, với nội dung qui định trong chứng từ, phương pháp lập chứng từ làm cho số liệu kế toán phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Điều 19 của Luật kế toán ghi:

  • Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
  • Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này.
  • Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
  • Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán.
  • Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
  • Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và khoản 1, khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.

2. Kiểm kê

Kiểm kê là một phương pháp của kế toán được thực hiện thông qua việc cân, đong, đo, đếm... để xác định số lượng và chất lượng của các loại vật tư, tiền..., từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế và số trên sổ kế toán mà có biện pháp xử lý kịp thời xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý và sử dụng tài sản đó.

Điều 39 của Luật kế toán ghi:

Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:

  • Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
  • Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
  • Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.

3. Tính giá các đối tượng kế toán

Tính giá các đối tượng kế toán là một phương pháp của kế toán dùng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị tất cả những tài sản của doanh nghiệp. Nhờ việc tính giá này mà mọi đối tượng của kế toán đều được biểu hiện cùng một thước đo tiền tệ, từ đó có thể tổng hợp được những chỉ tiêu cần thiết bằng tiền chẳng những trong doanh nghiệp mà còn theo từng ngành và cả nền kinh tế.

4. Tính giá thành

Tính giá thành là một phương pháp của kế toán được thực hiện trên cơ sở tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp để từ đó xác định những khoản chi phí tính cho cho loại sản phẩm , lao vụ đã hoàn thành. Việc xác định chi phí tính cho sản phẩm hoàn thành hình thành nên giá thành của từng loại sản phẩm hay lao vụ giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó doanh nghiệp có kế hoạch hạ giá thành sản phẩm hay lao vụ.

5. Mở tài khoản kế toán

Mở tài khoản kế toán là một phương pháp của kế toán.

Tài khoản kế toán dùng phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mỗi đối tượng kế toán riêng biệt có nội dung kinh tế khác nhau, có sự tồn tại và vận động khác nhau, có yêu cầu quản lý khác nhau nên mỗi đối tượng kế toán riêng biệt được mở một tài khoản tương ứng.

6. Ghi sổ kép

Ghi sổ kép là một phương pháp của kế toán dùng ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung kinh tê nhất định được phản ánh vào các tài khoản liên quan đã giúp cho việc giám đốc chặt chẽ các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

7. Lập báo cáo kế toán

Lập báo cáo kế toán là một phương pháp của kế toán.

Báo cáo kế toán được tổng hợp số liệu từ các số kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tài sản và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Số liệu trên báo cáo kế toán giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời giúp cho việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó, qua đó đề ra các biện pháp để bảo vệ và sử dụng tài sản mang lại hiệu quả cao nhất.

Các công việc của kế toán trên phải được thực hiện đồng thời trong mối quan hệ hữu cơ của chúng. Lập chứng từ và kiểm kê sẽ cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, đánh giá - tính giá thành sản phẩm nhằm biểu hiện các đối tượng kế toán bằng tiền để từ đó ghi sổ kép vào các tài khoản liên quan theo đúng mối quan hệ khách quan của các đối tượng kế toán. Từ số liệu ghi trên sổ kế toán, kế toán tổng hợp theo các chỉ tiêu cần thiết để lập báo cáo kế toán khác.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phương pháp kế toán về đặc điểm và nội dung của các quy trình sau lập chứng từ kế toán - Kiểm kê - Tính giá các đối tượng kế toán - Tính giá thành - Mở tài khoản - Ghi sổ kép - Lập báo cáo kế toán..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các phương pháp kế toán. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm