689 Câu trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị
689 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu hỏi trắc nghiệm kinh tế chính trị vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đây là tài liệu các câu hỏi về kiến thức lịch sử học thuyết kinh tế, giúp các bạn sinh viên ôn tập tốt môn học này, chuẩn bị hiệu quả hơn cho bài thi vấn đáp hết môn học. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
- Câu hỏi vấn đáp môn Lịch sử học thuyết kinh tế
- Bài tập trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô
- 689 Câu trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị
Câu 1. Thuật ngữ "kinh tế- chính trị" được sử dụng lần đầu tiên vào năm nào?
a. 1610
b. 1612
c. 1615
d. 1618
Câu 2. Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế- chính trị"?
a. Antoine Montchretiên
b. Francois Quesney
c. Tomas Mun
d. William Petty
Câu 3. Ai là người được C. Mác coi là sáng lập ra kinh tế chính trị tư sản cổ điển?
a. A. Smith
b. D. Ricardo
c. W.Petty
d. R.T.Mathus
Câu 4. Ai là người được coi là nhà kinh tế thời kỳ công trường thủ công?
a. W. Petty
b. A. Smith
c. D.Ricardo
d. R.T.Mathus
Câu 5. D.Ricardo là nhà kinh tế của thời kỳ nào?
a. Thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ TBCN
b. Thời kỳ hiệp tác giản đơn
c. Thời kỳ công trường thủ công
d. Thời kỳ đại công nghiệp cơ khí
Câu 6. Kinh tế- chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu của:
a. Chủ nghĩa trọng thương
b. Chủ nghĩa trọng nông
c. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
d. Kinh tế- chính trị tầm thường
Câu 7. Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng?
a. Học thuyết giá trị lao động
b. Học thuyết giá trị thặng dư
c. Học thuyết tích luỹ tư sản
d. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội
Câu 8. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế- chính trị Mác-Lênin là:
a. Sản xuất của cải vật chất
b. Quan hệ xã hội giữa người với người
c. Quan hệ sản xuất trong mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
d. Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
Câu 9. Hãy chọn phương án đúng về đặc điểm của quy luật kinh tế:
a. Mang tính khách quan
b. Mang tính chủ quan
c. Phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người
d. Cả a và c
Câu 10. Chọn phương án đúng về quy luật kinh tế và chính sách kinh tế:
a. Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế
b. Chính sách kinh tế là hoạt động chủ quan của nhà nước trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan.
c. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế đều phụ thuộc vào các điều kiện khách quan.
d. Cả a, b, c
Câu 11. Để nghiên cứu kinh tế- chính trị Mác- Lênin có thể sử dụng nhiều phương pháp, phương pháp nào quan trọng nhất?
a. Trừu tượng hoá khoa học
b. Phân tích và tổng hợp
c. Mô hình hoá
d. Điều tra thống kê
Câu 12. Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN, C.Mác bắt đầu từ:
a. Sản xuất của cải vật chất
b. Lưu thông hàng hoá
c. Sản xuất giá trị thặng dư
d. Sản xuất hàng hoá giản đơn và hàng hoá
Câu 13. Trừu tượng hoá khoa học là:
a. Gạt bỏ những bộ phận phức tạp của đối tượng nghiên cứu.
b. Gạt bỏ các hiện tượng ngẫu nhiên, bề ngoài, chỉ giữ lại những mối liên hệ phổ biến mang tính bản chất.
c. Quá trình đi từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại.
d. Cả b và c
Câu 14. Chức năng nhận thức của kinh tế - chính trị là nhằm:
a. Phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
b. Sự tác động giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
c. Tìm ra các quy luật kinh tế
d. Cả a, b, c
Câu 15. Chức năng phương pháp luận của kinh tế- chính trị Mác- Lênin thể hiện ở:
a. Trang bị phương pháp để xem xét thế giới nói chung
b. Là nền tảng lý luận cho các khoa học kinh tế ngành
c. Là cơ sở lý luận cho các khoa học nằm giáp ranh giữa các tri thức các ngành khác nhau.
d. Cả b và c
Câu 16. Chức năng tư tưởng của kinh tế- chính trị Mác – Lê nin thể hiện ở:
a. Góp phần xây dựng thế giới quan cách mạng của giai cấp công nhân
b. Tạo niềm tin vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức bóc lột
c. Là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong công cuộc xây dựng CNXH
d. Cả a, b và c
Câu 17. Bản chất khoa học và cách mạng của kinh tế - chính trị Mác- Lênin thể hiện ở chức năng nào?
a. Nhận thức
b. Tư tưởng
c. Phương pháp luận
d. Cả a, b và c
Câu 18. Hoạt động nào của con người được coi là cơ bản nhất và là cơ sở của đời sống xã hội?
a. Hoạt động chính trị
b. Hoạt động khoa học chất
c. Hoạt động sản xuất của cải vật
d. Hoạt động nghệ thuật, thể thao
Câu 19. Để xem xét, giải thích nguồn gốc sâu xa của các hiện tượng kinh tế- xã hội phải xuất phát từ:
a. Từ hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
b. Từ các hoạt động kinh tế
c. Từ truyền thống lịch sử
d. Từ ý thức xã hội
Câu 20. Quá trình sản xuất là sự kết hợp của các yếu tố:
a. Sức lao động với công cụ lao động
b. Lao động với tư liệu lao động
c. Sức lao động với đối tượng lao động và tư liệu lao động
d. Lao động với đối tượng lao động và tư liệu lao động
Câu 21. "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào". Câu nói trên là của ai?
a. A. Smith
b. D.Ricardo
c. C.Mác
d. Ph.Ăng ghen
Câu 22. Sức lao động là:
a. Toàn bộ thể lực và trí lực trong một con người đang sống và được vận dụng để sản xuất ra giá trị sử dụng nào đó.
b. Khả năng lao động, được tiêu dùng trong quá trình sản xuất.
c. Hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải.
d. Cả a và b.
Câu 23. Lao động sản xuất có đặc trưng cơ bản là:
a. Hoạt động cơ bản nhất, là phẩm chất đặc biệt của con người
b. Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người
c. Là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực
d. Cả a, b và c
Câu 24. Lao động sản xuất có vai trò gì đối với con người?
a. Tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người
b. Phát triển, hoàn thiện con người cả về thể lực và trí lực
c. Giúp con người tích luỹ kinh nghiệm, chế tạo ra công cụ sản xuất ngày càng tinh vi
d. Cả a, b, c.
Câu 25. Đối tượng lao động là:
a. Các vật có trong tự nhiên
b. Những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm thay đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người
c. Những vật dùng để truyền dẫn sức lao động của con người
d. Cả a, b, c
Câu 26. Chọn ý đúng trong các ý dưới đây:
a. Mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động
b. Mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu
c. Nguyên liệu là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến
d. Cả a và c đều đúng.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết 689 Câu trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt nhé.
Trắc nghiệm kinh tế chính trị online
Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị - Phần 1
Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị - Phần 2
Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị - Phần 3
Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị - Phần 4
Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị - Phần 5
Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị - Phần 6
Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị - Phần 7