Cách sử dụng phần mềm Trans dạy học trực tuyến

Việc sử dụng phần mềm giảng dạy trực tuyến hiện đang là biện pháp học tập từ xa hữu hiệu cho cả học sinh và giáo viên. Ngoài ứng dụng dạy trực tuyến Zoom thì còn phần mềm nào dạy online tốt không? Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ thêm cho các bạn một phần mềm dạy trực tuyến khác là phần mềm Trans. Sau đây là chi tiết cách cài đặt phần mềm Trans cũng như cách sử dụng Trans để dạy học, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Tải Trans cho máy tính

Để tải phần mềm Trans cho máy tính các bạn nhấn vào đây.

2. Cách cài đặt phần mềm Trans

Bước 1:

Nhấn chọn link tải TranS cho Windows hoặc Mac để tải phần mềm TranS về máy tính.

Bước 2:

Nhấn chuột phải hoặc kích đúp vào file SetupTranS.exe mới tải về → Run.

Bước 3:

Ngay sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ Welcome to the TranS Setup Wizard hãy nhấn Next để đi tiếp.

Bước 4:

Tại cửa sổ Choose a file location bạn hãy chọn thư mục cài đặt ở mục BrowseNext.

Cách cài đặt Trans

Bước 5:

Giao diện Begin installation of TranS sẽ xác nhận lại việc cài đặt, nhấn Install để bắt đầu cài đặt.

Cách cài đặt Trans

Khi quá trình cài đặt hoàn tất hệ thống sẽ có thông báo cài đặt TranS thành công.

Bước 6:

Nhấn Run TranS để bắt đầu sử dụng ứng dụng.

Cách cài đặt Trans

3. Cách dùng Trans học trực tuyến

Bước 1. Khởi động chương trình

Nhấn đúp chuột vào biểu tượng TranS trên màn hình Desktop (máy tính) hoặc trên màn hình ứng dụng (Smartphone)
0 0

Bước 2: Đăng nhập

Từ cửa sổ đăng nhập, nhập tài khoản (email, password)
1 1
Nếu trước đó đã đăng nhập, hãy nhập lại đúng email để xác nhận và đăng nhập
1

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, xuất hiện giao diện chính của chương trình

2

Một số lưu ý:

  1. Số hiệu TranS ID của bạn: (ví dụ 173526) là mã (số hiệu ID) của người đăng nhập.
  2. Nếu là Giảng viên: Mã số này chính là mã số của lớp học, Giảng viên cần cung cấp mã số này cho Sinh viên/Học viên, để Sinh viên/Học viên tham gia vào lớp học
  3. Nếu là Sinh viên/Học viên: Mã số này được hiển thị kèm theo thông tin của Sinh viên/Học viên, giúp Giảng viên kiểm tra việc điểm danh cũng như mức độ tham gia lớp học của người học

Bước 4:

Dành cho giáo viên

  • Nếu giảng viên thực hiện buổi giảng dạy tự do (không theo lịch hay thời khóa biểu) có thể chọn ngay chức năng Giáo viên để khởi tạo phòng học và bắt đầu buổi giảng dạy.
  • Nếu thực hiện theo lịch hay thời khóa biểu, Giảng viên cần chọn CÀI ĐẶT PHÒNG để thực hiện cấu hình một số thông tin của lớp học: Kiểm tra danh sách học viên, Cài đặt phòng, Cài đặt lịch/thời khóa biểu ...
3
Cửa sổ cài đặt phòng học

4.1. Tiếp theo, chọn Cài đặt phòng:

4
Kiểu phòng:
  • Bất kỳ khi nào (vào dạy/học bất cứ lúc nào)
  • Theo lịch (theo thời gian định sẵn)
  • Lịch chu kỳ (theo thời khóa biểu)

Chọn yêu cầu xác thực với người dùng:

  • Vào tự do: Cho phép vào tự do mà không cần đăng nhập (không khuyến khích vì khó kiểm soát việc điểm danh)
  • Phải đăng nhập: Chỉ chấp nhận vào phòng khi đăng nhập và tham gia theo TranS ID (khuyến khích)
  1. Tắt tất cả video của người vào học: Tích chọn để không cho phép hiển thị video người học (giúp tiết kiệm lưu lượng nhằm tăng độ mượt cũng như tốc độ truyền tín hiệu từ giảng viên đến lớp học)
  2. Tắt âm ding dong khi có người mới vào: Tích chọn để tắt cảnh báo chuông khi có người tham gia lớp học

Sau cùng, chọn Lưu để hoàn tất cài đặt Phòng

4.2. Chọn Đặt lịch phòng

Chức năng này chỉ được phép khi trong phần Cài đặt phòng chọn hình thức Theo lịch hoặc Lịch chu kỳ

5
Danh sách lịch phòng
6
Thêm lịch phòng theo lịch bất kỳ
6 1
Theo lịch phòng hình thức Thời khóa biểu
Lưu ý: Nếu Giảng viên cài đặt phòng, chỉ có thể vào lớp (Chọn Giảng viên) khi chọn hình thức tự do. Nếu lớp học diễn ra theo lịch, Giảng viên vào phòng bất cứ khi nào, sẽ xuất hiện hộp thoại cảnh báo sau đây:
7
4.3. Sau khi chọn chức năng Giáo viên để khởi tạo phòng học, xuất hiện cửa sổ video giống như Zoom.
Bước tiếp theo, Giảng viên cần kiểm tra microphone và camera (laptop) hoặc camera (chân đế gắn ngoài) để phục vụ cho việc thu âm và ghi hình buổi học

Thực hiện như sau:

Góc dưới bên phải cửa sổ, chọn mũi tên cạnh Mute
9
Chọn Audio Setting để kiểm tra Microphone (lưu ý bật loa để kiểm tra): Chọn Test Speaker Test Mic
10
Kiểm tra camera: Góc dưới bên phải cửa sổ chính, chọn mũi tên cạnh Stop Video
9 1
Tiếp theo, chọn Video Setting để thiết lập một số tính năng khác.

4.4. Tắt một số tính năng đối với Sinh viên/Học viên

Việt tắt các tính năng này, đảm bảo cho việc người học không tự ý chia sẻ (share) màn hình hoặc thực hiện vẽ chú thích lên màn hình mà giảng viên đang chia sẻ. Chỉ có Giảng viên mới thực hiện việc chia sẻ hoặc vẽ chú thích.

Thực hiện như sau:

  • Tắt chức năng chia sẻ màn hình (SHARE)
Nhấn vào mũi tên bên cạnh Share, chọn Advanced Sharing Option
9 2
Chọn Only Host như hình dưới đây (chỉ có Giảng viên mới có thể chia sẻ)
13
  • Tắt chức năng vẽ chú thích (Annotation)
Chọn chức năng Share để thực hiện chia sẻ màn hình, chọn Screen để chia sẻ màn hình, chọn Whiteboard để chia sẻ nội dung được thể hiện trên bảng (dùng camera chân đế để ghi hình các nội dung từ bảng viết), tiếp theo chọn Share
13 1
Kế tiếp, chọn More, tiếp theo chọn Disable partiipants annotation
Đến đây, nếu hình ảnh hiển thị và thiết bị âm thanh hoạt động ổn định, việc kiểm tra thành công. Giáo viên bắt đầu có thể thực hiện các hoạt động giảng dạy của mình.
Bước 5: Một số thao tác khi thực hiện buổi giảng dạy

5.1. Mời học viên tham gia vào phòng: Chọn chức năng Invite (Alt+I)

5.2. Điểm danh hoặc theo dõi học viên:

5.2.1 Theo dõi hoạt động của học viên: Chọn chức năng Manager Participants (Alt+U)
Danh sách người học được hiển thị tại khung bên phải của cửa sổ, màn hình hiển thị và tên của người học được hiển thị theo danh sách (List Speaker View) hoặc dạng lưới (Gallery View): Cửa sổ chính bên trái
Đánh giá bài viết
1 4.501
Sắp xếp theo

Thủ thuật văn phòng

Xem thêm