Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 19

VnDoc xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 19 được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị nguồn nhân lực để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực

Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây không phải vi phạm kỷ luật do phía người quản lý gây ra?

  1. Do thiếu sót trong công tác tuyển mộ
  2. Do bố trí lao động không hợp lý
  3. Do các đặc trưng cá nhân khác nhau
  4. Do hoạt động đào tạo và phát triển không đúng hướng

Câu 2. Hợp đồng lao động không chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?

  1. Hết hạn hợp đồng
  2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
  3. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam
  4. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng

Câu 3. Câu nào sau đây không đúng?

  1. Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với một người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho một nhóm người lao động.
  2. Người lao động chỉ có thể giao kết một hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động.
  3. Công việc hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
  4. Nếu cá nhân muốn sử dụng lao động thì cá nhân đó phải đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 4. Câu nào sau đây là đúng?

  1. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng lao động mà không cần báo trước và không phải bồi thường, khi việc làm thử không theo đúng yêu cầu hai bên đã thỏa thuận.
  2. Người lao động phải ít nhất đủ 18 tuổi, có khả năng lao động và có khả năng nhận thức được hành vi và hậu quả hành vi.
  3. Người sử dụng lao động không có quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề.
  4. Đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp thì người sử dụng lao động mới không phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động tới khi hết hạn hợp đồng.

Câu 5. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi:

  1. Không được bố trí việc theo đúng loại, đặc điểm làm việc hoặc điều kiện lao động đã thỏa thuận
  2. Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận. Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động
  3. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 6. (……………) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

  1. Bộ luật lao động
  2. Thỏa ước lao động tập thể
  3. Hợp đồng lao động
  4. Nội quy lao động

Câu 7. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:

  1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện
  2. Tòa án nhân dân
  3. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, tòa án nhân dân lao động
  4. Cả A và B

Câu 8. Hợp đồng lao động gồm các loại, ngoại trừ:

  1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  2. Hợp đồng lao động theo thỏa thuận
  3. Hợp đồng lao động xác định thời hạn
  4. Hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định

Câu 9. Hợp đồng lao động tồn tại:

  1. Hợp đồng bằng miệng
  2. Hợp đồng bằng văn bản
  3. A, B đều đúng
  4. A, B đều sai

Câu 10. Bước đầu tiên trong nghe và ghi nhận bất bình là:

  1. Bình tĩnh, kiềm chế người lao động một cách thân mật.
  2. Người lao động tiếp cận vấn đề đến một mức độ hợp lí thì hãy thực hiện điều gì đó để giải quyết bất bình.
  3. Lắng nghe câu chuyện của người lao động, để cho người lao động bày tỏ sự phàn nàn “từ trong lòng”.
  4. Khích lệ người lao động bày tỏ tâm tư và làm cho người lao động thấy thỏa mãn và có tinh thần hợp tác.

Câu 11. Trách nhiệm đối với kỷ luật của phòng quản trị nhân lực.

  1. Là lực lượng hỗ trợ trong việc thi hành kỷ luật như hỗ trợ giáo dục ý thức kỷ luật và xử lí các vụ việc vi phạm kỷ luật, cũng như hỗ trợ trong việc đề ra các chính sách đúng đắn về kỷ luật lao động.
  2. Là người đào tạo và hướng dẫn cho người quản lí bộ phận về những vấn đề liên quan đến kỷ luật, chịu trách nhiệm chính về việc thiết kế chính sách, thủ tục và thực hiện kỷ luật lao động trong tổ chức.
  3. Là người xây dựng và phê duyệt các chính sách, thủ tục hợp lí trong doanh nghiệp, trực tiếp tổ chức thực hiện kỷ luật lao động trong tổ chức.
  4. Là người có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc, quy chế để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Câu 12. Sắp xếp trình tự hòa giải tranh chấp lao động cá nhân cho đúng:

1 - Mỗi bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử tranh chấp.

2 - Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận phương án hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp.

3 - Trong trường hợp hòa giải không thành, thì Hội đồng hòa giải lao động cơ sở lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội đồng. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hòa giải không thành.

Trình tự đúng là:

  1. 1 – 3 – 2
  2. 2 – 3 – 1
  3. 2 – 1 – 3
  4. 3 – 2 – 1

Câu 13. Người phụ trách (quản lý trực tiếp) có trách nhiệm gì trong việc giải quyết bất bình của người lao động?

  1. Cần hoan nghênh những người lao động bày tỏ sự bất đồng nhằm giải quyết nhanh chóng trước khi chúng lan sang các bộ phận khác
  2. Phát hiện và giải quyết những bất bình
  3. Cần thiết lập và duy trì quan hệ chặt chẽ mối quan hệ giữa người cấp trên và người lao động cấp dưới
  4. Tất cả đều sai

Câu 14. Bất bình tưởng tượng là:

  1. Bất bình tồn tại trong ý nghĩ của người lao động, họ cảm thấy mình đang bị kêu ca “người phụ trách không ưa tôi”
  2. Người lao động giữ sự bực bội trong lòng không nói ra
  3. Người lao động phàn nàn một cách cởi mở công khai
  4. A, B đều đúng

Câu 15. Trong nội bộ tổ chức những nguyên nhân của sự bất bình, trừ:

  1. Điều kiện làm việc thấp kém
  2. Thỏa ước lao động không được rõ ràng
  3. Phong cách lãnh đạo và người lãnh đạo bộ phận chưa hợp lí
  4. Người lao động thấy bị xúc phạm khi có những lời phê bình thiếu cân nhắc

Câu 16. Các dạng nguồn gốc bất bình:

  1. Trong nội bộ tổ chức
  2. Ngoài tổ chức
  3. Trong nội bộ người lao động
  4. A, B, C đều đúng

Câu 17. Nguồn gốc bất bình ngoài tổ chức:

  1. Sự tuyên truyền về kinh tế và chính trị đưa đến người lao động những quan điểm sai lệch
  2. Những điều kiện làm việc thấp kém ,những lời phê bình phi lí của tổ chức
  3. Việc đề bạc hay tăng lương không công bằng của người chủ
  4. Sự không yêu thích công việc được phân công trong tổ chức

Câu 18. Trong việc giải quyết những phàn nàn của người lao động, người quản lý trực tiếp phải:

  1. Có khả năng khơi gợi tâm sự đầy đủ và trọn vẹn của người lao động.
  2. Có thể chỉ ra những tổn thất do các rủi ro đối với người lao động.
  3. Thẳng thắn nói ra cái anh ta có thể và không thể làm được.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 19. Trong giải quyết bất bình, quản trị viên cần phải:

  1. hoan nghênh những người lao động bày tỏ sự bất đồng.
  2. nghiêm khắc với những người lao động tạo ra sự bất bình.
  3. thiết lập và duy trì quan hệ chặt chẽ với những người quản lý trực tiếp và những nhà quản lý cao cấp.
  4. tất cả đều đúng.

Câu 20. Sự bất bình được giải quyết có tổ chức với sự tham gia của:

  1. những người quản lý trực tiếp, ban quản lý và những thành viên quản lý trung gian, ban quản lý cao nhất và đại diện công đoàn lao động.
  2. những người quản lý trực tiếp, ban quản lý và những thành viên quản lý trung gian, đại diện công đoàn lao động.
  3. ban quản lý và những thành viên quản lý trung gian, ban quản lý cao nhất và đại diện công đoàn lao động.
  4. những người quản lý trực tiếp, ban quản lý và những thành viên quản lý trung gian, quản trị viên.

Câu 21. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động nào sau đây không đúng?

  1. Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp
  2. Giải quyết công khai, nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật
  3. Có sự tham gia của đại diện hai người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp
  4. Tôn trọng lợi ích chung hai bên, của xã hội và tuân theo pháp luật

Câu 22. _________ là người quản lý điều hành doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân) hoặc là những người được ủy quyền, thuê mướn, bổ nhiệm để trực tiếp thực hiện công việc quản lý điều hành doanh nghiệp và được toàn quyền sử dụng và trả công người lao động:

  1. Người lao động
  2. Người thợ
  3. Người chủ sử dụng lao động
  4. Tất cả đều sai

Câu 23. Câu nào sau đây là sai?

  1. Quan hệ lao động là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia quá trình lao động.
  2. Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi có hai chủ thể: người lao động và người sử dụng lao động.
  3. Chủ sử dụng lao động có những quyền, nghĩa vụ, quyền lợi nhất định trong mối quan hệ với người chủ tư liệu sản xuất, với người lao động được pháp luật quy định.
  4. Người lao động bao gồm tất cả những người có chuyên môn, tay nghề làm những công việc kỹ thuật hay thủ công nhằm mục đích lấy tiền và thuộc quyền điều khiển của người chủ trong thời gian làm việc.

Câu 24. Thỏa ước lao động tập thể là ………………. giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

Trong dấu “…….” cụm từ còn thiếu:

  1. Sự kí kết
  2. Sự thỏa ước
  3. Văn bản thỏa thuận
  4. Sự thỏa thuận

Câu 25. Thỏa ước lao động tập thể áp dụng đối với:

  1. Công chức, viên chức việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước (trừ các tổ chức sự nghiệp dịch vụ hạch toán độc lập của các đơn vị hành chính)
  2. Những người làm trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị
  3. Những người làm trong các doanh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng vũ trang
  4. Các phương án trên đều sai

Đáp án đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 14

A

Câu 2

C

Câu 15

D

Câu 3

B

Câu 16

D

Câu 4

A

Câu 17

A

Câu 5

D

Câu 18

D

Câu 6

B

Câu 19

C

Câu 7

D

Câu 20

A

Câu 8

B

Câu 21

C

Câu 9

C

Câu 22

C

Câu 10

C

Câu 23

D

Câu 11

B

Câu 24

C

Câu 12

B

Câu 25

D

Câu 13

B

-------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 19. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm