Em hãy giải thích câu ca dao “Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Văn mẫu lớp 9: Em hãy giải thích câu ca dao “Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Giải thích câu ca dao “Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Dễ nhận thấy được rằng người Việt Nam nói chung luôn luôn rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, trong kho tàng văn học dân gian đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện. Có lẽ chính vì thế mà các bậc tiền nhân trước như cũng đã khuyên nhủ mọi người hãy nâng niu, cũng như cũng phải biết gìn giữ tình cảm cha con, anh em đầm ấm hạnh phúc. Và có thể thấy được một trong những lời khuyên đó là:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Dễ nhận thấy được câu ca dao đã so sánh tình anh em với một hình ảnh cụ thể và dễ hiểu để lời khuyên thấm vào lòng người biết bao nhiêu. “Khôn ngoan đối đáp người ngoài” ý như muốn nói để đối đáp, so bì thiệt hơn. Với vế sau thì cha ông ta lại so sánh hình ảnh con gà thật thú vị nhưng dường như cũng thật là gần gũi biết bao nhiêu. Gà cùng một mẹ cũng như là anh em trong một nhà. “Đá nhau” chính là một từ muốn nói về những sự bất đồng, xích mích giữa các anh em trong một gia đình. Đã là anh em trong gia đình thì có chuyện gì có thể bàn bạc với nhau để tìm ra một lối thoát có lý nhất và hợp tình nhất. Tất cả nên nhường nhịn nhau, nghe nhau nói rõ câu chuyện để có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất có thể. Lý do chúng ta phải nhường nhịn nhau là bởi chúng ta là anh em, là “gà chung một mẹ”.
Sống trên đời không ai là có thể hoàn hảo được cả, nhưng quan trọng hơn là ta có biết được những điểm yếu của mình để có thể tìm hướng giải quyết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với anh em trong nhà nữa. Chúng ta cũng cần phải hiểu được rằng một khi đã là anh em thì đói khi no,lúc đủ lúc thiếu …. ở những giai đoạn đó tất cả chúng ta cũng phải quan tâm đến nhau, không nên so đo tính toán thiệt hơn. Ta có thể thấy được mỗi hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng tình anh em trước sau như một. Anh em cũng được ví von đó chính là giọt máu sẻ đôi. Ta như cũng đã thấy được rằng chính tình cảm anh em là tình cảm ruột rà cho nên sự đùm bọc lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên, tất yếu.
Khi đã là “gà cùng một mẹ” thì chúng ta cũng nên đùm bọc có nghĩa là giúp đỡ, che chở, cũng như là biết san sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, mọi điều sướng khổ. Thông qua câu ca dao đã nêu lên một cách cư xử hợp lí, hợp tình trên nền tảng đạo đức là lòng nhân ái của con người chúng ta. Một khi đã là anh em ruột thịt thì cần phải giúp đỡ nhau hết mình, vì sẽ chẳng có ai mà có thể đùm bọc hơn là người thân, anh em ruột thịt.
Có thể thấy được khi chúng ta quan tâm săn sóc lẫn nhau còn là trách nhiệm, bổn phận của mỗi người anh, người em trong gia đình. Ta cũng đã biết đến “Sự tích trầu cau” chính là câu chuyện xúc động về tình anh em thắm thiết. Truyện nói về hai anh em họ Cao mồ côi cả cha và mẹ. Hai người này cùng đến học ở nhà thầy đồ họ Lưu. Và hai anh em họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất, khiến cô con gái thầy đồ cảm động, và cô cũng đã đem lòng yêu mến và thành vợ người anh. Thế rồi, chỉ vì một sự hiểu lầm mà người em xấu hổ phải ra đi. Người anh lúc này đây thì thương em cũng bỏ nhà đi tìm … Ta như có thể thấy được chính tình nghĩa anh em sâu nặng đã khiến đất trời thương xót, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá vôi, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu – một nét đẹp văn hóa Việt xa xưa. Còn ta cũng không thể quên được nhân vật người anh tham lam, độc ác trong truyện “Cây khế” cũng đã bị người đời lên án và dành cho hắn một kết cục bi thảm là bỏ xác giữa biển khơi xa.
Tình anh em cũng được đánh giá là một thứ tình cảm thiêng liêng và rất đáng trân trọng biết bao nhiêu. Để có một tình anh em keo sơn một nhà là một điều hết sức đáng trân trọng và nhà nào cũng mong muốn có được điều đó. Hãy sống thuận hòa với nhau, bởi “Anh em như thể tay chân”.
Thông qua câu ca dao “Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” đó như nói lên bài học đạo đức từ câu ca dao trên có ý nghĩa sâu sắc và cũng thật là thấm thía biết bao nhiêu. Ngày nay, ta dường như cũng thấy được chính bài học đó càng có ý nghĩa giáo dục to lớn hơn khi trong xã hội vẫn còn tồn tại không ít những cảnh tượng ngang trái, những sự thật đau lòng, vì quyền lợi cá nhân ích kỷ mà người ta sẵn sàng dứt bỏ tình nghĩa anh em ruột thịt của mình. Chúng ta cần phê phán cũng như lên án hành động đó. Đã là anh em – gà cùng một mẹ thì cần phải biết yêu quý nhau.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy giải thích câu ca dao “Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 9 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.