Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 28 Nâng cao

Trắc nghiệm Lịch sử 11 nâng cao

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 28 Nâng cao bao gồm các dạng bài tập Sử 11 nâng cao khác nhau hỗ trợ quá trình dạy và học đạt kết quả cao trong chương trình học lớp 11.

Bài tập Lịch sử 11 nâng cao bài 28 có đáp án

Câu 1: Đến năm 1926, tình hình về sản lượng công nghiệp ở Nhật Bản như thế nào?

A. Phát triển với tốc độ “thần tốc”.

B. Tụt hậu hơn nhiều so với trước chiến tranh.

C. Phát triển gấp 3 lần so với trước chiến tranh.

D. Mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh.

Câu 2: Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành nào của Nhật Bản?

A. Ngành công nghiệp nặng

B. Ngành nông nghiệp.

C. Ngành công nghiệp nhẹ.

D. Ngành tài chính và ngân hàng

Câu 3: Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

B. Mĩ và các nước Tây Âu

C. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.

D. Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác dụng như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?

A. Kinh tế Nhật Bản vẫn giữ nước bình thường như trước chiến tranh.

B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.

C. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Câu 5: Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.

B. Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.

C. Thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.

D. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu

Câu 6: Giới cầm quyền của Nhật đã đề ra chủ trương gì để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

A. Phát xít hóa nền kinh tế.

B. Quân sự hóa nền kinh tế phục vụ chiến tranh.

C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.

D. Tất cả các chủ trương trên.

Câu 7: Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức?

A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

B. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa.

C. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

D. Thông qua việc xâm lược các nước.

Câu 8: Nhật đánh chiếm Đông Bắc và biến vùng đất này thành thuộc địa của Nhật vào thời gian nào?

A. Tháng 9- 1933

B. Tháng 7- 1936

C. Tháng 9- 1931

D. Tháng 6- 1931

Câu 9: Năm 1927, Tướng, Ta-na-ca lên nắm chính quyền ở Nhật đã thi hành chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào?

A. Thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo.

B. Thực hiện những cải cách về chính trị và đặt quan hệ hữu nghị với các nước phương Tây.

C. Thực hiện những cải cách dân chủ và mở rộng quan hệ với các nước ở châu Á.

D. Thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo.

Câu 10: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có tác dụng như thế nào đối với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật?

A. Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa

B. Làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít hóa.

C. Làm tăng nhanh quá trình quân phiệt hóa.

D. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa.

Câu 11: Trong khoảng thời gian nào, sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng gấp 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu tăng gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần?

A. Năm 1914- 1919.

B. Năm 1917- 1920.

C. Năm 1916-1929.

D. Năm 1915 - 1919

Câu 12: Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 8-1922

B. Tháng 6-1922

C. Tháng 7-1922

D. Tháng 7-1921

Câu 13: Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian nào?

A. Những năm 1919 - 1920

B. Những năm 1929 - 1933

C. Những năm 1920 - 1929

D. Những năm 1920 -1921

Câu 14: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nhật giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài.

B. Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cải cách kinh tế, xã hội, thực hiện Chính sách mới của Ru-dơ-ven.

C. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Công nhân xã hội dân chủ diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.

D. Từ những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Đảng Cộng sản Nhật, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

E. Đế quốc Nhật đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở vùng Đông Nam Á, một vùng có ý nghĩa chiến lược.

F. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.

G. Đáp ứng yêu cầu của Nhật về việc thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa - thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn luôn là đối tượng mà Nhật muốn chiếm giữ từ lâu, đặt biệt là vùng Đông Bắc.

Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật?

A. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

B. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính ở Tô-ki-ô và mức tăng dân số quá nhanh.

C. Các nước đế quốc cạnh tranh gay gắt với Nhật.

D. Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược các nước.

Câu 16: Trong những thập niên 20 của thế kỉ XX, dư tàn phong kiến ở Nhật Bản đã kìm hãm sự phát triển của:

A. Kinh tế thương nghiệp.

B. Kinh tế nông nghiệp

C. Kinh tế thủ công nghiệp.

D. Kinh tế công nghiệp.

Câu 17: Để giải quyết những khó khăn trong nước, Chính phủ Ta-na-ca đã làm gì?

A. Chủ trương mở rộng quan hệ với các nước phương Tây.

B. Tất cả các chủ trương trên.

C. Chủ trương cải cách ruộng đất, xóa bỏ tàn tích phong kiến.

D. Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài.

Câu 18: Mùa thu năm 1918 ở Nhật diễn ra sự kiện lịch sử nào đã lôi kéo khoảng 10 triệu người tham gia?

A. Cuộc “Bạo động lúa gạo”.

B. Phong trào “Phá kho thóc để giải quyết nạn đói”.

C. Cuộc “Bạo động nông nghiệp.”

D. Cuộc “Bạo động vũ trang”.

Câu 19: Nhờ đâu mà sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh?

A. Nhờ đơn đặt hàng của Mĩ.

B. Nhờ tiền bồi thường chiến phí của các nước.

C. Nhờ Nhật Bản nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật tiên tiến.

D. Nhờ đơn đặt hàng quân sự của các nước.

Câu 20: Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật là tổ chức nào?

A. Phái “sĩ quan già”.

B. Phái “sĩ quan trẻ”.

C. Đảng Cộng sản Nhật.

D. Các Viện quý tộc.

Câu 21: Cuộc khủng hoảng trong nông nghiệp ở Nhật đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa nhiều nơi.

B. Giá lương thực, thực phẩm vô cùng đắt đỏ, đời sống người dân lao động gặp nhiều khó khăn.

C. Nạn đói xảy ra ở nhiều nơi.

D. Sản xuất bị đình đốn, nông dân bỏ ruộng vườn tha phương cầu thực.

Đáp án Trắc nghiệm Lịch sử 11 Nâng cao

Câu1234567891011
Đáp ánDBBDACCCAAA
Câu12131415161718192021
Đáp ánCBABFGBBDADCB

Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 11 cơ bản hay các môn học khác như Địa lý, Sinh học, Vật lý,.... được VnDoc biên soạn chi tiết và khoa học

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử 11 Nâng cao

    Xem thêm