Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị Marketing đề số 3

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị Marketing đề số 3 được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị Marketing để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề thi môn Quản trị Marketing

Câu 1. Định giá theo giá trị cảm nhận của người mua là:

  1. Cộng thêm vào chi phí
  2. Đạt lợi nhuận mục tiêu
  3. Dựa theo thời giá
  4. Không có câu nào đúng

Câu 2. Nội dung nào sau đây không thuộc định giá phân biệt?

  1. Định giá theo nhóm khách hàng
  2. Định giá theo địa điểm
  3. Định giá theo mùa
  4. Định giá lỗ để kéo khách hàng

Câu 3. Chiến lược nào sau đây mà nhà sản xuất khó kiểm soát nhất?

  1. Sản phẩm
  2. Giá
  3. Phân phối
  4. Chiêu thị

Câu 4. Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân và tổ chức khác nhau:

  1. Có mối quan hệ qua lại
  2. Tập hợp người sản xuất và nhà phân phối
  3. Bán sản phẩm từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng
  4. Cả A và C đúng

Câu 5. Khái niệm nào không cùng nội hàm với các khái niệm còn lại:

  1. Kênh marketing trực tiếp
  2. Kênh phân phối đa cấp
  3. Kênh phân phối không cấp
  4. Tất cả đều đúng

Câu 6. Nội dung nào sau đây không thuộc chức năng kênh phân phối?

  1. Tạo dòng vận động cho sản phẩm về vật chất
  2. Tạo dòng thông tin
  3. Tạo dòng quyền lực
  4. Tạo dòng xúc tiến thương mại

Câu 7. Yếu tố nào không được coi là sức mạnh của nhà sản xuất để quản lý kênh phân phối?

  1. Khen thưởng của nhà sản xuất
  2. Ràng buộc pháp lý của hợp đồng
  3. Sức mạnh tiền bạc của nhà sản xuất
  4. Tinh thông nghề nghiệp của nhà sản xuất

Câu 8. Nội dung nào không thuộc phương pháp bán hàng sản phẩm IN là: (situation; problem; implication; need-payoff)

  1. Đặt câu hỏi về hiện trạng của khách hàng
  2. Đặt câu hỏi tìm hiểu vấn đề của khách hàng
  3. Đặt câu hỏi về khả năng thanh toán của khách hàng
  4. Đặt câu hỏi về chi phí cho nhu cầu của khách hàng

Câu 9. Chiến lược giá “hớt váng” là:

  1. Định giá cao cho sản phẩm chất lượng cao
  2. Định giá cao cho sản phẩm mới
  3. Định giá cao cho sản phẩm mới cho phân khúc cao cấp
  4. Định giá cao - thấp theo giai đoạn của phân khúc chấp nhận giá cho sản phẩm mới

Câu 10. Yếu tố nào sau đây không thuộc cơ cấu chiêu thị:

  1. Truyền thông, quảng cáo
  2. Khuyến mãi
  3. Dịch vụ hậu mãi
  4. Quan hệ công chúng

Câu 11. Nội dung nào sau đây không thuộc nội hàm của khái niệm khuyến mãi:

  1. Công cụ kích thích tiêu thụ
  2. Tăng giá trị hình ảnh của người bán
  3. Thu hút khách hàng mua ngay và mua nhiều
  4. Giảm chi phí cho khách hàng, tăng giá trị cho sản phẩm

Câu 12. Một cửa hàng đưa ra chương trình bán máy lạnh, lắp đặt miễn phí cho khách hàng thuộc khu vực nội thành TPHCM. Chương trình này thuộc phối thức nào của tiếp thị:

  1. Sản phẩm
  2. Giá
  3. Phân phối
  4. Chiêu thị

Câu 13. Q-Student là gói cước (của Mobifone) cho sinh viên của các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp dạy nghề đến Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc, với giá tin nhắn đặc biệt: 99 đ/SMS nội mạng, 250 đ/SMS liên mạng. Ngoài ra, các sinh viên còn được tặng 25.000 đ/tháng/cước. Hoạt động này thuộc nội dung nào của tiếp thị:

  1. Định giá
  2. Khuyến mãi
  3. Cả A và B đúng
  4. Không thuộc nội dung nào kể trên

Câu 14. Biến nào sau đây giải thích tốt nhất thị phần của một doanh nghiệp?

  1. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
  2. Mức giá của sản phẩm/dịch vụ
  3. Danh tiếng của doanh nghiệp
  4. Giá trị được cảm nhận/giá của sản phẩm/dịch vụ

Câu 15. Hành động nào sau đây ít tác động nhất đến giá trị được cảm nhận của sản phẩm/dịch vụ:

  1. Cải tiến chất lượng
  2. Cộng thêm dịch vụ gia tăng
  3. Tăng lương cho người lao động
  4. Thay đổi giá

Câu 16. Thương hiệu là:

  1. Tập hợp từ tên gọi, logo, slogan, màu sắc, kiểu dáng của tổ chức
  2. Tập hợp từ tên gọi, logo, slogan, màu sắc, kiểu dáng, danh tiếng của tổ chức
  3. Tập hợp tất cả dấu hiệu hữu hình và vô hình được tổ chức truyền thông tới khách hàng và công chúng nhằm giúp họ phân biệt các sản phẩm khác nhau hoặc các nhà sản xuất khác nhau.
  4. Tập hợp các dấu hiệu mà khách hàng nhận biết được để phân biệt các sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau hoặc các nhà sản xuất khác nhau.

Câu 17. Bản chất của thương hiệu:

  1. Sự cảm nhận của khách hàng và công chúng
  2. Chịu ảnh hưởng từ điệp truyền của nhà sản xuất
  3. Tương tác giữa hành vi cá nhân và thành phần thương hiệu
  4. Tất cả đều đúng

Câu 18. Nội dung nào sau đây không thuộc về nội hàm của khái niệm tài sản thương hiệu?

  1. Dạng giá trị cụ thể của vật chất, tinh thần liên quan tới một thương hiệu
  2. Đưa lại lợi ích cho người sở hữu
  3. Đưa lại trách nhiệm cho người sở hữu
  4. Không có nội dung nào

Câu 19. Tài sản thương hiệu gồm:

  1. Sự liên tưởng của thương hiệu
  2. Lòng trung thành, sự nhận biết thương hiệu
  3. Chất lượng được cảm nhận, tài sản sở hữu riêng
  4. Cả A, B, C đúng

Câu 20. Mức độ nhận biết thương hiệu nào là thấp nhất:

  1. Nhớ đến đầu tiên
  2. Nhắc mới nhớ
  3. Không nhắc mà nhớ
  4. Tất cả đều đúng

Câu 21. Khái niệm tài sản thương hiệu (brand assets) và khái niệm vốn thương hiệu (brand equity) có quan hệ:

  1. Độc lập
  2. Phụ thuộc
  3. Hàng ngang
  4. Đối lập

Câu 22. Khái niệm nào sau đây đối lập với khái niệm tài sản thương hiệu?

  1. Vốn thương hiệu (Brand identity)
  2. Yếu tố thương hiệu (Brand element)
  3. Trách nhiệm thương hiệu (Brand liability)
  4. Không có khái niệm nào

Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm thương hiệu (Brand liability)?

  1. Sự không hài lòng của khách hàng
  2. Mất khách hàng
  3. Sự bất cập của sản phẩm/dịch vụ so với nhu cầu khách hàng
  4. Sự tẩy chay hoặc kiện tụng của khách hàng

Câu 24. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống trong định nghĩa sau: “Định vị thương hiệu là phần nhận diện thương hiệu (brand identity) và _________ được chủ động truyền đạt đến công chúng mục tiêu và chứng minh lợi thế vượt qua những thương hiệu cạnh tranh.

  1. Định vị giá trị (value position)
  2. Định đề giá trị (value proposition)
  3. Định vị sản phẩm (Product position)
  4. Không thêm gì

Câu 25. Chiến lược đa thương hiệu là:

  1. Chiến lược triển khai hơn một thương hiệu của nhà sản xuất
  2. Chiến lược phát triển thêm thương hiệu cho 1 loại sản phẩm mới
  3. Chiến lược triển khai 2 hay nhiều thương hiệu với cùng 1 loại sản phẩm của nhà sản xuất.
  4. Chiến lược đa dạng hóa của nhà sản xuất

Đáp án đề thi môn Quản trị Marketing

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 14

D

Câu 2

D

Câu 15

C

Câu 3

C

Câu 16

D

Câu 4

C

Câu 17

D

Câu 5

B

Câu 18

C

Câu 6

C

Câu 19

D

Câu 7

C

Câu 20

B

Câu 8

C

Câu 21

B

Câu 9

D

Câu 22

C

Câu 10

C

Câu 23

B

Câu 11

B

Câu 24

B

Câu 12

A

Câu 25

C

Câu 13

A

-------------------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Marketing đề số 3. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm