Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

100 Câu hỏi trắc nghiệm thi Giáo viên giỏi mầm non

Câu hỏi trắc nghiệm thi Giáo viên giỏi mầm non

100 Câu hỏi trắc nghiệm thi Giáo viên giỏi mầm non có đáp án cho từng câu hỏi đánh giá năng lực giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị và ôn tập hiệu quả trước kì thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Đề cương ôn thi Giáo viên giỏi bậc mầm non

I. TÌM HIỂU VỀ KIẾN THỨC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON (gồm 67 câu hỏi)

1- Mục tiêu GDMN (10 câu)

Câu 1. Mục tiêu giáo dục mầm non là gì?

A. Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

B. Giúp trẻ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.

C. Giúp trẻ 3 tháng đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mí, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.

D. Giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội, hình thành và phát triển ở trẻ kĩ năng sống.

Câu 2. Phương án nào sau đây không phải là mục tiêu giáo dục mầm non?

A. Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi phát triển khoẻ mạnh, thích tìm hiểu thế giới xung quanh, hồn nhiên trong giao tiếp.

B. Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.

C. hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi.

D. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Câu 3. Phương án nào sau đây không phải là yêu cầu về nội dung giáo dục của chương trình giáo dục mầm non?

A. Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học.

B. Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.

C. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

D. Cung cấp kiến thức cho trẻ.

Câu 4. Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non là.

A. Nội dung được thể hiện từ dễ đến khó; Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học.

B. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích phát triển các giác quan và chức năng tâm - sinh lý.

D. Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.

Câu 5. Phương án nào sau là yêu cầu về nội dung giáo dục của chương trình giáo dục mầm non?

A. Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học.

B. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Hình thành cho trẻ những chức năng tâm sinh lý.

C. Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích phát triển các giác quan và chức năng tâm - sinh lý.

Câu 6. Đâu là yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non?

A. Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần.

B. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thu của trẻ theo phương châm “ chơi mà học, học bằng chơi”. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực giao lưu cảm xúc.

C. Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân.

D. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thu của trẻ theo phương châm “ chơi mà học, học bằng chơi”. Chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp.

Câu 7. Trong các yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ nhà trẻ, yêu cầu nào sau đây là không phù hợp?

A. Chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đến đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần.

B. Giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá xung quanh; dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích phát triển các giác quan và chức năng tâm - sinh lý.

D. Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.

Câu 8. Yêu cầu nào dưới đây không phải là yêu cầu về phương pháp giáo dục đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo?

A. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục các nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ với điều kiện thực tế.

B. Tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi.

C. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.

D. Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”.

Câu 9. Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ là

A. Đánh giá sự phát triển của trẻ ( bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày và ghi lại vào nhật ký từng ngày.

B. Đánh giá sự phát triển của trẻ ( bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Giáo viên cần đánh giá thực tế, không nên đánh giá hình thức và chung chung.

C. Đánh giá sự phát triển của trẻ ( bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày

D. Đánh giá sự phát triển của trẻ ( bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho trẻ dễ nhận thức và đạt được ở các chỉ số.

Câu 10. Phương án nào không phải là yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non?

A. Đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình CSGD trẻ.

B. Đánh giá sự phát triển của trẻ nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ.

C. Đánh giá sự phát triển của trẻ vào sổ nhật ký, và phiếu đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ; đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày.

D. Đánh giá sự phát triển của trẻ (Bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ; đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày.

2- Chương trình giáo dục nhà trẻ, mẫu giáo (15 câu)

Câu 11. Mục tiêu về giáo dục phát triển thể chất của trẻ nhà trẻ là

A. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Thực hiện được vận động cơ bản một cách vững vàng.

B. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động.

C. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.

D. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi. Vận động nhịp nhàng giữa tay và chân.

Câu 12. Mục tiêu về giáo dục phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo là.

A. Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh. Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

B. Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh. Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Có sự nhạy cảm của các giác quan.

C. Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

D. Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh. Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết của mình.

Câu 13. Quy định phân phối thời gian, chương trình giáo dục nhà trẻ và chương trình giáo dục mẫu giáo được thực hiện trong bao nhiêu tuần?

A. 34 tuần.

B. 35 tuần.

C. 36 tuần.

D. 37 tuần.

Câu 14. Trong lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức, nội dung luyện tập và phối hơp các giác quan cho trẻ nhà trẻ là những giác quan nào sau đây?

A. Thị giác, thính giác, xúc giác.

B. Thị giác, thính giác, vị giác.

C. Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.

D. Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác.

Câu 15. Phương án nào sau đây không phải là nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo?

A. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật.

B. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc( nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).

C. Biểu lộ cảm xúc khi nghe hát, nghe các âm thanh; thích vẽ tranh.

D. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc và tạo hình).

Câu 16. Nội dung giáo dục phát triển tình cảm độ tuổi mẫu giáo gồm những nội dung nào?

A. Hành vi và quy tắc ứng xử, quan tâm bảo vệ môi trường.

B. Phát triển tình cảm, ý thức về bản thân.

C. Ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.

D. Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản.

Câu 17. Phương án nào sau đây không phải là kết quả mong đợi giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng về “nghe hiểu lời nói”?

A. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 -3 hành động.

B. Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”; “Cái gì đây?; “…làm gì?”; “…thế nào?”

C. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.

D. Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.

Câu 18. Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán là gì?

A. Nhận biết số đếm, số lượng; sắp xếp theo quy tắc, nhận biết hình dạng, nhận biết vị trí trong không gian.

B. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng; So sánh hai đối tượng, sắp xếp theo quy tắc và nhận biết vị trí trong không gian.

C. Nhận biết số đếm, số lượng; sắp xếp theo quy tắc; So sánh 2 đối tượng; nhận biết hình dạng; nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian.

D. Nhận biết số lượng; sắp xếp theo quy tắc; So sánh 3 đối tượng; nhận biết hình dạng; nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian.

Câu 19. Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ nhà trẻ là gì?

A. Thể hiện ý thức về bản thân; sự vật hiện tượng xung quanh.

B. Thể hiện ý thức về bản thân; thể hiện sự tự tin tự lực; quan tâm đến môi trường.

C. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân; nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật hiện gần gũi; thực hiện hành vi xã hội đơn giản; thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/tô màu, vẽ nặn, xếp hình, xem tranh.

D. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân; nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật hiện tượng xung quanh; thực hiện hành vi xã hội đơn giản; quan tâm đến môi trường.

Câu 20. Hoạt động giáo dục nào sau đây không thực hiện ở độ tuổi nhà trẻ?

A. Hoạt động giao lưu cảm xúc.

B. Hoạt động với đồ vật.

C. Hoạt động chơi- tập có chủ đích.

D. Hoạt động lao động.

Câu 21. Hoạt động giáo dục nào sau đây không phải là của độ tuổi trẻ mẫu giáo?

A. Hoạt động học.

B. Hoạt động vui chơi.

C. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.

D. Hoạt động chơi- tập có chủ định.

Câu 22. Việc lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào căn cứ nào sau đây?

A. Theo mục đích và nội dung giáo dục.

B. Hoạt động theo nhóm, cả lớp.

C. Mục đích giáo dục và nội dung giáo dục; vị trí không gian; số lượng trẻ.

D. Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ, hoạt động nhóm lớn.

Câu 23. Nhóm phương pháp nào sau đây được sử dụng để giáo dục trẻ nhà trẻ?

A. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp trực quan - minh họa; nhóm phương pháp thực hành; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương.

B. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp thực hành; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương.

C. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp trực quan - minh họa; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương.

D. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp thực hành.

Câu 24. Nhóm phương pháp nào sau đây không sử dụng để giáo dục trẻ mẫu giáo?

A. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.

B. Nhóm phương pháp dùng lời nói.

C. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm.

D. Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá.

Câu 25. Nhóm phương pháp nào sau đây được sử dụng để giáo dục trẻ mẫu giáo?

A. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan- minh họa, nhóm phương pháp dùng tình cảm và khích lệ.

B. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan- minh họa, nhóm phương pháp dùng lời nói.

C. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan -minh họa, nhóm phương pháp quan sát.

D. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan -minh họa, nhóm phương pháp dùng lời nói, nhóm phương pháp dùng tình cảm và khích lệ, nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá.

Câu 26. Trong chương trình Giáo dục mầm non, đánh giá sự phát triển của trẻ nhà trẻ được thực hiện ở thời điểm nào?

A. Đánh giá trẻ hằng ngày; đánh giá trẻ hằng tuần.

B. Đánh giá trẻ hằng ngày; đánh giá trẻ theo học kỳ.

C. Đánh giá trẻ theo chủ đề; đánh giá trẻ theo hoạt động.

D. Đánh giá trẻ hằng ngày; đánh giá trẻ theo giai đoạn.

Câu 27. Đánh giá trẻ hàng ngày gồm mấy nội dung? Là những nội dung nào?

A. Có 1 nội dung: Kiến thức của trẻ.

B. Có 2 nội dung: Kiến thức của trẻ; kỹ năng của trẻ.

C. Có 3 nội dung: Tình trạng sức khỏe của trẻ; thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ; kiến thức và kỹ năng của trẻ.

D. Có 4 nội dung: Tình trạng sức khỏe của trẻ; hành vi của trẻ; kiến thức và kỹ năng của trẻ; sản phẩm của trẻ.

3. Hiểu biết về kiến thức chăm sóc giáo dục, sinh hoạt của trẻ theo chương trình GDMN

Câu 28. Theo chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo, thời gian chơi ngoài trời là bao lâu?

A. Khoảng 30 - 40 phút.

B. Khoảng 40 - 50 phút.

C. Khoảng 50 - 60 phút.

D. Khoảng 60 - 70 phút.

Câu 29. Trong 1 tuần, nhóm trẻ 24-36 tuổi có mấy hoạt động học có chủ đích?

A. Có 4 giờ.

B. Có 5 giờ.

C. Có 6 giờ.

D. Có 7 giờ.

Câu 30. Trong 1 tuần, lớp mẫu giáo 4-5 tuổi có mấy hoạt động học có chủ đích?

A. Có 4 giờ.

B. Có 5 giờ.

C. Có 6 giờ.

D. Có 7 giờ.

Câu 31. Theo chế độ sinh hoạt của trẻ nhà trẻ 24-36 TT, thời gian chơi- tập là bao lâu?

A. 150 phút.

B. 120 phút.

C. 90 phút.

D. 60 phút.

Câu 32. Theo chế độ sinh hoạt của trẻ nhà trẻ 24-36 TT, thời gian chơi- tập là mấy lần và tổng thời gian là bao lâu?

A. 1 lần và 120 phút

B. 1 lần và 180 phút

C. 2 lần và 120 phút.

D. 2 lần và 180 phút.

Câu 33. Theo chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo, thời gian chơi hoạt động ở các góc là bao lâu?

A. Khoảng 30 - 40 phút.

B. Khoảng 40 - 50 phút.

C. Khoảng 50 - 60 phút.

D. Khoảng 60 - 70 phút.

Câu 34. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng 1 ngày cho 1 trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là bao nhiêu?

a. 590 - 708 Kcal.

b. 690 - 828 Kcal.

c. 735 - 882 Kcal.

d. 745 - 894 Kcal.

Câu 35. Chương trình giáo dục mầm non qui định số bữa ăn cho trẻ nhà trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non là mấy bữa?

A. Tối thiểu hai bữa chính và một bữa phụ.

B. Tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ.

C. Một bữa chính và một bữa phụ.

D. Một bữa chính và hai bữa phụ.

Câu 36. Giấc ngủ trưa của trẻ nhà trẻ 24-36 TT và mẫu giáo có thời gian là bao nhiêu?

A. Khoảng 90 phút.

B. Khoảng 120 phút.

C. Khoảng 150 phút.

D. Khoảng 180 phút.

Câu 37. Khi trẻ ngủ trưa, giáo viên có nhiệm vụ gì?

A. Trực để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ngủ.

B. Tranh thủ soạn bài và làm đồ dùng đồ chơi.

C. Ngủ cùng trẻ

D. Sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi

Câu 38. Yêu cầu công tác vệ sinh phòng, nhóm lớp hằng tuần là gì?

A. Quét, lau nhà ít nhất 3 lần; cọ rửa nhà vệ sinh.

B. Quét, lau nhà hàng ngày; vệ sinh đồ chơi trong lớp.

C. Tổng vệ sinh: Lau cửa, quét mạng nhện, cọ rửa nền, phản ngủ, phơi chăn chiếu.

D. Giặt chăn, màn, chiếu.

Câu 39. Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ gồm các hoạt động nào?

A. Vệ sinh da; vệ sinh răng miệng; vệ sinh khi đi bô; vệ sinh quần áo, giày dép.

B. Vệ sinh da; vệ sinh răng miệng; hướng dẫn trẻ đi vệ sinh.

C. Vệ sinh da; vệ sinh răng miệng; vệ sinh đồ dùng đồ chơi.

D. Vệ sinh khi đi bô; vệ sinh quần áo, giày dép; vệ sinh đồ dùng đồ chơi.

Câu 40. Nội dung vệ sinh môi trường trong trường mầm non gồm những nội dung nào?

A. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh phòng nhóm, vệ sinh cá nhân cho trẻ.

B. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi; vệ sinh môi trường.

C. Vệ sinh phòng nhóm, xử lý rác, nước thải và giữ sạch nguồn nước; tạo môi trường xanh sạch đẹp và an toàn

D. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh phòng nhóm, xử lý rác, nước thải và giữ sạch nguồn nước.

Đáp án là các phần in đậm, đề tham khảo toàn bộ 100 câu hỏi, các bạn tham khảo chi tiết tại file tải về.

Ngoài Đề cương ôn thi GVG mầm non cấp tỉnh, để chuẩn bị cho các kì thi giáo viên giỏi , các thầy cô tham khảo chi tiết các tình huống sư phạm thường gặp và các đề thi giáo viên giỏi và các mẹo chuẩn bị cho các bài thi giáo viên dạy giỏi đạt kết quả cao. VnDoc thường xuyên cập nhật các đề thi mới nhất cho các thầy cô tham khảo và ôn luyện tốt nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi giáo viên dạy giỏi

    Xem thêm