Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm thụ văn học bài: Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Văn mẫu lớp 7: Cảm thụ văn học bài: Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan dưới đây gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Cảm thụ văn học bài: Qua đèo Ngang mẫu 1

Qua bài thơ “Qua đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng nghệ thuật đối cùng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang đồng thời bộc lộ được nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của mình. Bốn câu thơ đầu, tác giả gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang hiện lên hoang sơ heo hút, cuộc sống vắng vẻ, không gợi được cảm giác vui cho con người trong tâm trạng cô đơn. Đầu tiên, ở hai câu đề, khi tác giả mới bước tới Ngang lúc vào buổi chiều tà, đứng dưới đèo thấy cảnh vật hoang sơ, heo hút, cây cối phải chen chúc nhau mới có thể tồn tại. Sau đó, ở hai câu thực, khi điểm nhìn thay đổi, đứng trên cao ngắm xuống dưới và ra xa, tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên sự ấn tượng, thấy những người tiều phu vất vả phải còng lưng gánh củi, xa xa bên sông chỉ thưa thớt vài căn nhà. Bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả được bộc lộ gợi lên niềm hoài cổ và nỗi buồn cô đơn. Ở hai câu luận, khi tác giả nghe tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa kêu, lòng lại xao xuyến nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc mà không thể nào xiết! Cuối cùng, ở hai câu kết, tác giả sử dụng hình ảnh đối, lấy cái bao la, mênh mông tương phản với cái nhỏ bé gợi lên nỗi buồn cô đơn, hướng vào nội tâm con người. Qua đó, thấy được cảnh thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan.

Cảm thụ văn học bài: Qua đèo Ngang mẫu 2

Bà Huyện Thanh Quan là 1 trong số rất ít nữ sĩ hiếm có đã ghi lại tên tuổi của mình trong văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm của bà hiện còn sáu bài thơ Đường luật, trong đó có bài" Qua Đèo Ngang" rất tiêu biểu và quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời, non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Đọc bài thơ, điều đầu tiên làm em ấn tượng sâu sắc là bức tranh buồn về cảnh Đèo Ngang. Nhà thơ đã đặt chân đến đèo Ngang vào buổi chiều tà, thời điểm này rất dễ gợi buồn, nhất là đối với những kẻ lữ thứ xa hương. Đến với câu thơ thứ hai" cỏ cây chen đá lá chen hoa", cảnh hiện lên qua hình ảnh núi rừng rậm rạp ít chịu tác động của con người. Đến với hai câu thơ tiếp theo:

"Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà."

Hình ảnh con người được hiện ra không những không làm cho bức tranh sống động hơn, đông đúc hơn mà nó còn góp phần gợi thêm sự hoang sơ, heo hút, đìu hiu, vắng vẻ ở nơi đây. Các lượng từ "vài", "mấy' kết hợp với hai từ láy "lom khom", "lác đác" đã diễn tả sọ sống con người thưa thớt ở Đèo Ngang. Không những vậy, những âm thanh được nói đến trong bài càng gợi buồn:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Âm thanh của con quốc quốc, gia gia, vốn dĩ nó đã rất não ruột, mà lại xuất hiện trong khung cảnh như vậy, thời điểm như vậy thì chắc chắn sẽ càng làm cho bài thơ hiện rõ sự trống trải, lạnh lẽo, cô đơn. Bằng nét nghệ thuật chấm phá, bà Huyện Thanh Quan đã mở ra 1 không gian gợi buồn.

Đọc bài thơ ta cảm nhận sâu sắc về tâm trạng của tác giả. Rõ ràng khi đứng trước một khung cảnh như vậy, chắc hẳn bà sẽ rất buồn, không những vậy, bà còn không có ai để sẻ chia, mà một nỗi niềm không thể sẻ chia sẽ gợi cho tác giả sự cô đơn, buồn lặng. Câu thơ cuối thể hiện sự cô đơn đến tuyệt đối với cảnh trời, non, nước bao la, hùng vĩ, bà như cảm thấy mình nhỏ bé, nỗi nhớ nước thương nhà lại càng thẳm sâu. Nếu như cụm từ "ta với ta" trong "Bạn đến chơi nhà" thể hiện một tình bạn, đôi bạn gắn bó sâu nặng thì ở đây, cụm từ bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Tuy nhiên, điều làm cho ta ngạc nhiên là sư hoài cổ của tác giả. Bà nhớ về một thuở vàng son đã đi vào dĩ vãng. Chứng tỏ rằng, bà cũng nhớ gia đình thiết tha, yêu nước sâu nặng.

Cảm thụ văn học bài: Qua đèo Ngang mẫu 3

Trong lòng văn thơ cổ Việt Nam có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm … Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang ” người đọc có thể thấu hiểu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc, kín đáo của nhà thơ .

Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này.. Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội. Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói:

“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”

Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy: Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quặng, đơn chiếc càng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi.Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quặn, tẻ nhạt, trống trải.

Tức cảnh sinh tình:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi… Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh đèo ngang. Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kỳ vàng son,hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà.Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa, buồn bã. Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng. Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la. Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn.Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .

“Qua đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Với cách sử dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín. Cảnh đèo ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm. Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ, ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Cảm thụ văn học bài: Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm