Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 2

Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 2 tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm kinh tế học phát triển sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi hết học phần hiệu quả nhất.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học phát triển - Phần 2

Câu 1. Hiệp hội cà phê thế giới (ICO) hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Hạn mức xuất khẩu được định ra cho tất cả các nước xuất khẩu.

B. Hạn mức nhập khẩu được định ra cho tất cả các nước nhập khẩu

C. Hạn mức đặt ra cho cả nước xuất và nhập khẩu

D. Hạn mức không đặt ra đối với cả nước xuất và nhập khẩu

Câu 2. Theo anh (chị) giải pháp “kho đệm dự trữ quốc tế” được lập ra trên sự thỏa thuận của những ai?

A. Các nước thực hiện chính sách bảo hộ thuế quan

B. Các nước nhập khẩu

C. Nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu

D. Các nước thực hiện chính sách bảo hộ hạn ngạch

Câu 3. Theo anh (chị) mục tiêu của việc phát triển những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường là mục tiêu của chiến lược nào sau đây? Lựa chọn đáp án đúng nhất:

A. Chiến lược phát triển hướng ngoại

B. Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu

C. Chính sách đòn bẩy kinh tế

D. Chính sách bảo hộ thuế quan

Câu 4. Một trong những chính sách đòn bẩy thúc đẩy chiến lược hướng ngoại là?

A. Hạ thấp giá trị đồng tiền trong nước so với ngoại tệ

B. Đánh thuế cao vào sản phẩm nhập khẩu

C. Đánh thuế cao vào nguyên vật liệu nhập khẩu

D. Đánh thuế thấp vào nguyên vật liệu nhập khẩu

Câu 5. Những ví dụ thành công nhất của mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã xảy ra trong các quốc gia có

A. Một khí hậu ôn hòa (a temperate-zone climate).

B. Một nền kinh tế thị trường.

C. Xuất khẩu các sản phẩm chế biến.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 6. Giai đoạn nào dưới đây không phải là một trong những giai đoạn tăng trưởng theo mô hình tăng trưởng của Rostow?

A. Giai đoạn tiêu dùng cao

B. Xã hội truyền thống

C. Cất cánh và trưởng thành để tăng trưởng bền vững

D. Tất cả các câu trên đều là những giai đoạn tăng trưởng trong mô hình Rostow

Câu 7. Chuẩn nghèo tuyệt đối (absolute poverty line)

A. Thay đổi theo thời gian khi mức thu nhập thực tăng lên.

B. Cho thấy mức thu nhập trung bình của nhóm phân vị thu nhập thấp nhất.

C. Thay đổi theo hệ số GINI.

D. Tất cả đều sai.

Câu 8. Hệ số GINI đo lường

A. Mức độ nghèo.

B. Mức độ bất bình đẳng tương đối.

C. Thất nghiệp trá hình (disguised unemployment).

D. Tốc độ tăng trưởng.

Câu 9. Giả thiết U-ngược của Kuznets

A. Ngụ ý rằng các sự việc sẽ trở nên tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn.

B. Con người ở những nước LDC có xu hướng không hạnh phúc.

C. Ngụ ý rằng sự bất bình đẳng ở LDC giai đoạn đầu sẽ giảm, sau đó tăng dần.

D. Tất cả đều sai.

Câu 10. Theo Kuznets trong quá trình phát triển bất bình đẳng trong nền kinh tế sẽ trở lại bình thường

A. Ban đầu tăng sau đó giảm dần.

B. Ban đầu giảm sau đó tăng dần.

C. Duy trì không đổi.

D. Không có một mô hình rõ ràng.

Câu 11. Đo lường nghèo dựa trên quy mô phân phối (size distribution) là có ý nghĩa hơn việc đo lường dựa trên yếu tố phân phối (factor distribution) bởi vì:

A. Tiền lương lao động có thể cao hơn trong khu vực kinh tế trả lương hậu hĩnh.

B. Các hộ nông dân nghèo có thể có một phần thu nhập từ tiền cho thuê đất.

C. Thu nhập từ các hoạt động phi chính thức có thể là một nguồn thu quan trọng.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 12. Với sự tăng trưởng giàu có (enrichment) ở khu vực hiện đại, bất bình đẳng sẽ

A. Tăng lên giai đoạn đầu và sau đó giảm dần.

B. Giảm ở giai đoạn đầu và sau đó tăng dần.

C. Duy trì không đổi.

D. Tất cả đều sai.

Câu 13. Thu nhập của các nước xuất khẩu sản phẩm thô giảm là do các nguyên nhân sau đây, ngoại trừ:

A. Nhu cầu về lương thực, thực phẩm giảm khi thu nhập tăng

B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật làm cho các cơ sở sản xuất ngày càng giảm định mức sử dụng nguyên vật liệu và sử dụng vật liệu thay thế

C. Nhu cầu tích luỹ vốn trong các nước đang phát triển ngày càng tăng do đó họ có xu hướng tăng cung xuất khẩu sản phẩm thô

D. Các nước phát triển không muốn mua nguyên vật liệu của các nước đang phát triển vì họ có thể sản xuất ra chúng với chi phí thấp hơn

Câu 14. Biện pháp nào trong số những can thiệp sau đây vào thị trường là biện pháp thích hợp nhát để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hướng ngoại.

A. Trợ cấp tạm thời cho những nhà xuất khẩu

B. Đóng thuế bảo hộ cao với những ngành công nghiệp được ưu tiên

C. Hạn chế về số lượng hàng nhập cạnh tranh

D. Tỉ giá hối đoái quá cao

Câu 15. Trong những hoạt động dưới đây của chính phủ, hoạt động nào được xem là cơ bản tác động tới sự phát triển kinh tế

A. Hoạt động để tăng thu ngân sách để đầu tư

B. Hoạt động vay vốn nước ngoài để đầu tư

C. Hoạt động nhằm huy động tiết kiệm của tư nhân để đầu tư

D. Trợ cấp cho các doanh nghiệp công cộng

Câu 16. Hàm tiêu dùng của Keynes khi thu nhập tăng quá mức thu nhập giao tiêu dùng

A. Tiết kiệm của hộ gia đình lớn hơn so với tiêu dùng

B. Tiết kiệm của hộ gia đình là dương

C. Tiêu dùng của hộ gia đình bắt đầu vượt quá mức cần thiết

D. Tổng lượng tiết kiệm trong nước là dương

Câu 17. Trong các nước đang phát triển, tỉ suất sinh có xu hướng

A. Cao hơn khi việc học cấp phổ thông cơ sở là bắt buộc

B. Cao hơn khi thu nhập của gia đình cao hơn

C. Thấp hơn khi phụ nữ có các cơ hội tốt hơn để làm việc ngoài gia đình

D. Thấp hơn khi tỉ lệ sống sót của trẻ em thấp

Câu 18. Hình thức nào trong số sau đây không được coi là viện trợ chính thức hay viện trợ nước ngoài

A. Giúp đỡ kĩ thuật

B. Viện trợ lương thực, thực phẩm

C. Những khoản vay của các tổ chức chính thức theo các điều khoản thương mại

D. Viện trợ đa phương

Câu 19. Sự thay đổi nào dưới đây, nhìn chung không phải là sự thay đổi cơ cấu kèm theo sự phát triển

A. Nghèo đói tăng lên ở các vùng nông thôn

B. Tăng tỉ lệ sản lượng công nghiệp trong GDP

C. Dân cư phi nông nghiệp tăng

D. Tất cả những thay đổi trên

Câu 20. Ba thành phần của HDI là:

A. Tuổi thọ, chăm sóc sức khoẻ và thu nhập

B. Tuổi thọ, trình độ giáo dục và thu nhập

C. Trình độ giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và thu nhập

D. Dinh dưỡng phân phối thu nhập và tuổi thọ

Câu 21. Để khuyến khích có hiệu quả các ngành công nghiệp trong nước, các chính sách bảo hộ thay thế về hàng nhập khẩu phải

A. Không bao gồm các hạn ngạch nhập khẩu

B. Luôn mang tính tạm thời

C. Tập trung vào các ngành sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp

D. Tất cả A và B

Câu 22. Để tính hệ số GNP cho đường cong Lorenz, người ta tính tỉ lệ

A. A/(A+B)

B. B/(A+B)

C. C/(A+B)

D. A/B

Câu 23. Tác động nào dưới đây có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế

A. Giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

B. Đối mới chính sách kinh tế vĩ mô

C. Bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý

D. Đầu tư đổi mới công nghệ và kĩ thuật sản xuất

Câu 24. Trong các nước phát triển, nguồn tiết kiệm để tích luỹ chủ yếu là:

A. Tiết kiệm từ ngân sách nhà nước

B. Tiết kiệm của dân cư

C. Tiết kiệm của các xí nghiệp kinh doanh

D. Tất cả các nguồn trên

Câu 25. Yếu tố nào trong các yếu tố sau không tác động đến xu hướng giảm mức thu nhập của các nước xuất khẩu sản phẩm thô

A. Cung xuất khẩu sản phẩm thô giảm

B. Cầu xuất khẩu sản phẩm thô giảm

C. Cung xuất khẩu sản phẩm thô tăng

D. Tất cả các yếu tố trên

Câu 26. Nhân tố nào dưới đây là nhân tố trực tiếp quyết định sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia

A. Phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

B. Tăng quy mô tiết kiệm và đầu tư trong nước

C. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

D. Cả A và B

Câu 27. Khi đường đồng sản lượng có dạng hình chữ L hàm sản xuất là

A. Tân cổ điển

B. Hệ số cố định

C. Tổng quát

D. Mac

Câu 28. Sự khác biệt chủ yếu giữa việc sử dụng thuế quan bảo hộ và hạn ngạch nhập khẩu là

A. Chính phủ không thu được tiền bằng cách cấp hạn ngạch

B. Cách thức xác định lượng bằng nhập khẩu

Câu 29. Chiến lược thay thế bằng nhập khẩu thường dẫn tới mặt hạn chế nào sau đây:

A. Tạo ra những ngành có chi phí sản xuất cao và không có khả năng cạnh tranh

B. Làm tăng số thiếu hụt ngoại tệ

C. Hạn chế sự tạo thành cơ cấu công nghiệp đa dạng trong nước

D. Tất cả những điều trên

Câu 30. Để xếp loại các nước nghèo, ngân hàng thế giới đưa vào các tiêu thức sau đây, ngoại trừ

A. Tài sản được sản xuất ra như máy móc, các nhà máy, đường xá, cá cơ sở hạ tầng khác

B. Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người

C. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai, khoáng sản và môi trường

D. Sức mạnh con người như mức dinh dưỡng và trình độ giáo dục

Câu 31. Những mục nào dưới đây sẽ không tính vào mục chi tiêu dùng của chính phủ

A. Chi tiêu của chính phủ để mua vũ khí quân sự

B. Chi tiêu của chính phủ cho công trình thuỷ lợi

C. Chi lương cho giáo viên

D. Không có nhu cầu nào kể trên

Câu 32. Với điều kiện cách thức khác không thay đổi, mức bảo hộ với ngành giầy da sẽ càng cao

A. Nếu mức thuế nhập khẩu đánh vào giá nhân công thấp

B. Nếu giá trị tăng của ngành giầy cao

C. Nếu mức thuế nhập khẩu đánh vào giầy càng cao

D. Nếu xảy ra tất cả các điều kiện kể trên

Câu 33. Với sự tăng trưởng mở rộng (enlargement) ở khu vực hiện đại, bất bình đẳng sẽ

A. Tăng lên giai đoạn đầu và sau đó giảm dần.

B. Giảm ở giai đoạn đầu và sau đó tăng dần.

C. Duy trì không đổi.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 34. Chỉ số phúc lợi Ahluwalia-Chenery

A. Là một cách khác để đo lường sự thay đổi nghèo tuyệt đối.

B. Cho thấy những tác động đánh giá thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người như là sự đo lường sự phát triển.

C. Là một cách khác để đo lường sự thay đổi bất bình đẳng. is an alternative way to measure changes in inequality.

D. Tất cả những điều trên.

Câu 35. Một đặc điểm của người nghèo là họ

A. Sống chủ yếu ở khu vực nông thôn.

B. Sống trong các gia đình đông con.

C. Có mức giáo dục thấp.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 36. Khoảng bao nhiêu phần trăm (%) những người nghèo nhất thế giới là phụ nữ?

A. 30

B. 50

C. 70

D. 90

Câu 37. Những nhóm nào sau đây gần như được xem là nghèo?

A. minorities

B. indigenous people

C. Phụ nữ

D. Nam độ tuổi 20-40.

Câu 38. Điều gì được rút ra từ bảng số liệu trên về tỷ trọng thu nhập?

A. Nghèo tuyệt đối phổ biến hơn ở Bangladesh

B. Quy mô phân phối thu nhập là bất bình đẳng hơn ở Indonesia

C. Bangladesh has adopted a strategy of redistribution with growth

D. Tăng trưởng ở Bangladesh được tính toán dựa trên trọng số nghèo (poverty weights) hơn là các trọng số thu nhập (income weights)

Câu 39. Các quốc gia đang phát triển theo đuổi (adopted) công nghệ thâm dụng vốn (capital-intensive technologies) có xu hướng

A. Hệ số GINI cao tương đối.

B. Hệ số GINI thấp tương đối.

C. Hệ số GINI bằng 16.

D. Hệ số GINI bằng 0.

Câu 40. Giả sử hệ số GINI của Ai Cập là 0,403 và hệ số GINI của Úc là 0,404. Điều này có thể kết luận rằng cả Ai Cập và Úc đều có:

A. Số hộ nghèo tuyệt đối bằng nhau.

B. Phần trăm số hộ tuyệt đối bằng nhau.

C. Có cùng chỉ số HDI.

D. Tất cả điều sai.

Câu 41. Đường cung lao động cho khu vực công nghiệp trong mô hình Lewis sẽ nằm ngang nếu có sự dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp. Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài đến khi

A. Năng suất biên của lao động là nhỏ hơn năng suất lao động trung bình trong khu vực nông nghiệp.

B. Năng suất biên của lao động trong khu vực nông nghiệp là nhỏ hơn năng suất biên của lao động trong khu vực công nghiệp.

C. Lợi thế theo lao động giảm dần trong khu vực nông nghiệp.

D. Năng suất biên của lao động trong khu vực nông nghiệp bằng 0.

Câu 42. Tiến bộ kỹ thuật trung dung (Neutral Technical Progress) diễn ra khi:

A. Sự gia tăng mức sản lượng đầu ra bằng với với mức tăng các yếu tố đầu vào.

B. Mức sản lượng đầu ra cao hơn nhận được do sự thâm dụng vốn nhiều hơn (capital-intensive).

C. Mức sản lượng đầu ra cao hơn nhận được do sự thâm dụng lao động nhiều hơn (labor-intensive).

D. Tất cả đều sai.

Câu 43. Một trong những đặc điểm của mô hình tăng trưởng kinh tế Kuznets là

A. Sự biến đổi nhanh các vấn đề chính trị – xã hội.

B. Giới hạn khoảng cách phát triển đối với 1/3 dân số thế giới.

C. Năng suất tăng nhanh.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 44. Một trong những đặc điểm của mô hình tăng trưởng kinh tế Kuznets là

A. Biến đổi các đặc điểm nhân khẩu.

B. Ảnh hưởng (spread) đến toàn bộ dân số trên thế giới.

C. Nhập và xuất khẩu các nguyên vật liệu thô.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 45. Điểm khởi đầu công nghiệp hóa của các nước phát triển so với các nước đang phát triển ngày hôm nay là:

A. Tốc độ gia tăng dân số cao hơn.

B. Sở hữu công nghệ hiện đại hơn.

C. Có nhiều cơ hội nhận được sự hỗ trợ phát triển hơn.

D. Tất cả đều sai.

Câu 46. Điểm khởi đầu công nghiệp hóa của các nước phát triển so với các nước đang phát triển ngày hôm nay là:

A. Ở cả hai trường hợp, người dân đều trong tình trạng nghèo tuyệt đối.

B. Ở cả hai trường hợp, trình độ tay nghề chuyên môn tăng dần.

C. Ở cả hai trường hợp, quá trình đô thị hóa tăng dần.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 47. Kinh tế phát triển là môn học nghiên cứu về:

A. Sự cải thiện tình trạng nghèo tuyệt đối.

B. Sự cải cách thể chế.

C. Phân phối các nguồn lực trong các quốc gia đang phát triển.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 48. Kinh tế phát triển bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn kinh tế học truyền thống bởi:

A. Giá trị và thái độ chỉ đóng một vai trò nhỏ trong các giai đoạn phát triển.

B. Con người trong các xã hội đang phát triển ít tối đa hóa hữu dụng.

C. Sự cải cách thể chế xã hội là cần thiết cho sự phát triển.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 49. Theo Todaro, các định nghĩa chuẩn về sự phát triển sẽ bao gồm:

A. Loại bỏ sự nghèo tuyệt đối.

B. Cải thiện chất lượng cuộc sống.

C. Hoàn thiện tiềm năng của cá nhân.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 50. Điều nào dưới đây không phải là một mục tiêu quan trọng của sự phát triển?

A. Gia tăng thu nhập bình quân đầu người.

B. Mở rộng các sự lựa chọn sẵn có.

C. Nâng cao sự tự tôn cá nhân và quốc gia (self-esteem).

D. Tất cả các câu trên

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học phát triển - Phần 2

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 26

B

Câu 2

C

Câu 27

B

Câu 3

B

Câu 28

A

Câu 4

A

Câu 29

D

Câu 5

D

Câu 30

B

Câu 6

D

Câu 31

D

Câu 7

D

Câu 32

D

Câu 8

B

Câu 33

A

Câu 9

D

Câu 34

B

Câu 10

A

Câu 35

D

Câu 11

D

Câu 36

C

Câu 12

D

Câu 37

D

Câu 13

D

Câu 38

B

Câu 14

A

Câu 39

A

Câu 15

C

Câu 40

D

Câu 16

B

Câu 41

D

Câu 17

C

Câu 42

A

Câu 18

C

Câu 43

D

Câu 19

A

Câu 44

D

Câu 20

C

Câu 45

D

Câu 21

C

Câu 46

D

Câu 22

A

Câu 47

D

Câu 23

D

Câu 48

C

Câu 24

D

Câu 49

D

Câu 25

A

Câu 50

D

------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học phát triển – Phần 2. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm