Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 3

VnDoc.com xin giới thiệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 3 gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế học phát triển có đáp án đi kèm. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi hết học phần hiệu quả nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 1

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 2

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 4

1. Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học phát triển - Phần 3

Câu 1. Nước nào sau đây được xem là các nước công nghiệp mới (NICs)

A. Hàn Quốc.

B. Brazil.

C. Mexico.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 2. Nước nào sau đây không thuộc các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình?

A. Brazil

B. Thái Lan

C. Pakistan

D. Tất cả các nước trên

Câu 3. Nước nào sau đây thuộc các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp?

A. Brazil

B. Thái Lan

C. Thổ Nhĩ Kì

D. Trung Quốc

Câu 4. Một trong những thành phần của chỉ số phát triển con người (HDI) là:

A. Phần trăm dân số tốt nghiệp cấp 3.

B. Lượng tiêu dùng protein hàng ngày.

C. Tiểu thọ kì vọng lúc sinh.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 5. Loại đo lường nào sử dụng một rổ giá quốc tế của hàng hóa dịch vụ được sản xuất?

A. Các mức thu nhập theo ngang bằng sức mua.

B. GNP khử nhân tố lạm phát

C. Tỷ giá hối đoái tính bằng đồng USD

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 6. Có khoảng bao nhiêu người trên thế giới thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ vệ sinh cơ bản?

A. 20 triệu người

B. 200 triệu người

C. 500 triệu người

D. 2 tỷ người.

Câu 7. Có khoảng bao nhiêu người trên thế giới thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản?

A. 20 triệu người

B. 200 triệu người

C. 500 triệu người

D. 2 tỷ người

Câu 8. Có khoảng bao nhiêu trẻ em suy dinh dưỡng (malnourished) dưới 5 tuổi ở các quốc gia đang phát triển?

A. 20 triệu người

B. 200 triệu người

C. 500 triệu người

D. 1 tỷ người

Câu 9. Giả định về mô hình hai khu vực của Lewis bao gồm:

A. Dư thừa lao động ở nông thôn

B. Toàn dụng nhân công trong khu vực thành thị hiện đại

C. Mức lương thực tế khu vực thành thị không đổi

D. Tất cả các câu trên

Câu 10. Mô hình mẫu sai (false paradigm model) cho rằng nguyên nhân của sự kém phát triển ở các quốc gia thế giới thứ 3 là:

A. Sự quan tâm trợ giá không phù hợp.

B. Sự cố vấn không phù hợp từ các chuyên gia kinh tế đến từ các quốc gia phát triển.

C. Mức tiết kiệm và đầu tư thấp.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 11. Điều nào sau đây là phê phán của lý thuyết tân cổ điển cải cách (neoclassical counter-revolution)

A. Các thị trường không cạnh tranh ở các nước LDCs

B. Sự can thiệp quá nhiều của chính phủ các nước LDCs

C. Các nước phát triển kém không phải vì các nước giàu hoặc các định chế quốc tế kiểm soát họ

D. Tất cả các câu trên

Câu 12. Mô hình nào sau đây theo lý thuyết quan hệ phụ thuộc quốc tế (international dependence) không nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải cách căn bản về kinh tế, chính trị và thể chế trên bình diện quốc gia và quốc tế, nhất là sự bất bình đẳng trong quyền lực thế giới?

A. Mô hình mẫu sai (false paradigm model)

B. Mô hình tân cổ điển cải cách (neoclassical counter-revolution)

C. Mô hình phát triển đối ngẫu (dualistic development model)

D. Mô hình phụ thuộc tân thuộc địa (neocolonial dependence model)

Câu 13. Mô hình tân cổ điển cải cách ủng hộ:

A. Khuyến khích thương mại tự do.

B. Tư nhân hóa xí nghiệp quốc doanh.

C. Loại trừ các quy định phức tạp.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 14. Các hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho nhu cầu sống tối thiểu được xem là

A. Nhu cầu cơ bản.

B. Nghèo tuyết đối.

C. Chuẩn nghèo quốc tế.

D. Ý nghĩa của sự phát triển.

Câu 15. Các giả định ngầm từ đó suy ra các lý thuyết được hiểu là:

A. Thế giới quan (paradigm).

B. Các sai lệch.

C. Các sự thật được cách điệu.

D. Kinh tế học chuẩn tắc.

Câu 16. Điều nào dưới đây bị chỉ trích nhiều nhất đối với sự kém phát triển ở mô hình tân cổ điển cải cách?

A. Các chính sách sai lầm của chính phủ

B. Sự cứng nhắc tương đối trong văn hóa truyền thống

C. Hệ lụy của chế độ thực dân

D. Tất cả các đều trên bằng nhau

Câu 17. Điểm đặc trưng nào mà các học giả về mô hình cấu trúc kinh tế gợi ý cho hầu hết các quốc gia trong quá trình phát triển?

A. Dịch chuyển nông nghiệp dần sang công nghiệp và dịch vụ

B. Dịch chuyển sang tiêu dùng phi lương thực và đầu tư

C. Tăng dần tỷ trọng ngoại thương trong GNP

D. Tất cả các câu trên

Câu 18. Trong mô hình tăng trưởng nội sinh (endogenous growth models), ngược lại với các mô hình tân cổ điển ban đầu, có sự nhấn mạnh hơn vào

A. Vốn nhân lực (human capital).

B. Các ngoại tác (externalities).

C. Gia tăng lợi nhuận theo quy mô (returns to scale).

D. Tất cả các câu trên.

Câu 19. Một trường hợp mà chính phủ can thiệp (intervention) vào nền kinh tế sẽ tác động xấu đến sản lượng đầu ra được xem là:

A. Tân cổ điển.

B. Xã hội chủ nghĩa hoặc kinh tế tập trung (central planning).

C. Sai lầm của chính phủ (government failure).

D. Tất cả các câu trên.

Câu 20. Giả định của mô hình tăng trưởng Harrod-Domar là:

A. Tỉ lệ gia tăng vốn trên sản lượng đầu ra (ICOR) được cho bởi k=K/Y.

B. Sự tăng trưởng chủ yếu bắt nguồn từ sự tích lũy vốn.

C. Sự tăng trưởng có thể được duy trì khi năng suất khu vực nông nghiệp tăng lên.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 21. Chọn phương án ít ảnh hưởng nhất đến nguồn vốn tư nhân ở các nước đang phát triển.

A. Độ rủi ro trong đầu tư.

B. Vốn vay của nước ngoài.

C. Chính sách của nhà nước.

D. Quy mô GDP.

Câu 22. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn vốn tư nhân ở các nước đang phát triển là (chọn phương án đúng nhất):

A. Quy mô GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tiết kiệm, độ rủi ro trong đầu tư, hiệu quả đầu tư.

B. Quy mô GDP, chính sách của nhà nước, vốn vay của nước ngoài.

C. Quy mô GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ phát triển thị trường chứng khoán, sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 23. Chọn phương án không phải là ưu điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

A. Bảo vệ môi trường sinh thái.

B. Không làm tăng nợ nước ngoài.

C. Tăng cường khả năng quản lý và công nghệ.

D. Giúp các nước đang phát triển giải quyết khó khăn về vốn.

Câu 24. Ở các nước đang phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vì:

A. Chính phủ khuyến khích.

B. Các lĩnh vực này có khả năng phát triển nhanh.

C. Hiệu quả đầu tư cao.

D. Nhu cầu đầu tư lớn.

Câu 25. Chọn phương án không phải là nhược điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

A. Ngăn cản sự phát triển quan hệ ngược xuôi trong nền kinh tế.

B. Làm tăng nợ nước ngoài.

C. Lấn át các doanh nghiệp trong nước.

D. Làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Câu 26. Các nhà doanh nghiệp đóng góp vào quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước nhờ (chọn phương án đúng nhất):

A. Tạo việc làm cho người lao động.

B. Nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập.

C. Quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

D. Tác động đến chính sách của chính phủ.

Câu 27. Ở các nước đang phát triển, sức khoẻ thể lực người lao động thấp kém không phải do:

A. Việc làm không thường xuyên.

B. Dinh dưỡng không được đảm bảo.

C. Y tế chậm phát triển.

D. Môi trường ô nhiễm.

Câu 28. Chọn phương án không phải là lý do mà các nước đang phát triển phải tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm qua chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô.

A. Hạn chế bất lợi trong quan hệ kinh tế quốc tế

B. Nâng cao thu nhập

C. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

D. Bảo vệ tài nguyên

Câu 29. Chọn phương án không phải là mục tiêu can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường

A. Hiệu quả

B. Ổn định

C. Công bằng

D. Văn minh

Câu 30. Kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân mang tính chất định hướng vì:

A. Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế, phải trả lời 3 câu hỏi lớn của nền kinh tế.

B. Doanh nghiệp và nhà nước đạt được sự đồng thuận.

C. Doanh nghiệp không chấp nhận sự can thiệp trực tiếp của nhà nước

D. Nhà nước không muốn can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp.

Câu 31. Chọn phương án không thuộc quy trình lập và thực hiện kế hoạch.

A. Xác định các mục tiêu chủ yếu về định lượng.

B. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

C. Xác định các tiềm năng; các các định hướng chủ yếu

D. Xây dựng hệ thống các chính sách và đòn bẩy kinh tế

Câu 32. Chọn phương án thể hiện kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

A. Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của dân cư.

B. Phân bổ, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả

C. Ổn định kinh tế vĩ mô.

D. Thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội

Câu 33. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn của (chọn phương án đúng):

A. Tư nhân.

B. Các tổ chức quốc tế.

C. Nhà nước.

D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 34. Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển vì đây là:

A. Nguồn vốn mang tính lâu dài.

B. Nhân tố bên trong.

C. Nguồn vốn có hiệu quả cao hơn nguồn vốn nước ngoài.

D. Nguồn vốn lớn nhất.

Câu 35. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn vốn nhà nước ở các nước đang phát triển:

A. Quy mô GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tốc độ phát triển thị trường chứng khoán, sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ phát triển thị trường chứng khoán, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, mức độ hội nhập quốc tế.

C. Quy mô GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, chính sách thu chi ngân sách, bộ máy thu, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước.

D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 36. Tìm phương án không phải đặc điểm khu vực thành thị không chính thức.

A. Thu nhập, việc làm của người lao động không ổn định.

B. Lượng việc làm ít.

C. Người lao động không được đảm bảo về an sinh xã hội.

D. Mức tiền lương thấp.

Câu 37. Cầu về sản phẩm thô tăng chậm vì:

A. Sản phẩm thô không có nhiều

B. Người tiêu dùng không thích sản phẩm thô

C. Sản xuất sản phẩm thô gặp nhiều khó khăn

D. Sản phẩm thô là những hàng hoá thiết yếu.

Câu 38. Chọn phương án không thuộc về bản chất của kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.

A. Duy trì những cân đối lớn trong nền kinh tế

B. Xác định các tiềm năng, các quan điểm và định hướng phát triển

C. Phát huy sức mạnh của các quy luật thị trường

D. Xây dựng các chỉ tiêu định lượng

Câu 39. Phát triển bền vững là:

A. Khát triển nhanh; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, tự chủ.

B. Phát triển nhanh, ổn định; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng – an ninh.

C. Phát triển nhanh, ổn định; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

D. Bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu 40. Mô hình tăng trưởng tuyến tính nghiên cứu quá trình tăng trưởng kinh tế bằng cách chia quá trình đó thành:

A. 5 giai đoạn.

B. Kinh tế tự nhiên và kinh tế thị trường.

C. Kinh tế tự nhiên, kinh tế thị trường và kinh tế tri thức.

D. 5 phương thức sản xuất.

Câu 41. Vai trò của thị trường vốn:

A. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn.

B. Hạn chế rủi ro khi cho vay.

C. Tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp.

D. Mở rộng quy mô huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Câu 42. Thị trường vốn là thị trường:

A. Chứng khoán.

B. Các loại tiền tệ.

C. Ngoại tệ.

D. Các công cụ nợ có thời hạn thanh toán từ 1 năm trở lên.

Câu 43. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA là của các:

A. Công ty liên doanh.

B. Công ty xuyên quốc gia.

C. Chính phủ và các định chế kinh tế quốc tế.

D. Tổ chức phi chính phủ.

Câu 44. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp vì:

A. Rủi ro đầu tư cao.

B. Nhu cầu đầu tư thấp.

C. Hiệu quả đầu tư thấp.

D. Thu nhập của dân cư thấp.

Câu 45. Các nước đang phát triển xây dựng, phát triển thị trường vốn nhằm:

A. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

B. Hội nhập khu vực và thế giới.

C. Thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

D. Xây dựng đồng bộ nền kinh tế thị trường.

Câu 46. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thất nghiệp rất cao vì:

A. Dân số tăng nhanh; doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn, ít lao động.

B. Học vấn, tay nghề của người lao động thấp.

C. Dân số tăng nhanh; khả năng tạo việc làm thấp.

D. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế rất thấp.

Câu 47. Biện pháp cần được sử dụng để hạn chế việc di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố:

A. Hành chính.

B. Kinh tế.

C. Pháp luật.

D. Kết hợp các biện pháp.

Câu 48. Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế:

A. Là chủ thể, quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác.

B. Thay thế các nguồn lực khác.

C. Sáng tạo ra của cải vật chất.

D. Cả ba phương án đều đúng.

Câu 49. Các nước đang phát triển phải coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ, cán bộ công chức nhà nước vì họ quyết định:

A. Chất lượng và hiệu quả các hoạt động kinh tế.

B. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

C. Chất lượng hoạch định chính sách và việc thực thi chính sách.

D. Cả ba phương án đều đúng.

Câu 50. Địa tô tuyệt đối có xu hướng tăng lên vì:

A. Cung tài nguyên ổn định; cầu tài nguyên có xu hướng tăng.

B. Cung tài nguyên có xu hướng giảm; cầu tài nguyên có xu hướng tăng.

C. Đầu cơ.

D. Cầu tài nguyên có xu hướng tăng nhanh hơn mức tăng của cung tài nguyên.

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học phát triển - Phần 3

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 26

C

Câu 2

C

Câu 27

A

Câu 3

D

Câu 28

C

Câu 4

C

Câu 29

D

Câu 5

A

Câu 30

A

Câu 6

D

Câu 31

B

Câu 7

D

Câu 32

B

Câu 8

B

Câu 33

A

Câu 9

D

Câu 34

B

Câu 10

B

Câu 35

C

Câu 11

D

Câu 36

B

Câu 12

B

Câu 37

D

Câu 13

D

Câu 38

C

Câu 14

A

Câu 39

D

Câu 15

A

Câu 40

A

Câu 16

A

Câu 41

D

Câu 17

D

Câu 42

D

Câu 18

D

Câu 43

C

Câu 19

C

Câu 44

D

Câu 20

B

Câu 45

A

Câu 21

B

Câu 46

C

Câu 22

A

Câu 47

B

Câu 23

A

Câu 48

A

Câu 24

C

Câu 49

C

Câu 25

B

Câu 50

B

------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 3. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm