Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các vấn đề chung về huy động vốn của NHTM và đặc trưng tín dụng ngân hàng thương mại

VnDoc xin giới thiệu bài Các vấn đề chung về huy động vốn của NHTM và đặc trưng tín dụng ngân hàng thương mại được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

Là hình thức huy động truyền thông của NHTM, là điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, hình thức này làm cho Ngân hàng còn được gọi là tổ chức nhận ký thác, trong khi các tổ chức phi Ngân hàng được gọi là các tổ chức không nhận ký thác

Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và rất lớn, nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền các NHTM đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau:

1.1. Tiền gửi thanh toán

Là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán, theo đó Ngân hàng thực hiện việc trích chuyển tiền của khách hàng phải thanh toán bằng cách ghi Nợ vào tài khoản, chuyển sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng bằng bút toán ghi Có vào tài khoản, điều kiện để thực hiện nghiệp vụ thanh toán này đòi hỏi khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng.

Số dư Có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có thể hình thành từ hai nguồn:

  • Do khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản ở Ngân hàng
  • Do khách hàng nhận tiền chuyến từ tài khoản của các nơi khác đến

Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào. Ngân hàng có thể sử dụng số dư tạm thời nhàn rỗi này trở thành nguồn vốn của Ngân hàng. Tài khoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, nên Ngân hàng không chủ động trong việc sử dụng loại tiền gửi này do vậy thường trả lãi suất rất thấp hoặc thậm chí không trả lãi suất, bởi vậy số dư trên từng tài khoản không lớn nhưng do Ngân hàng là trung tâm cung cấp dịch vụ thanh toán, nên với số lượng khách hàng rất đông, thường xuyên giao dịch khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả khách hàng trở nên không nhỏ.

1.2. Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền nhàn rỗi muốn gửi Ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Đối với Ngân hàng vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào, nên Ngân hàng phải đảm bảo mức tồn quỹ để chi trả và khó lên được kế hoạch chủ động nên trả lãi rất thấp.

Tiết kiệm định kỳ: Khác hẳn với loại tiết kiệm không kỳ hạn tiết kiệm loại này dành cho các tổ chức cá nhân có mục tiêu sinh lợi. Lợi tức có được theo lãi suất cao định kỳ trong thời kỳ có biến động về tiền tệ, mức lãi suất thay đổi theo kỳ hạn gửi (3, 6, 9, 12 tháng) tùy theo loại tiền gửi (VND, USD, EURO) hay vàng.

Các loại tiết kiệm khác: Như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang, với nét đặc trưng riêng nhằm đa dạng hóa hình thức và khuyến khích thu hút khách hàng tăng tính cạnh tranh giữa các khách hàng.

2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, theo điều kiện trả lãi và các khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Các nội dung ghi trên chứng từ có giá gồm:

Mệnh giá: Là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá và phát hành theo hình thức chứng chỉ, hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.

Thời hạn: Là khoảng thời gian từ lúc tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết thời gian cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ

Lãi suất được hưởng: Là tỷ lệ lãi áp dụng để tính cho người mua giấy tờ có giá được hưởng

Giấy tờ có giá được chia thành nhiều loại khác nhau như ký danh, vô danh

2.1. Huy động vốn ngắn hạn

Các tổ chức tín dụng thường phát hành chứng từ có giá ngắn hạn để huy động vốn ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng) bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Khi phát hành giấy tờ có giá các tổ chức tín dụng phải được NHNN xem xét phê chuẩn, phải lập hồ sơ đề nghị phát hành bao gồm:

  • Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn: Mục đích phát hành, phương án sử dụng, số lượng giấy tờ có giá ngắn hạn đầu năm tài chính, tổng số mệnh giá phát hành giấy tờ có giá trong năm tài chính, số đợt và thời điểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành.
  • Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm phát hành
  • Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính
  • Điều lệ và giấy phép hoạt động (đối với tổ chức phát hành lần đầu)
  • Các thay đổi về bộ máy tổ chức nếu có

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, tổ chức tín dụng sẽ phải ra thông báo công khai về đợt phát hành đó trên thông tin đại chúng, trong thông báo phải đầy đủ những thông tin tối thiểu như sau:

  • Tên đơn vị phát hành
  • Loại chứng từ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi...)
  • Tổng định giá của đợt phát hành
  • Thời hạn giấy tờ có giá
  • Hình thức phát hành: Như đấu thầu công khai hoặc hạn chế
  • Ngày phát hành,
  • Ngày đến hạn thanh toán
  • Lãi suất, cách trả lãi
  • Phương thức hoàn trả tiền gốc

2.2. Huy động vốn trung và dài hạn

Để huy động vốn trung và dài hạn (3 năm, 5 năm, 10 năm) các NHTM có thể phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và cổ phiếu. Trái phiếu do Ngân hàng phát hành được xem là một loại công ty. Trái phiếu này rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ

2.3. Huy động vốn từ các tố chức tín dụng khác và từ Ngàn hàng Trung ương

NHTM có một bộ phận vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHNN. Các tổ chức tín dụng khác mở tài khoản ở NHTM để tham gia dịch vụ thanh toán thông qua đó NHTM có thể huy động vốn giống như các doanh nghiệp khác, ngoài ra NHTM còn vay của NHNN dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu

2.4. Các giải pháp khác về huy động vốn

NHTM có thể huy động vốn bằng các hình thức như sau:

  • Ngân hàng phát hành các loại chứng từ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn... để huy động vốn trong trường hợp cần thiết.
  • Sáp nhập và mua lại các ngân hàng không còn khả năng thanh toán.
  • Huy động nguồn tiền gửi từ nhân viên, người lao động trong nội bộ ngân hàng nhằm mục đích cơ bản tảng nguồn vốn huy động và thu hút nhân lực có trình độ cao.

3. Đặc trưng tín dụng ngân hàng thương mại

Tín dụng Ngân hàng có các đặc trưng sau:

  • Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng.
  • Tài khoản giao dịch trong tín dụng Ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay bằng tiền và cho thuê (bất động sản và động sản)
  • Sự chuyển nhượng theo nguyên tắc hoàn trả theo thời gian như trong hợp đồng thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng
  • Giá trị hoàn trả bao gồm cả vốn gốc, lãi và phí tín dụng.

Sự chuyển nhượng phải dựa trên cơ sở pháp lý như hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng... Trong đó khách hàng cam kết với Ngân hàng hoàn trả khi đến hạn thanh toán.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các vấn đề chung về huy động vốn của NHTM và đặc trưng tín dụng ngân hàng thương mại về đặc điểm huy động vốn qua tài khoản tiền gửi, huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá, đặc trưng tín dụng ngân hàng thương mại...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các vấn đề chung về huy động vốn của NHTM và đặc trưng tín dụng ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm