Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao

Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Sự nảy sinh, diễn biến và tác động qua lại lẫn nhau giữa hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế diễn ra theo các quy luật xác định, được gọi là các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao.

1. Quy luật hoạt động theo hệ thống

Muốn phản ánh đầy đủ, chính xác các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, các trung khu, các miền, vùng... trên vỏ não phải phối hợp với nhau để tiếp nhận kích thích tác động, để tiến hành xử lí các thông tin đó.

Trong khi xử lí thông tin, vỏ bán cầu đại não có khả năng tập hợp các kích thích thành nhóm, thành loại, dạng..., tạo nên một thể hoàn chỉnh, gọi là hoạt động theo hệ thống của bán cầu đại não.

Trong cuộc sống, hoạt động cá thể với những điều kiện quen thuộc, ổn định thì các kích thích tác động nối tiếp nhau theo một trật tự nhất định và trong não hình thành một hệ thống phản xạ có điều kiện để phản ứng trả lời theo một trật tự nhất định. Hiện tượng này được gọi là định hình động lực, gọi tắt là động hình. Nói một cách khác, động hình là hệ thống phản xạ có điều kiện hoạt động kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định lặp đi lặp lại nhiều lần, được xảy ra do một kích thích tác động.

Động hình là cơ sở sinh lí thán kinh của các kĩ xảo và thói quen. Động hình có thể bị xóa bỏ đi hoặc được xây dựng mới (khi cá thể rơi vào điều kiện sống mới).

2. Quy luật lan tỏa và tập trung

Hưng phấn hay ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ dó lan sang các điểm khác của hệ thần kinh. Đó là hưng phấn và ức chế lan toả. Sau đó, hai quá trình thần kinh này lại tập trung về điểm ban đầu. Đó là hưng phấn và ức chế tập trung. Nhờ có hưng phấn lan tỏa mà dễ dàng thành lập các đường liên hệ thần kinh tạm thời; con người có thể liên tưởng từ sự việc này đến sự việc khác, có thể nhận thấy vật này mà nhớ tới vật kia... Nhờ có ức chế lan tỏa mà có hiện tượng thôi miên. Nhờ có hưng phấn tập trung, con người có khả năng chú ý vào một hay một vài đối tượng nhất định. Nhờ có ức chế từ lan tỏa đến tập trung, con người có thể từ trạng thái ngủ chuyển sang trạng thái thức.

3. Quy luật cảm ứng qua lại

Cảm ứng là sự gây ra trạng thái đối lập của một quá trình hưng phấn hay ức chế.

Quy luật này có các dạng biểu hiện như sau:

  • Cảm ứng qua lại đồng thời (giữa nhiều trung khu) là hưng phấn ở điểm này gây ra ức chế ở điểm kia hay ngược lại. Ví dụ: khi tập trung đọc sách thì không nghe thấy tiếng ồn ào xung quanh.
  • Cảm ứng qua lại tiếp diễn (trong một trung khu) là hưng phấn ở trong một điểm chuyển sang ức chế ở chính điểm đó hay ngược lại. Ví dụ: Khi học sinh ngồi học, các trung khu vận động ít nhiều giảm bớt hoạt động; khi giải lao, học sinh thích hoạt động tay chân.
  • Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hay ngược lại, ức chế làm hưng phấn mạnh hơn. Ví dụ: giữ người không cử động, nín thở dể lắng nghe cho rõ.
  • Cảm ứng âm tính là khi hưng phấn gây ra ức chế, ức chế làm giảm hưng phấn, hưng phấn làm giảm ức chế. Ví dụ: Sợ hãi làm cho ta líu lưỡi lại không nói được.

Tóm lại, hai quá trình thần kinh (hưng phấn và ức chế hoạt động theo quy luật: Quá trình thần kinh này có thể tạo ra quá trình thần kinh kia, cũng có thể làm tăng hay giảm hoạt động của nhau gọi là quy luật cảm ứng qua lại.

4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích

Ở vỏ não bình thường, sự phản ứng phụ thuộc vào độ mạnh, yếu của kích thích tác động, nghĩa là kích thích có cường độ lớn có thể gây ra phản ứng mạnh, kích thích có cường độ nhỏ gây ra phản ứng yếu trong phạm vi con người có thể cảm thụ được. Như vậy, độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích tác động trong phạm vi con người có thể phản ứng lại được. Quy luật này chỉ đúng khi cường độ kích thích dù đổ gây ra phản ứng.

Quy luật này phù hợp với hoạt động của não động vật bậc cao và người. Tuy nhiên, vì con người có ngôn ngữ nên độ lớn phản ứng của người phụ thuộc nhiều vào ý nghĩa của kích thích đối với sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Như vậy, quy luật này chứng tỏ sự phụ thuộc của phản ứng cơ thể người đối với cường độ kích thích chỉ có ý nghĩa tương đối.

Trên đây là các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao. Trong quá trình hoạt động của con người, các quy luật này tác động qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau một cách biện chứng.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao về đặc điểm quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích, cảm ứng qua lại, lan tỏa và tập trung, hoạt động theo hệ thống...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm