Cách đặt gà cúng đúng trên mâm cỗ ngày Giỗ, Tết

Gà luộc luôn là lễ vật không thể thiếu trên bàn cúng gia tiên, các vị thần nhân ngày giỗ, lễ Tết. Tuy nhiên cách đặt gà cúng sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách đặt gà cúng đúng cho các bạn cùng tham khảo.

1. Ý nghĩa gà cúng trong tâm linh

Theo tín ngưỡng văn hóa thì gà luộc/ gà quay là lễ vật không thể thiếu trên mâm cỗ dâng cúng gia tiên, các vị thần linh trong ngày lễ, Tết. Một lễ vật tượng trưng cho cuộc sống dân giã của người dân Việt. Một con loài cần cù và siêng năng, luôn thức sớm để báo thức cho mọi người.

Từ ngày xưa, lễ vật gà cúng là món không thể thiêu trên mâm cỗ cúng gia tiên, đặc biệt là đêm giao thừa hay ngày đầu năm mới. Tuy là lễ vật khá quen thuộc của người Việt nhưng vẫn có nhiều người đặt sai gà cúng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa tâm linh phong thủy.

2. Cúng Tất niên gà quay ra hay quay vô

Tuy gà luộc, gà quay là lễ vật không thể thiếu trên mâm cỗ cúng gia tiên, các vị thần linh. Nhưng vẫn có nhiều người không biết cách đặt gà sao cho hợp lý. Chẳng may đặt sai hướng sẽ bị gia tiên khiển trách. Sau đây là cách bày gà cúng đúng cách, mời quý bạn xem qua:

2.1. Gà cúng Tất niên quay ra hay quay vào

Gà cúng Tất niên quay ra hay quay vào là điều đang gây tranh cãi.

Vậy gà cúng tất niên quay hướng nào? Đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Bởi nhiều người cho rằng phải quay đầu gà ra ngoài mới đẹp mắt. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh thì và cúng tất niên gà quay ra hay quay vô phụ thuộc vào mâm lễ nhà bạn ở trong nhà hay ngoài trời:

  • Cúng ngoài trời: Gà phải đặt đầu quay ra đường, đặt gà như vậy với ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình. Mong muốn năm mới gia đình sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhận được nhiều tài lộc.
  • Cúng trong nhà: Lúc này đầu gà lại phải quay vào trong, hướng về phía bát hương với tư thế miệng mở, ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa, chân quỳ, cánh duỗi ra. Như vậy như thể hiện con gà đang chầu, thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu đến các vị gia tiên.

2.2 Cách đặt gà cúng Thần Tài – Thổ Địa

Cách bày gà cúng trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa cũng khá giống với cách bày gà cúng trên bàn thờ gia tiên. Sau khi luộc/ quay gà cúng, gia chủ đặt gà nguyên con lên đĩa to. (Nếu gà cúng đang buộc dây thì hãy nhớ tháo ra.)

Hãy bày gà nguyên con ngay ngắn chính giữa đĩa, sau đó cho tiết lòng đặt phía dưới bụng gà. Miệng gà thì hãy cho ngậm một bông hoa hồng đỏ, điều này tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng.

Lưu ý: Đầu gà cúng nên quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành. Trong phong thủy, hướng đặt gà cúng này có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu sáng vào ngôi nhà của gia chủ. Mang lại tài lộc và may mắn vào nhà.

2.3. Cách đặt gà cúng cô hồn, rằm tháng 7

Cách bày gà cúng cô hồn, rằm tháng 7 có chút khác biệt so với cách bày trí gà cúng gia tiên. Sau khi gà cúng chín, gai chủ cũng đặt chính giữa một chiếc đĩa to. Miệng gà cúng phải há thật to quay về hướng bát hương. Chân gà cúng phải quỳ và cánh gà cúng phải duỗi ra tự nhiên. Nếu đặt gà cúng quay ra ngoài có nghĩ là gà không chịu chầu, điều này sẽ bất kính với các vong hồn.

Với 2 cách bày trí gà cúng trên mâm cỗ thì cách đặt gà hướng quay ra ngoài sẽ mang ý nghĩa tâm linh phong thủy hơn. Song điều quan trọng của người dâng lễ chính là sự thành kính. Hướng đặt lễ vật đẹp hay xấu không quan trọng.

2.4. Cách đặt gà cúng giao thừa

Khi chuẩn bị mâm cỗ giao thừa cúng ngoài trời, phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

2.5. Cách đặt gà cúng bàn thờ gia tiên

Khi đặt gà cúng trên ban thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu, nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.

Thực tế là gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức, chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.

3. Những điều cần lưu ý khi đặt gà cúng

  • Khi bày trí gà cúng trên mâm cỗ, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:– Khi thắp hương gia tiên, các vị thần linh,… Gia chủ nên cúng gà luộc/quay nguyên con. Như vậy gia chủ mới bày tỏ hết lòng thành kính, nghiêng cẩn và đẹp mắt. Gia chủ có thể chọn gà trống hoặc gà mái tùy ý. Đặc biệt với ngày mùng 3 tết (ngày ra mắt đầu năm), gia chủ cần cúng cặp gà vừa trống vừa mái.
  • Tuyệt đối không chặt nhỏ thịt gà cúng, điều này thiếu sự trang nghiêm và thành kính với gia tiên.

4. Bí quyết luộc gà cúng đẹp

Để có con gà cúng hoàn hảo, bạn nên lưu ý cẩn thận ngay từ khâu chọn gà. Bạn cần chọn gà trống, loại gà ta có trọng lượng sau mổ chừng 1,5kg. Không nên mua con gà quá to vì sẽ khó đẹp hơn khi bày mâm, thịt cũng dai hơn.

Gà cúng phải khỏe mạnh, trông nhanh nhẹn, lông mượt, mào đỏ tươi, da vàng, cặp chân nhỏ và ức nở. Con gà có đặc điểm này không chỉ chắc thịt mà còn có dáng đẹp hơn sau khi luộc và bày lên mâm.

Gà mua về không nên thịt ngay, nên cởi dây trói chân, thả vào chuồng hoặc lồng để nó có thể đi lại trong nửa ngày hoặc chí ít là vài tiếng đồng hồ để máu lưu thông, tránh tình trạng gà luộc lên bị thâm đen phần chân do tụ máu chỗ bị trói.

Với gà cúng, bạn không thể mổ phanh như để làm món rang, chiên hay luộc ăn bình thường. Nhất thiết phải mổ moi thì mới có thể tạo dáng đẹp, và tránh tình trạng co da. Cắt rời phần chân từ khuỷu để tránh tình trạng co da khi luộc gây nứt toác ở phần đùi.

Để tạo dáng gà chầu, bạn lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Đây là khâu cần sự cẩn thận, khéo léo để cánh không bị cong, gãy mà vẫn hướng ra ngoài về phía miệng. Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau (độ chặt vừa phải để tránh tạo vết hằn hoặc rách da sau khi luộc).

Xát bột nghệ lên toàn bộ phần bề mặt con gà, để trong 5 phút rồi mới luộc để tạo màu vàng đẹp mắt. Đặt con gà vào nồi, phần bụng hướng xuống dưới, đổ ngập nước lạnh, đun với lửa lớn. Thêm vào vài lát gừng, ít hành khô đập dập, hành lá, ít muối và bột nêm... với mục đích khử mùi và tăng vị ngọt.

Khi nước sôi, giảm lửa để tránh nứt da gà do nước sôi mạnh, đun thêm khoảng 7 phút (vớt hết bọt nếu có để da gà được sáng màu, bóng mướt) rồi tắt bếp, đậy vung lại trong 15 phút nữa để gà tiếp tục chín tới mà không bị nứt da. Dùng tăm nhỏ xiên vào đùi gà, nếu không thấy nước đỏ chảy ra là gà vừa chín.

Vớt gà vào nồi nước lạnh cho nhanh nguội, giúp da giòn hơn. Khi gà nguội bớt, bạn phết bên ngoài da chút dầu ăn pha bột nghệ để có màu vàng bóng đẹp mắt.

Tuy nhiên để buộc được gà lễ đẹp thì nhất định các bạn phải biết cách luộc gà ngon không bị nát, như vậy thì mới có thể bày gà lên mâm cỗ cúng giao thừa được. Sau khi đã buộc gà lễ xong xuôi các bạn bày lên ban thờ và bắt đầu tiến hành làm lễ cúng giao thừa trong nhà, lễ cúng giao thừa ngoài trời để đón tân niên.

5. Các bài viết liên quan đến Tết Nguyên Đán

  1. Bao sái là gì? Bao sái bàn thờ cuối năm cần lưu ý gì?
  2. Bài Cúng ông Công ông Táo
  3. Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
  4. Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
  5. Bài cúng Tất Niên cuối năm
  6. Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống
  7. Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
  8. Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
  9. Lời chúc Tết hay và ý nghĩa

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Cách đặt gà cúng đúng trên mâm cỗ ngày Giỗ, Tết. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.763
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm