Các tiểu ban hỗ trợ
Các tiểu ban hỗ trợ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Thị trường chứng khoán để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các tiểu ban hỗ trợ
Các chức năng của sở giao dịch chứng khoán càng nhiều cơ quan quản trị càng cần phải chia thành nhiều ban, các ban này có chức năng tư vấn, hỗ trợ cho hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành trên cơ sở đưa ra các ý kiến đề xuất thuộc lĩnh vực ban của mình nghiên cứu. Ngoài ra, một số sở giao dịch chứng khoán còn thành lập một số ban đặc biệt để giải quyết các vấn đề đặc biệt về quản lý, tư vấn hoặc xử phạt. Tất cả hoặc một số thành viên của ban là thành viên hội đồng quản trị và nằm trong số các thành viên bên trong hoặc thành viên bên ngoài sở giao dịch chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE) có một số ban để tư vấn về các quyết định của Sở giao dịch, các ban này bao gồm những người thuộc lĩnh vực hoạt động về chứng khoán và các học giả. Các ban tư vấn gồm Ban tư vấn về quốc tế hoá thị trường chứng khoán, Ban tư vấn về các công cụ phái sinh, Ban tư vấn về công bố thông tin của công ty, Ban kỷ luật và Ban hoạt động thị trường. Tuy nhiên, ở KSE hoạt động của các tiểu ban này không được mạnh mẽ lắm.
Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông có một số tiểu ban thường trực làm việc rất gắn bó với hội đồng quản trị. Một số tiểu ban gồm các uỷ viên hội đồng quản trị, trong khi đó cũng có một số tiểu ban bao gồm các thành viên từ bên ngoài là các chuyên gia về thị trường chứng khoán. Hiện tại, HKSE có 14 tiểu ban, gồm: Ban kiểm soát, Ban tiền lương, Ban kỷ luật, Ban kháng án, Ban điều hành, Ban tài chính, Ban niêm yết, Ban giao dịch, Ban thành viên, Ban thông tin công ty...
Sở Giao dịch chứng khoán New York có 10 ban: Ban điều hành, Ban kiểm soát, Ban thanh tra, Ban nhân sự và tiền lương, Ban chính sách xã hội, Ban thị trường, Ban tài chính, Ban chỉ định... Ngoài ra các ban tư vấn giúp cho hội đồng quản trị các thông tin chính xác về nhu cầu và mối quan tâm của các lĩnh vực, như tư vấn về giao dịch tại sở giao dịch, Ban tư vấn châu âu, Ban tư vấn pháp lý, Ban tư vấn thị trường vốn quốc tế, Ban tư vấn về các nhà giao dịch có tổ chức, Ban tư vấn về các nhà đầu tư cá nhân...
Các phòng, ban của sở giao dịch chứng khoán
Tùy theo công việc hoạt động của sở giao dịch chứng khoán mà chia thành nhóm hay các bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, không có một phương pháp phân chia chung nào cả, mà phần lớn các sở giao dịch chứng khoán dựa trên cơ sở đặc thù của mình để phân chia thành các nhóm sao cho đạt được hiệu quả tối ưu trong hoạt động của mình. Khi mới thành lập sở giao dịch chứng khoán sẽ chỉ có một số phòng nhất định liên quan đến các hoạt động thành viên, niêm yết, giao dịch, giám sát và công bố thông tin. Về sau thị trường phát triển và có thêm các phòng ban khác nhằm giúp điều hành các công việc, như phòng các công cụ phái sinh, phòng quốc tế hoá thị trường...
Tuy nhiên, các phòng ban được xây dựng trên cơ sở 3 khối công việc sau:
- Các phòng chuyên môn:
+ Phòng giao dịch
+ Phòng niêm yết
+ Phòng thành viên
- Các phòng phụ trợ:
+ Phòng kế hoạch và nghiên cứu
+ Phòng hệ thống điện toán.
+ Phòng tổng hợp - đối ngoại
- Các phòng về kiểm soát và thư ký.
Chức năng của một số phòng, ban chính:
a) Phòng kế hoạch và nghiên cứu: Hoạt động trên 3 lĩnh vực: lập kế hoạch, nghiên cứu, quan hệ đối ngoại.
- Lĩnh vực lập kế hoạch: Bao gồm các vấn đề liên quan đến việc thiết lập mục tiêu quản lý, kế hoạch dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm, đồng thời phân tích việc thực hiện kế hoạch; cơ cấu tổ chức nội bộ và kế hoạch tổ chức dài hạn; thu, chi và phân bổ ngân sách tài chính; phát triển các dịch vụ sản phẩm mới; xem xét các quy định và quy chế…
- Lĩnh vực nghiên cứu: Bao gồm: nghiên cứu và phân tích xu hướng của nền kinh tế, các ngành kinh tế và các thị trường vốn trong nước và quốc tế, xuất bản các tài liệu báo cáo nghiên cứu định kỳ; nghiên cứu và thống kê hoạt động của hệ thống thị trường vốn nội địa.
- Lĩnh vực quan hệ quốc tế: Bao gồm: trao đổi thông tin với nước ngoài; thu thập các tin về các thị trường chứng khoán quốc tế qua các nguồn thông tin nhằm theo dõi xu hướng thị trường; hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán, ủy ban chứng khoán, các tổ chức quốc tế khác về thị trường chứng khoán; xuất bản các ấn phẩm bằng tiếng Anh.
b) Phòng giao dịch
Hoạt động trên các lĩnh vực sau:
- Phân tích và báo cáo về biến động của thị trường.
- Đảm bảo duy trì sàn giao dịch và các hệ thống khác tại sàn.
- Thay đổi thời gian giao dịch, biên độ giá, giá tham chiếu...
- Quản lý giao dịch các chứng khoán (cảnh báo; kiểm soát; đình chỉ...).
c) Phòng niêm yết
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết (lần đầu, bổ sung, tái niêm yết, tách gộp...).
- Kiểm tra, chấp thuận hoặc hủy bỏ niêm yết chứng khoán.
- Nhận và phân tích các báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết.
- Phân loại niêm yết theo nhóm ngành, xây dựng mã số chứng khoán niêm yết.
- Đề nghị chứng khoán đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ hoặc hủy bỏ niêm yết.
- Thu phí niêm yết lần đầu và phí quản lý niêm yết hàng năm.
d) Phòng thành viên
- Chấp thuận thành viên, đình chỉ và bãi miễn tư cách cách thành viên.
- Phân loại các thành viên.
- Quản lý thu phí thành viên và các quỹ khác. Phân tích, đánh giá hoạt động thành viên
e) Phòng công nghệ tin học
- Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, lập kế hoạch và phát triển hệ thống điện toán.
- Các vấn đề liên quan đến quản lý và vận hành hệ thống điện toán.
- Các vấn đề liên quan đến việc quản lý thông thị trường qua hệ thống bảng điện tử, thiết bị đầu cuối, mạng Internet…
f) Văn phòng
Bao gồm các công việc sau:
- Các vấn đề liên quản đến các hợp đồng ký kết với bên ngoài.
- Tài liệu, lưu trữ, in ấn, huỷ công văn, giấy tờ...
- Các vấn đề liên quan đến người lao động, lương và quyền lợi người lao động.
- Lập kế hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
- Các vấn đề liên quan đến kế toán, quản lý vốn và thuế.
- Mua sắm trang thiết bị, tài sản
- Xây dựng công trình trụ sở, quản lý thuê và cho thuê khác.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các tiểu ban hỗ trợ về chức năng của sở giao dịch chứng khoán càng nhiều cơ quan quản trị càng cần phải chia thành nhiều ban, các ban này có chức năng tư vấn, hỗ trợ cho hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành trên cơ sở đưa ra các ý kiến đề xuất thuộc lĩnh vực ban của mình nghiên cứu...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các tiểu ban hỗ trợ. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.