Cách chọn giờ đẹp để làm lễ cúng ông Công ông Táo

Cách chọn giờ đẹp để làm lễ cúng ông Công ông Táo, cúng ông Công ông Táo giờ nào tốt, trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn chọn ngày đẹp, giờ đẹp năm 2022 cúng ông Táo về trời.

1. Cúng Táo quân 2022

Theo lệ thường, căn cứ vào Lịch vạn niên, người Việt tiến hành nghi lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, thời nay có nhiều thay đổi. Mọi người coi trọng việc thờ cúng cốt ở tấm lòng thành kính, bởi thế, nếu không có điều kiện cúng Táo quân đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có thể cúng trước 1 hoặc 2 ngày cũng không sao, miễn là không quá trễ.

Theo đó, thời gian cúng ông Táo có thể là từ 21 tháng Chạp cho đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Các gia đình có thể tùy chọn thời điểm phù hợp, giản tiện mà vẫn đảm bảo tính chất thiêng liêng để tiễn Táo quân về trầu trời, báo cáo Ngọc Hoàng.

2. Cúng Táo quân giờ nào tốt năm 2022

Ngày đẹp cúng ông Công ông Táo 2022

Xem ngày tốt xấu theo Lịch vạn niên 2022, các gia đình có thể tiến hành cúng Táo quân vào các ngày sau đây:

  • Ngày 21 tháng Chạp (tức 23/1/2022 dương lịch): Ngày Bính Tý, niên mệnh Giản Hạ Thủy, Lục nhâm Lưu niên.
  • Ngày 23 tháng Chạp (tức 25/1/2022 dương lịch): Ngày Mậu Dần, Hoàng Đạo, niên mệnh Thành Đầu Thổ, Lục nhâm Xích khẩu.

Giờ tốt cúng ông Công ông Táo năm 2022

+ Với ngày 21 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.

Dân gian lưu truyền bài thơ sau về giờ Tốc hỷ:

Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề.

Nếu tiến hành cúng ông Công ông Táo vào khung giờ này, hứa hẹn năm mới gặp nhiều niềm vui, may mắn, xuất hành thuận lợi, dễ dàng hóa giải những xui xẻo, bệnh tật có thể gặp phải cho mọi thành viên trong nhà.

+ Với ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h).

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời (như đã nêu phía trên).

+ Riêng với giờ Ngọ:

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo. Vì thế, tùy quan niệm mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị).

Cách chọn giờ đẹp để làm lễ cúng ông Công ông Táo

Sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng cá chép với ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn làm phương tiện cho các Táo chầu trời. Đến trưa ngày 30 Tết, các Táo lại có mặt tại hạ giới để tiếp tục công việc.

Chú ý:

Nếu các bạn bận việc quá thì các bạn có thể bao sái ban thờ vào tối ngày hôm trước, sáng hôm sau chỉ cần làm lễ thôi nhé! Để biết cách làm lễ bao sái ban thờ, bát hương chuẩn nhất các bạn có thể tham khảo qua bài viết sau đây:

Sau khi làm lễ cúng Táo công các gia đình thường tất bật để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên, lễ cúng giao thừa. Để biết cách chuẩn bị cho các ngày lễ cuối năm được chu đáo hơn, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của VnDoc:

Và còn rất nhiều bài viết hay về Tết âm lịch mời các bạn xem thêm trên chuyên mục Tết nguyên đán 2022 của VnDoc.

Đánh giá bài viết
1 7.935
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm