Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 1

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 1 tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm kinh tế học phát triển sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi hết học phần hiệu quả nhất.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học phát triển - Phần 1

Câu 1. Phát triển kinh tế là:

A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Câu 2. Chỉ tiêu nào sau đây là tổng thu nhập quốc dân?

A. GDP

B. GO

C. GNI

D. NDI

Câu 3. Phát triển bền vững là

A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Câu 4. Tăng trưởng kinh tế là

A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Câu 5. Cơ cấu kinh tế nào sau đây thể hiện sự phát triển kinh tế được thể hiện ở cơ cấu kinh tế theo góc độ thành thị và nông thôn?

A. Cơ cấu vùng kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu khu vực thể chế.

D. Cơ cấu tái sản xuất

Câu 6. Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng dựa vào

A. Sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số yếu tố lợi thế khác.

B. Trình độ công nghệ, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

C. Trình độ quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

D. Trình độ công nghệ và quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Câu 7. Mục tiêu hiện tại và tương lai của Việt Nam là

A. Tăng cường các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu, giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng.

B. Tăng cường các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố chiều sâu.

C. Tăng cường các nhân tố phát triển theo chiều sâu, giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng.

D. Tăng cường các nhân tố phát triển theo chiều rộng, giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố chiều sâu.

Câu 8. Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới thì: Sự phát triển của các ngành có hàm lượng khoa học cao như công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng... là nhân tố quyết định đến:

A. Phát triển kinh tế bền vững.

B. Tăng trưởng kinh tế.

C. Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

D. Phát triển kinh tế.

Câu 9. Thước đo hiệu quả đầu tư cho thấy mô hình tăng trưởng của nền kinh tế theo chiều rộng hay chiều sâu là?

A. ICOR.

B. GDP.

C. GO.

D. GNI.

Câu 10. Trước đây, Việt Nam khai thác được bao nhiêu dầu thô đều đem đi xuất khẩu, thu ngoại tệ; tăng trưởng của nền kinh tế dựa vào nguồn thu dầu thô như thế thuần túy là:

A. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

B. Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.

C. Phát triển kinh tế theo chiều sâu.

D. Phát triển kinh tế theo chiều rộng.

Câu 11. Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng bao gồm:

A. Giá so sánh, giá hiện hành.

B. Giá hiện hành, giá sức mua tương đương.

C. Giá so sánh, giá sức mua tương đương.

D. Giá so sánh, giá hiện hành, giá sức mua tương đương.

Câu 12. Với sự ra đời của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dầu thô được giữ lại một phần để chế biến trước khi đem tiêu dùng hoặc xuất khẩu, làm gia tăng giá trị tài nguyên; đây chính là nhân tố đem lại:

A. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

B. Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.

C. Phát triển kinh tế theo chiều sâu.

D. Phát triển kinh tế theo chiều rộng.

Câu 13. Vốn cố định bao gồm:

A. Công xưởng, nhà máy.

B. Tồn kho các loại hàng hóa.

C. Các khoản đầu tư ngắn hạn.

D. Các khoản phải thu, tạm ứng.

Câu 14. FDI mang lại những lợi ích nào đối với nước nhận đầu tư?

A. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý.

B. Gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của bên viện trợ.

C. Buộc dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ đối với một số ngành còn non trẻ.

D. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, buộc dỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ đối với một số ngành còn non trẻ.

Câu 15. Nguồn vốn nào sau đây có đặc điểm: Luôn có một phần viện trợ không hoàn lại?

A. NGO.

B. FDI.

C. ODA.

D. FDI, ODA.

Câu 16. Vốn lưu động bao gồm:

A. Công xưởng, nhà máy.

B. Máy móc thiết bị.

C. Phương tiện vận tải.

D. Các khoản đầu tư ngắn hạn.

Câu 17. Hình thức đầu tư nào sau đây là đầu tư trực tiếp

A. Mua cổ phần.

B. Mua trái phiếu.

C. Mua cổ phần chuyển đổi.

D. Xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh.

Câu 18. Loại thuế nào sau đây là thuế gián thu?

A. Thuế lợi tức.

B. Thuế thu nhập công ty.

C. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Câu 19. Loại thuế nào sau đây là thuế trực thu?

A. Thuế thu nhập cá nhân.

B. Thuế giá trị gia tăng.

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

D. Thuế nhập khẩu.

Câu 20. Hình thức nào sau đây là FDI?

A. Doanh nghiệp liên doanh.

B. Viện trợ có hoàn lại.

C. Viện trợ cấp không và viện trợ cấp theo hình thức vay tín dụng.

D. Viện trợ không hoàn lại.

Câu 21. Nguồn vốn nào sau đây được gọi là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài?

A. ODA.

B. NGO.

C. FDI.

D. ODA, FDI.

Câu 22. Vốn đầu tư sản xuất là:

A. Bộ phận tài sản (hoặc của cải) được sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

B. Giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ.

C. Toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất.

D. Việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo ra thêm năng lực sản xuất mới.

Câu 23. Mô hình Harrod – Domar đánh giá cao vai trò nhân tố nào và coi nhân tố đó quyết định đến tăng trưởng kinh tế?

A. Vốn.

B. Lao động.

C. Đất đai.

D. Khoa học – công nghệ.

Câu 24. Nguồn vốn nào sau đây được gọi là nguồn viện trợ phát triển chính thức?

A. ODA.

B. NGO.

C. FDI.

D. NGO, ODA.

Câu 25. Các tổ chức nào dưới đây là trung gian tài chính?

A. Công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.

B. Công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp.

C. Quỹ trợ cấp, công ty chứng khoán.

D. Công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp.

Câu 26. Nhân tố nào sau đây tác động đến cầu vốn đầu tư của nền kinh tế?

A. Lãi suất tiền vay.

B. Thuế của doanh nghiệp.

C. Môi trường đầu tư.

D. Lãi suất tiền vay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, môi trường đầu tư.

Câu 27. Để kiểm soát lạm phát, Nhà nước có thể thắt chặt và đóng khung tín dụng bằng cách nào sau đây?

A. Tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn, giới hạn một số loại cho vay cho bất động sản, cho vay tiêu dùng.

B. Tăng thuế thu nhập.

C. Khuyến khích tiết kiệm.

D. Kích thích cạnh tranh sản xuất.

Câu 28. Thị trường lao động ở khu vực thành thị chính thức có đặc điểm nào sau đây?

A. Luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp hữu hình.

B. Không có biểu hiện thất nghiệp.

C. Có giá cả lao động cao nhất trong các thị trường.

D. Có giá cả lao động cao nhất trong các thị trường và luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp hữu hình.

Câu 29. Chất lượng lao động phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Trình độ học vấn, kỹ năng lao động.

B. Sức khỏe của người lao động.

C. Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.

D. Trình độ học vấn, kỹ năng lao động, sức khỏe của người lao động.

Câu 30. Khu vực thành thị không chính thức bao gồm những thành phần kinh tế nào?

A. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

B. Doanh nghiệp lớn trong những ngành then chốt.

C. Các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.

D. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.

Câu 31. Lao động ở các nước đang phát triển mang đặc điểm nào sau đây?

A. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo.

B. Thể lực, sức khỏe yếu.

C. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

D. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; phần lớn lao động chưa qua đào tạo; có thể lực, sức khỏe kém.

Câu 32. Khu vực thành thị chính thức bao gồm những thành phần kinh tế nào?

A. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

B. Doanh nghiệp lớn trong những ngành then chốt.

C. Các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.

D. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình ở thành thị.

Câu 33. Loại thất nghiệp nào sau đây được hiểu là nhìn bề ngoài có việc nhưng làm việc ít, khối lượng công việc giải quyết không đáng kể?

A. Thất nghiệp hữu hình.

B. Thất nghiệp dài hạn.

C. Thất nghiệp trá hình.

D. Thất nghiệp chu kỳ.

Câu 34. Lao động ở khu vực thành thị chính thức có đặc điểm nào sau đây?

A. Học vấn và tay nghề cao.

B. Mang tính thời vụ.

C. Phần lớn lao động được sử dụng trong phạm vi gia đình.

D. Học vấn mang tính tay nghề cao và mang tính thời vụ.

Câu 35. Số lượng lao động phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. Dân số.

B. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

C. Trình độ học vấn.

D. Dân số, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

Câu 36. Để xác định được quy mô và chất lượng của các nguồn tài nguyên thì phải thông qua công tác nào sau đây?

A. Khai thác, sử dụng.

B. Nghiên cứu.

C. Khảo sát, thăm dò.

D. Phân tích.

Câu 37. Theo anh (chị) phương hướng xây dựng cơ cấu vùng kinh tế là?

A. Tập trung đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm

B. Đầu tư cho vùng xa, vùng sâu

C. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm

D. Tập trung đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư cho vùng sâu vùng xa.

Câu 38. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển là?

A. Tỷ trọng của khu vực I phải giảm xuống, tỷ trọng khu vực II và III phải tăng lên.

B. Tỷ trọng khu vực II giảm xuống, tỷ trọng khu vực I và III phải tăng lên

C. Tỷ trọng khu vực III giảm xuống, tỷ trọng khu vực I và II phải tăng lên

D. Tỷ trọng khu vực I và II giảm xuống, tỷ trọng khu vực III phải tăng lên.

Câu 39. Cơ cấu kinh tế xét về phương diện kinh tế - kỹ thuật được gọi là?

A. Cơ cấu ngành kinh tế

B. Cơ cấu thành phần kinh tế

C. Cơ cấu vùng kinh tế

D. Cơ cấu lĩnh vực kinh tế

Câu 40. Khu vực I của cơ cấu ngành kinh tế bao gồm?

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

B. Nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng

C. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng

D. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ

Câu 41. Cơ cấu kinh tế được xét về phương diện kinh tế - xã hội được gọi là?

A. Cơ cấu vùng kinh tế

B. Cơ cấu thành phần kinh tế

C. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế

D. Cơ cấu lĩnh vực kinh tế

Câu 42. Cơ cấu kinh tế mang tích chất nào sau đây?

A. Tính khách quan

B. Tính chủ quan, tính lịch sử

C. Tính lịch sử

D. Tính khách quan, tính lịch sử

Câu 43. Cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện không gian và lãnh thổ được gọi là gì?

A. Cơ cấu ngành kinh tế

B. Cơ cấu vùng kinh tế

C. Cơ cấu lĩnh vực kinh tế

D. Cơ cấu thành phần kinh tế

Câu 44. Cơ cấu kinh tế bị ảnh hưởng bởi một trong những nhân tố nào dưới đây

A. Điều kiện tự nhiên

B. Ngân sách chi tiêu của Nhà nước

C. Nguồn thu thuế của Nhà nước

D. Chính sách đối ngoại của Nhà nước

Câu 45. Muốn nền kinh tế phát triển nhanh các nước đang phát triển phải xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế theo xu hướng nào?

A. Giảm tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước.

B. Tăng tỷ trọng kinh tế tư nhân

C. Giảm tỷ trọng nhưng nâng cao hoạt động hiểu quả của kinh tế tư nhân, tăng tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước

D. Giảm tỷ trọng hoạt động của kinh tế Nhà nước nhưng đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tăng tỷ trọng hoạt động của kinh tế tư nhân

Câu 46. Anh (chị ) cho biết hạn chế của chiến lược thay thế hàng nhập khẩu là?

A. Giảm khả năng sản xuất trong nước

B. Tăng nợ nước ngoài

C. Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

D. Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, làm tăng nợ nước ngoài.

Câu 47. Theo anh (chị), chiến lược bảo hộ thuế quan thực tế của Việt Nam về ngành hàng ô tô được hiểu như thế nào?

A. Đánh thuế cao vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên liệu sản xuất ô tô nhập khẩu.

B. Đánh thuế cao vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế cao vào nguyên liệu sản xuất ô tô nhập khẩu.

C. Đánh thuế thấp vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế cao vào nguyên liệu sản xuất ô tô nhập khẩu.

D. Đánh thuế thấp vào ô tô nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên liệu.

Câu 48. Theo anh (chị) khi chính phủ Việt Nam đánh thuế cao vào mặt hàng ô tô nhập khẩu thì đó là hình thức bảo hộ nào sau đây?

A. Bảo hộ thuế quan danh nghĩa

B. Bảo hộ thuế quan thực tế

C. Thuế đánh vào hàng nhập khẩu

D. Bảo hộ hạn ngạch

Câu 49. Nội dung chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN-4 (Thái Lan, Inddooneexxia, Malaixia, Philippines) là?

A. Tận dụng lợi thế so sánh sản xuất những mặt hàng xuất khẩu

B. Khuyến khích sản xuất các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu trong nước

C. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên để tích lũy ban đầu.

D. Tận dụng lợi thế so sánh sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, khuyến khích sản xuất các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu trong nước, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên để tích lũy ban đầu.

Câu 50. Việt Nam tham gia vào Hiệp hội cà phê Thế Giới (ICO) vào thời gian nào?

A. Năm 2011

B. Năm 2012

C. Năm 2010

D. Năm 2013

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học phát triển - Phần 1

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 26

D

Câu 2

C

Câu 27

A

Câu 3

C

Câu 28

D

Câu 4

A

Câu 29

D

Câu 5

A

Câu 30

D

Câu 6

A

Câu 31

D

Câu 7

A

Câu 32

B

Câu 8

B

Câu 33

C

Câu 9

A

Câu 34

A

Câu 10

B

Câu 35

D

Câu 11

D

Câu 36

C

Câu 12

A

Câu 37

D

Câu 13

A

Câu 38

A

Câu 14

A

Câu 39

A

Câu 15

C

Câu 40

C

Câu 16

D

Câu 41

B

Câu 17

D

Câu 42

D

Câu 18

D

Câu 43

B

Câu 19

A

Câu 44

A

Câu 20

A

Câu 45

D

Câu 21

C

Câu 46

D

Câu 22

C

Câu 47

A

Câu 23

B

Câu 48

A

Câu 24

A

Câu 49

D

Câu 25

D

Câu 50

A

------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 1. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm