Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án)

Đề cương ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật

Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) có đáp án đi kèm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Phần 1: Lý luận về nhà nước

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật?

Bao gồm những nhóm vấn đề cơ bản sau đây:

  • Các quy luật cơ bản về sự hình thành, tồn tại, phát triển của nhà nước và pháp luật: được thể hiện trên nhiều phương diện như sự thống nhất, phù hợp giữa kiểu nhà nước và pháp luật; bước chuyển của kiểu nhà nước và pháp luật này đến kiểu nhà nước và pháp luật khác,…
  • Các vấn đề bao quát nhất của đời sống nhà nước và pháp luật như: bản chất, các kiểu, hình thức, chức năng, bộ máy, cơ chế vận động, hệ thống pháp luật, ý thức và văn hóa pháp luật,…
  • Hệ thống các khái niệm cơ bản về nhà nước và pháp luật
  • Các giá trị cơ bản của nhà nước và pháp luật

=> Khác với các ngành, các môn khoa học pháp lý khác, Lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất, bao quát toàn diện và có hệ thống về đời sống nhà nước và pháp luật; những quy luật cơ bản và đặc thù về sự hình thành, vận động và phát triển của nhà nước và pháp luật, trọng tâm là nhà nước và pháp luật XHCN.

Câu 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật?

1. Phương pháp luận

Phương pháp luận là cơ sở xuất phát điểm, hệ thống các cách thức, phương pháp, phương tiện nhận thức các hiện tượng khách quan; phương pháp tiếp cận các vấn đề cần nghiên cứu.

Phương pháp luận của Lý luận nhà nước và pháp luật là cơ sở xuất phát điểm để tiếp cận đối tượng nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật; quan điểm chỉ đạo quá trình nhận thức, thực tiễn các hoạt động xã hội – pháp lý; hệ thống các nguyên tắc, phạm trù tạo thành nhận thức về các hiện tượng nhà nước và pháp luật trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Trong đó hệ tư tưởng lý luận cho Lý luận nhà nước và pháp luật ở nước ta là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Phương pháp nghiên cứu nhà nước và pháp luật:

– Phương pháp trừu tượng khoa học:

  • Dựa trên cơ sở tách cái chung ra khỏi cái riêng, đi sâu nghiên cứu cái tất yếu, mang tính quy luật, bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
  • Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, đa dạng nên phải dùng phương pháp trừu tượng khoa học nghiên cứu để xây dựng nên các khái niệm, các đặc trưng và các quy luật, xu hướng vận động.
  • Đây là phương pháp cơ bản, được sử dụng thường xuyên trong việc nghiên cứu.

– Phương pháp phân tích và tổng hợp:

  • Phân tích là chia cái toàn thể ra thành những yếu tố đơn giản hơn để làm rõ bản chất, đặc trưng của vấn đề.
  • Tổng hợp là liên kết các yếu tố đã được phân tích để tìm ra những mối liên hệ cơ bản của vấn đề.
  • Đây là phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản.

– Phương pháp thống kê:

  • Là thu nhận những thông tin khách quan về số lượng, chất lượng của các hiện tượng nhà nước và pháp luật trong tiến trình vận động của chúng.
  • Có vai trò như là 1 công cụ hiệu quả trong nghiên cứu các hiện tượng nhà nước và pháp luật.

– Phương pháp quy nạp và diễn dịch:

  • Quy nạp: đơn lẻ => cái chung.
  • Diễn dịch: cái chung => cái riêng.

– Phương pháp so sánh: Cách này được sử dụng ngày càng rộng rãi, các hiện tượng nhà nước và pháp luật được xem xét trong các mối quan hệ so sánh với nhau để tìm ra những điểm tương đồng hoặc khác biệt.

– Phương pháp xã hội học: Cho phép nhận thức, đánh giá các hiện tượng nhà nước và pháp luật một cách khách quan trong đời sống thực tiễn.

– Phương pháp hệ thống: Được sử dụng trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về nhà nước và pháp luật. Bản thân nhà nước, pháp luật với tư cách là 2 hiện tượng cơ bản của đời sống xã hội cũng mang tính hệ thống.

Câu 3: Sự hình thành nhà nước trong lịch sử: các quan điểm khác nhau về sự hình thành nhà nước, các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử?

1. Thời kì cổ, trung đại:

– Thuyết Thần quyền: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, tạo ra nhà nước để bảo vệ trật tự chung

  • Phái Quân chủ: Vua thống trị dân chúng
  • Phái Giáo quyền: Giáo hội thống trị tinh thần, Vua thống trị thể xác, do đó Vua phụ thuộc vào Giáo hội.
  • Phái Dân quyền: khẳng định nguồn gốc quyền lực nhà nước là từ Thượng đế, thỏa thuận với phục tùng Vua với điều kiện Vua phải cai trị công bằng, không trái với lợi ích của dân.

– Thuyết Gia trưởng: nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, quyền lực nhà nước giống với quyền gia trưởng mở rộng.

2. Thế kỉ XVI – XVIII:

– Thuyết Khế ước xã hội: Sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của 1 khế ước được ký kết giữa những người sống trong tình trạng không có nhà nước, trong đó mỗi người giao một phần trong số quyền tự nhiên của mình cho nhà nước để nhà nước bảo vệ lợi ích chung cả cộng đồng. Vì vậy, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

– Thuyết Bạo lực: nhà nước xuất hiện từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác, là hệ thống cơ quan đặc biệt để thị tộc chiến thắng nô dịch kẻ bại trận, là công cụ của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu.

– Thuyết Tâm lý: nhà nước xuất hiện do nhu cầu con người muốn phụ thuộc vào thủ lĩnh, giáo sĩ, là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.

– Quan niệm “Nhà nước siêu Trái đất”: sự xuất hiện của Xã hội loài người và nhà nước là do nền văn minh ngoài Trái đất.

3. Thế kỉ XIX – nay:

– Học thuyết Mác-Lênin: Sự tồn tại của nhà nước là tất yếu khách quan, không phải là thực thể tồn tại vĩnh viễn bất biến mà sẽ có sự hình thành, phát triển và tiêu vong.

– Thực tiễn cuộc sống: nhà nước ra đời dựa trên sự tan rã của công xã nguyên thủy, xuất hiện khi sản xuất xã hội tạo được sản phẩm dư thừa dẫn đến tư hữu và có sự phân hóa giai cấp trong xã hội với những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa.

=> Các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử:

– nhà nước A-ten (hình thức thuần túy và cổ điển nhất): ra đời chủ yếu và trực tiếp từ sự phát triển và đối lập giai cấp trong nội bộ xã hội thị tộc

– nhà nước Giéc-manh (hình thức được thiết lập sau chiến thắng của người Giéc-manh đối với đế chế La Mã cổ đại): ra đời chủ yếu dưới ảnh hưởng của văn minh của La Mã

– nhà nước Rô-ma (hình thức được thiết lập dưới tác động thúc đẩy của cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài thị tộc Rô-ma cống lại giới quý tộc của các thị tộc Rô-ma.

– Ở phương Đông, nhà nước xuất hiện sớm cả về thời gian, mức độ chín muồi của các điều kiện kinh tế – xã hội. Nguyên nhân là do những yêu cầu thường trực về tự vệ và bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, nên từ rất sớm, cư dân phương Đơn đã biết tập hợp lực lượng trong một cộng đồng cao hơn gia đình và công xã. Khi xã hội vận động, phát triển đến một trình độ phân hóa nhất định thì bộ máy quản lý (vốn để thực hiện chức năng công cộng) bị giai cấp thống trị lợi dụng để thực hiện cả chức năng thống trị giai cấp, duy trì bạo lực.

Câu 4: Một số trường phái (quan niệm, cách tiếp cận) tiêu biểu về nhà nước?

1. Một số quan niệm về nhà nước

Theo Từ điển Black’s Law, nhà nước là một hệ thống có tính chính trị của nhân dân, do nhân dân tổ chức nên; là hệ thống nơi mà các phán quyết của tư pháp và quyết định hành chính được thực thi thông qua hành vi của con người cụ thể được nhà nước trao quyền

Nhà nước là một tổ chức xã hội nhằm bảo vệ công lí, bảo đảm sự hài hòa, cân bằng các lợi ích, quyền tự nhiên của con người.

Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình

Nhà nước là một tổ chức quyền lực chung của xã hội, bao gồm một lớp người tách ra từ xã hội, được tổ chức theo những cách thức nhất định để chuyên thực hiện quyền lực nhà nước.

2. Cách tiếp cận tiêu biểu về nhà nước

2.1.Tiếp cận chức năng

  • Nhà nước là công cụ quản lý xã hội
  • Nhà nước là công cụ cai trị giai cấp
  • Nhà nước là “người gác đêm”
  • Nhà nước là nhà cung cấp (Nhà nước phúc lợi)
  • Nhà nước điều tiết

2.2. Tiếp cận thể chế

  • Nhà nước là một tổ chức có cấu trúc thứ bậc về bộ máy, cơ quan
  • Nhà nước là sự kết ước (khế ước) giữa các công dân
  • Nhà nước là một tổ chức có mục đích tự thân

-----------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tà liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm