Các Quỹ bảo hiểm của Nhà nước

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các Quỹ bảo hiểm của Nhà nước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Quỹ bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội: Là một định chế tài chính, hoạt động của nó nhằm đảm bảo cuộc sống của người lao động khi họ mất khả năng làm việc hoặc mất cơ hội làm việc… Bảo hiểm xã hội bao gồm các nội dung: bảo hiểm hưu trí, trợ cấp cho gia đình người lao động bị chết, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và một số trường hợp khó khăn do mất khả năng lao động…

Đặc trưng bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội giữ vai trò trọng yếu trong hệ thống bảo trợ xã hội. Đây là loại hình bảo hiểm được thực hiện theo qui định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội được coi là trách nhiệm chung của xã hội, nhằm bảo vệ quyền lợi cơ bản của người lao động và thực hiện chính sách xã hội do Nhà nước qui định. Bảo hiểm xã hội có đặc trưng cơ bản sau:

Về đóng phí bảo hiểm: Nguồn lực bảo hiểm xã hội được đóng góp từ nhiều phía như người lao động, người sử dụng lao động và hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Người lao động tham gia đóng nộp bảo hiểm xã hội vừa thể hiện trách nhiệm đối với bản thân, vừa thể hiện nghĩa vụ đối với cộng đồng. Người sử dụng lao động đóng nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc quyền quản lý vừa bảo vệ trực tiếp lợi ích lực lượng lao động của mình, vừa thể hiện tinh thần cùng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí cho bảo hiểm xã hội là thực hiện chức năng quản lý xã hội vì mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội ổn định, công bằng, dân chủ và văn minh.

Về mục đích của bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội góp phần đạt tới mục tiêu cuối cùng của sự phát triển là ổn định đời sống dân cư, đảm bảo sự quản lý và an ninh lâu dài của Nhà nước.

Về tính chất kỹ thuật của bảo hiểm xã hội: Số phí bảo hiểm hoàn toàn không do rủi ro quyết định, sự đãi ngộ bảo hiểm không do mức phí bảo hiểm nộp nhiều hay ít quyết định và đồng thời số tiền bảo hiểm nhận được nhiều hay ít không do ý muốn của người tham gia bảo hiểm. Thu, chi bảo hiểm xã hội, và tiêu chuẩn trả tiền bảo hiểm đều do luật pháp qui định.

Về tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng: Trong bảo hiểm xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ phải đóng góp của các cá nhân không tương xứng với nhau, nên nó tạo nên sự tương trợ:

Giữa những lao động có thu nhập cao với những lao động có thu nhập thấp;

Giữa những lao động lâu năm với những lao động mới.

Hoạt động bảo hiểm y tế:

Bệnh tật là những sự kiện bất ngờ không thể dự đoán trước và thường là rất tốn kém đối với con người. Vì vậy cần thiết phải có hệ thống chia sẻ rủi ro trong chăm sóc sức khỏe. Bảo hiểm y tế ra đời với tư cách là một định chế tài chính hoạt động nhằm mục đích chia sẻ rủi ro với cộng đồng dân cư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống bảo trợ xã hội. Thông thường về mặt tổ chức, đa số hoạt động bảo hiểm y tế của các nước chỉ bảo hiểm phần khám và chữa bệnh, còn phần trợ cấp trong thời gian nghỉ ốm thì do quỹ bảo hiểm xã hội đài thọ. Cũng giống như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoạt động theo nguyên tắc tập hợp theo số đông và chia sẻ những nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho nhiều người. Nghĩa là, bảo hiểm y tế huy động tập trung số tiền đóng góp phí bảo hiểm của nhiều người để hình thành nên quỹ tiền tệ có qui mô lớn, qua đó chi trả các chi phí khám, chữa bệnh cho số ít người tham gia bảo hiểm khi có ốm đau.

Cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế: Quỹ bảo hiểm y tế được hành thành từ các nguồn chủ yếu sau đây:

- Khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.

- Sự trợ cấp trực tiếp của Nhà nước từ ngân sách.

- Sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế: Phù hợp với đặc điểm kinh tế, Quỹ bảo hiểm y tế sau khi được tập trung sẽ tiến hành phân phối tài trợ cho các mục đích cơ bản sau:

- Thanh toán tiền phí khám chữa bệnh cho những người tham gia bảo hiểm y tế. Đây là khoản chi rất quan trọng của bảo hiểm y tế vì nó thể hiện mục đích của bảo hiểm là đảm bảo và chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm khi hộ có rủi ro xảy ra.

- Chi hỗ trợ tăng cường vật chất kỹ thuật cho hệ thống y tế nhằm góp phần cải thiện điều kiện khám chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân.

- Chi hoạt động cho hệ thống quản lý bảo hiểm y tế.

- Chi hình thành quỹ dự phòng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các Quỹ bảo hiểm của Nhà nước về đặc điểm của quỹ bảo hiểm xã hội, cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Các Quỹ bảo hiểm của Nhà nước. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc nhiều ngành nghề khác của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 29
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm