Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 31 Nâng cao

Trắc nghiệm Lịch sử 11 nâng cao

VnDoc xin mời bạn tham khảo bài Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 31 Nâng cao bao gồm các dạng bài tập Sử 11 được biên soạn bám sát nội dung trọng tâm bài học nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học đạt kết quả cao.

Bài tập Lịch sử 11 nâng cao bài 31 có đáp án

Câu 1: Ngày 15 - 8 - 1945, diễn ra sự kiện lịch sư gì đối với phát xít ở Châu Á - Thái Bình Dương?

A. Quả bom nguyên tử thứ hai của Mĩ thả xuống phá hủy thành phố Na-ga-da-ki.

B. Mĩ thả bom nguyên tư xuống Nhật Bản, hủy diệt thành phố Hi-rô-si-ma.

C. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật.

D. Quả bom nguyên tử thứ hai của Mĩ thả xuống phá hủy thành phố Na-ga-da-ki.

Câu 2: Hội nghị Muy-ních được triệu tập vào thời gian nào? Không có sự tham gia của các nước nào?

A. Ngày 28 - 9 - 1938. Không có Nhật, I-ta-li-a tham gia.

B. Ngày 30 - 9 - 1938. Không có Liên Xô, Tiệp Khắc tham gia.

C. Ngày 29 - 9 - 1938. Không có Liên Xô, Tiệp Khắc tham gia.

Câu 3: Vẫn để Xuy-đét ở Tiệp Khắc đã dẫn đến sự tranh chấp gay gắt giữa:

A. Đức, I-ta-li-a, Nhật, Anh và Pháp

B. Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô, Anh và Pháp

C. Đức, Mĩ, Liên Xô, Anh và Pháp.

D. Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô, Anh và Mĩ.

Câu 4: Chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị thất bại bởi mặt trận nào ở Liên Xô?

A. Mặt trận Mát-xcơ-va.

B. Mặt trận phía Bắc Liên Xô.

C. Mặt trận Lê-nin-grát

D. Mặt trận Xta-lin-grát.

Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trước các cuộc chiến tranh của liên minh phát xít, Mĩ là nước tham gia Hội Quốc liên và sẵn sàng nhảy vào cuộc để chống phát xít.

B. Điểm giống nhau của hai cuộc chiến tranh thế giới đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

C. Trước các cuộc chiến tranh của liên minh phát xít, các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô có một đường lối hành động chung.

D. Trước các cuộc chiến tranh của liên minh phát xít, Mĩ là nước tham gia Hội Quốc liên và sẵn sàng nhảy vào cuộc để chống phát xít.

E. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản nhằm gây chiến tranh để chia lại thế giới.

F. Chính sách thỏa hiệp, “dung đường” của các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh.

Câu 6: Ngày 9 - 5 - 1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở mặt trận châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Quân Đồng minh vượt sông Ranh vào nước Đức

B. Hít-le tự tử dưới hầm chỉ huy.

C. Nước Đức kí hiệp định đầu hàng Đồng minh không điều kiện, chiến tranh đã chấm dứt ở châu Âu.

D. Hội nghị Potsdam khai mạc.

Câu 7: Tháng 9 - 1940, Hiệp ước Tam cương Đức, I-ta-li-a, Nhật bản được kí kết tại đâu?

A. Tại Giơ-ne-vơ.

B. Tại Rô-ma

C. Tại Tô-ki-ô.

D. Tại Béc-lin.

Câu 8: Cuộc tấn công của quân Đồng minh vào sào huyệt Béc-lin diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ tháng 3 - 1945 đến tháng 4 - 1945

B. Từ ngày 16 - 4 - 1945 đến ngày 2 - 5 - 1945

C. Từ ngày 4 -6-1945 đến ngày 5 -2-1945

D. Từ ngày 26 - 4 - 1945 đến ngày 2 - 5 - 1945

Câu 9: Ngày 01 - 01 - 1942 tại Washington diễn ra sự kiện gì gắn với Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh kí bản Tuyên ngôn Liên hiệp quốc, khẳng định quyết tâm chống phát xít.

B. Liên Xô, MT, Anh, Pháp ký Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu và Bắc Mĩ.

C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Pháp kí bản Tuyên ngôn Liên hiệp quốc, khẳng định quyết tâm chống phát xít.

D. Ba cường quốc Liên Xô, MT, Trung Quốc kí Hiệp ước bảo vệ hòa bình an ninh thế giới.

Câu 10: Vào thời gian nào Đức mở cuộc tấn công “chớp nhoáng” vào lãnh thổ Liên Xô?

A. Ngày 22 -4-1941

B. Ngày 28 -4-1941

C. Ngày 30-6-1941

D. Ngày 22 - 6 - 1941

Câu 11: Chiến thắng tại mặt trận Mát-xcơ-va ở Liên Xô có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức.

B. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

C. Làm tổn thất nặng nề quân Đức, tạo bước ngoặt cho chiến tranh.

D. Buộc quân Đức phải chuyển sang thế phòng ngự.

Câu 12: Ngày 23 - 8 - 1939, Liên Xô và Đức kí với nhau hiệp ước gì?

A. Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu.

B. Hiệp ước không xâm lược nhau.

C. Hiệp ước Brest-Litovsk.

D. Hiệp ước liên minh quân sự.

Câu 13: Khi Đức đánh Ba Lan, nước nào tuyên chiến với Đức?

A. Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức.

B. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức.

C. Anh, Pháp, Ba Lan, Mĩ tuyên chiến với Đức.

D. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.

Câu 14: Nước nào không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá mà ngược lại thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh?

A. Liên Xô

B. Mĩ

C. Anh

D. Pháp

Câu 15: Đức và Nhật đã rút ra khỏi Hội Quốc liên vào năm nào?

A. Năm 1923

B. Năm 1919

C. Năm 1933

D. Năm 1935

Câu 16: Hạm đội của nước nào bị thiệt hại nặng nề nhất từ trận Trân Châu cảng?

A. Hạm đội Pháp

B. Hạm đội Mĩ.

C. Hạm đội Nhật.

D. Hạm đội Anh.

Câu 17: Những năm 1940 - 1941, Hít-le đã khôn khéo lôi kéo được các nước nào ở Đông Âu gia nhập Hiệp ước Tam cường?

A. Ru-ma-ni, Ba Lan, Tiệp Khắc.

B. Ru-ma-ni, An-ba-ni, Bulgaria.

C. Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bulgaria

D. Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Bulgaria.

Câu 18: Từ ngày 6-6-1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận, đó là:

A. Phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ.

B. Phía tây chống Liên Xô, phía đông chống Anh - Mĩ.

C. Phía đông chống các nước Đông Âu và Tây chống các nước Anh - Pháp - Mĩ.

D. Phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Pháp

Câu 19: Trong “Chiến tranh chớp nhoáng” của mình, Đức dự định đánh bại Liên Xô trong mấy tuần?

A. Từ hai đến bốn tuần.

B. Từ tám đến mười tuần.

C. Từ sáu đến tám tuần.

D. Từ ba đến sáu tuần.

Câu 20: Thủ đô Rô-ma của I-ta-li-a bị quân Đồng minh chiếm đóng vào thời gian nào?

A. Tháng 12 -1943

B. Tháng 9 - 1943

C. Tháng 9 - 1943

D. Tháng 8-1944

Câu 21: Trận phản công tại Xta-lin-grát (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 20 - 9 - 1942 đến ngày 20 - 02 - 1943

B. Từ ngày 11-9- 1942 đến ngày 02 - 02 – 1943

C. Từ ngày 11 - 6 - 1941 đến ngày 19-01 – 1942

D. Từ ngày 19-11- 1942 đến ngày 02 - 02 - 1943

Câu 22: Trong lúc Hít-le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3 - 1939) thì Mút-xô-li-ni chiếm nước nào?

A. Ru-ma-ni

B. Bulgaria

C. An-ba-ni

D. Hung-ga-ri

Câu 23: Năm 1937, diễn ra sự kiện lịch sử gì có liên quan đến ba nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản?

A. Nhật Bản mở rộng chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

B. Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ki-ô thành lập.

C. Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên.

D. Đức mở rộng chiến tranh ở châu Âu.

Câu 24: Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật tiến hành việc đánh chiếm khu vực nào?

A. Bắc Á.

B. Tây Nam Á

C. Tây Thái Bình Dương

D. Đông Nam Á

Câu 25: Từ khi Hòa ước Véc-xai được kí kết, đến hao nhiêu năm sau bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. 19 năm

B. 21 năm

C. 20 năm

D. 18 năm

Câu 26: Tháng 4 - 1940, Đức Quốc xã chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây bằng việc xâm chiếm đầu tiên các nước nào?

A. Đan Mạch và Na Uy.

B. Anh và Pháp

C. Hà Lan và Bỉ.

D. Hà Lan và Bỉ.

Câu 27: Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ vào thời gian nào? Gần với sự kiện gì?

A. Ngày 01-9 -1939. Đức đánh chiếm Pháp

B. Ngày 01 - 6 - 1940. Đức đánh chiếm Ba Lan.

C. Ngày 09 - 3 - 1939. Đức đánh chiếm Tiệp Khắc.

D. Ngày 01-9 -1939. Đức đánh chiếm Pháp.

Câu 28: Trận Trân Châu càng (12 - 1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước nào?

A. Nhật Bản với Mĩ

B. Nhật Bản với Mĩ - Anh

C. Nhật Bản với Mĩ - Pháp

D. Nhật Bản với Mĩ - Anh - Pháp.

Câu 29: Với chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã có tác động như thế nào đối với Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Cứu được tình thế hòa bình ở châu Âu.

B. Khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

C. Hạn chế quá trình dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xít.

Câu 30: Ngày 12 - 5 - 1943 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Tuy-ni-di?

A. Toàn bộ quân Đức và I-ta-li-a ở Tuy-ni-di đầu hàng Đồng minh.

B. Toàn bộ quân phát xít I-ta-li-a ở Tuy-ni-đi phải đầu hàng quân Đồng minh.

C. Quân Mĩ, Anh tiến vào Tuy-ni-di để tiêu diệt phát xít I-ta-li-a.

D. Quân Đồng minh đổ bộ lên Tuy-ni-di, mở đầu cuộc tấn công quân đội I-ta-li-a.

Câu 31: Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), những nước nào đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới?

A. Anh, Pháp, Đức.

B. Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản.

C. Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a.

D. Anh, Mĩ, Đức.

Câu 32: Lí do khách quan nào làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940?

A. Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.

B. Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía Đông.

Câu 33: Năm 1942, đế quốc Nhật Bản dù thống trị các vùng nào ở châu Á - Thái Bình Dương?

A. Tây Á, Đông Á và Bắc Thái Bình Dương.

B. Đông Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương.

C. Đông Á, Tây Á và Tây Thái Bình Dương.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Tây Thái Binh Dương.

Câu 34: Chiến dịch nào của Liên Xô đã đánh tan đạo quân trung tâm mạnh nhất của Đức?

A. Chiến dịch giai phóng Lát-vi-a.

B. Chiến dịch giải phóng Mat-xcơ-va.

C. Chiến dịch giải phóng Xta-lin-grát.

D. Chiến dịch giải phóng Xta-lin-grát.

Câu 35: Nhật Bản tuyên bố lập “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” với khẩu hiệu:

A. “Phòng thủ chung Châu Á”.

B. “Châu Á của người Châu Á”.

C. “Nhật Bản hợp tác toàn diện với châu Á”.

D. “Châu Á của người Nhật Bản”.

Câu 36: Chiến thắng tại mặt trận Xta-lin-grát ở Liên Xô có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho Đức phải đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

C. Đánh bại hoàn toàn quân đội Đức ở Liên Xô.

D. Là chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự Liên Xô.

Câu 37: Thủ đô Vác-sa-va của Ba Lan bị Đức chiếm đóng vào thời gian nào?

A. Ngày 20-9-1939

B. Ngày 11-9- 1939

C. Ngày 28 -9 -1939

D. Ngày 17-9- 1939

Câu 38: Để thành lập nhà nước “Đại Đức”, trước hết Hít-le quyết định sáp nhập nước nào vào nước Đức?

A. Nước Ba Lan.

B. Nước Áo

C. Nước An-ba-ni.

D. Nước Tiệp

Câu 39: Khi Đức đánh vào nước Pháp, quân Pháp chiến đấu bao lâu thì bị bại trận?

A. Bốn tuần

B. Sáu tuần

C. Năm tuần

D. Ba tuần

Câu 40: Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của liên minh phát xít, thái độ của Hoa Kì như thế nào?

A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại liên minh phát xít.

B. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thủ nguy hiểm nhất, nên đã chủ trương đoàn kết với các nước tư bản chống phát xít.

C. Rất lo sợ chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản.

D. Không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

Câu 41: Nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ

B. Liên Xô

C. Anh

D. Pháp

Đáp án Trắc nghiệm Lịch sử 11 Nâng cao

Câu123456789101112131415
Đáp ánDCBABDEFDDBAAABDBC
Câu161718192021222324252627282930
Đáp ánBCAABDCBDCADBBA
Câu3132333435363738394041
Đáp ánBADCBDCBBDB

Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 11 cơ bản hay các môn học khác như Địa lý, Sinh học, Vật lý,.... được VnDoc biên soạn chi tiết và khoa học.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử 11 Nâng cao

    Xem thêm