Câu hỏi trắc nghiệm Tín dụng ngân hàng đề số 3
Câu hỏi trắc nghiệm Tín dụng ngân hàng đề số 3 được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Tín dụng ngân hàng hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đề thi môn Tín dụng ngân hàng
Câu 1. Chi nhánh A đồng ý cho Cty Nam Cường vay 150 tỷ đồng để đầu tư cho dự án thuỷ điện. Theo thoả thuận trong HĐTD, chậm nhất 6 tháng kể từ ngày ký HĐTD, Cty Nam Cường sẽ rút hết vốn vay. Hết thời hạn, Cty chỉ rút vốn là 120 tỷ đồng. Cty Nam Cường có được rút hết số tiền còn lại (30 tỷ đồng)?
- Được (nếu Cty Nam Cường có văn bản giải trình và được chi nhánh A chấp thuận)
- Không (Cty Nam Cường có văn bản giải trình, nhưng không được chi nhánh A chấp thuận)
Câu 2. Ông K là người đại diện cho hộ gia đình vay vốn NHNo để nuôi tôm. Chi nhánh B xét thấy đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định 881/QĐ-HĐQT-TDHo, có yêu cầu Ông K nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản số tiền 45 triệu đồng. Cán bộ tín dụng thực hiện đăng ký thông tin TSBĐ trên màn hình IPCAS và xử lý thế nào trong trường hợp Ông K không trả được nợ vay.
- Đăng ký thông tin TSBĐ khi cho vay và phát mại TSBĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có quyền khởi kiện
- Đăng ký thông tin TSBĐ khi cho vay, nhưng không phát mại TSBĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có quyền khởi kiện
- Không đăng ký thông tin TSBĐ khi cho vay, nhưng vẫn phát mại TSBĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có quyền khởi kiện
- Không đăng ký thông tin TSBĐ khi cho vay và không phát mại TSBĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có quyền khởi kiện
Câu 3. Theo Điều lệ, Cty TNHH Bình Minh có 4 thành viên, cam kết góp số vốn là 2 tỷ đồng (mỗi người 500 triệu đồng), thời hạn góp vốn là 03 tháng kể từ ngày 20/9/2010. Đến ngày 20/12/2010, có 3 thành viên đã góp đủ, còn một thành viên mới góp được 200 triệu đồng, số còn thiếu cam kết sẽ góp chậm nhất là 28/02/2011, nhưng hết thời hạn vẫn không góp đủ. Theo Bạn, có thể thực hiện cách nào sau đây để bảo đảm đủ vốn 2 tỷ đồng theo quy định của Điều lệ:
- Một trong 3 thành viên (đã góp đủ 500 triệu đồng) nhận góp thêm số còn thiếu
- Huy động thêm người khác góp cho đủ (số thành viên lúc này sẽ là 5 người)
- Cả 3 thành viên (đã góp đủ 500 triệu đồng) sẽ góp thêm theo tỷ lệ phần vốn góp của mỗi người
- Một trong 3 cách trên đều được
Câu 4. Doanh nghiệp A có đề nghị chi nhánh NHNo huyện B phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng dự thầu. Doanh nghiệp đã ký quỹ 100%. Chi nhánh A có cần phải cử cán bộ thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp không?
- Có
- Không
Câu 5. Theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, thời hạn hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tất cả tài sản là:
- Năm (5) năm (trừ tài sản là quyền sử dụng đất)
- Không xác định thời hạn đối với tất cả tài sản (chỉ hết hiệu lực khi người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký giao dịch và được cơ quan có thẩm quyền thực hiện xoá đăng ký)
- Tất cả đều đúng
- Tất cả đều sai
Câu 6. Chi nhánh A, chi nhánh B và chi nhánh C (cùng hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam) cùng cho vay Cty K để thực hiện dự án đầu tư là nhà máy xi măng tại Quảng Ninh. Theo Bạn, đây có phải là phương thức cho vay đồng tài trợ?
- Đúng
- Không
Câu 7. Công ty TNHH có được quyền huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu không?
- Có
- Không
Câu 8. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán ngày 31/12, cán bộ tín dụng xác định số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng dựa vào các số liệu nào sau đây:
- Số dư của các khoản phải thu
- Số dư của các khoản phải trả
- Bù trừ giữa số dư các khoản phải thu và các khoản phải trả
- Đều không đúng
Câu 9. NHNo Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng tài trợ cho nhà máy thuỷ điện A Vương (Quảng Nam) do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm đầu mối. Có thể áp dụng ký hợp đồng tín dụng theo phương thức nào sau đây:
- Các ngân hàng cùng ký hợp đồng với chủ đầu tư thông qua ngân hàng đầu mối
- Từng ngân hàng có thể ký hợp đồng riêng với chủ đầu tư trên cơ sở phù hợp với các điều khoản của hợp đồng đồng tài trợ
- Cả 2 trường hợp trên đều đúng
- Tất cả đều sai
Câu 10. Chi nhánh A cho Công ty B vay 100 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án thuỷ điện. Thời gian ân hạn là 2 năm. Số tiền lãi phát sinh (của 100 tỷ đồng) trong thời gian thi công nhà máy là 5 tỷ đồng. Công ty B đặt vấn đề xin vay để trả lãi, Chi nhánh A có được cho vay không?
- Không được cho vay
- Được cho vay
Câu 11. Ông A có một căn hộ, hiện đang cho một Công ty TNHH thuê làm trụ sở giao dịch. Ông A xuất trình hợp đồng thuê và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở để thế chấp cho chi nhánh K vay vốn. Chi nhánh K có được nhận làm bảo đảm tiền vay (căn hộ đó không có tranh chấp, không bị kê biên...)
- Không được, vì đang cho thuê
- Được. Vì tài sản đang cho thuê vẫn được quyền thế chấp
Câu 12. Công ty B có ký 01 hợp đồng mua bán hàng hàng hoá với Công ty C. Giá trị hợp đồng là 20 tỷ đồng. Thời hạn tối đa là 03 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mua bán (25/9/2010) Công ty C phải thanh toán cho Công ty B. Ngày 06/10/2010 Công ty B đề nghị NHNo huyện H nhận là bảo đảm tiền vay để xin vay 15 tỷ đồng. Có các ý kiến khác nhau về hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
- Không được coi là tài sản nên không nhận
- Xem hợp đồng đó là quyền đòi nợ và là tài sản nhưng không nhận vì Công ty B không được thế chấp quyền đòi nợ
- Xem hợp đồng đó là quyền đòi nợ và là tài sản nhưng không nhận vì không có sự đồng ý của Công ty C nên không có khả năng thu
- Đồng ý nhận làm bảo đảm và cho vay vì quyền đòi nợ là tài sản; Công ty B có quyền được thế chấp để vay vốn mà không cần có sự đồng ý của Công ty C, kết quả thẩm định cho thấy có đủ khả năng thu nợ đầy đủ, kịp thời
Câu 13. Theo quy định tại Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, ngoại tệ nào sau đây chi nhánh được sử dụng cho vay đối với khách hàng:
- Đôla Mỹ (USD)
- Tất cả các loại ngoại tệ lưu hành trên thị trường Việt Nam
- Chỉ có các ngoại tệ mạnh: Đôla Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), Ơrô (EUR); đối với ngoại tệ khu vực biên giới: Nhân dân tệ Trung Quốc, Kíp Lào, Riên Cămpuchia thì phải theo quy định riêng của NHNN
- Theo yêu cầu của khách hàng
Câu 14. Cho vay bằng ngoại tệ, khi khách hàng trả nợ, NHNo nơi cho vay sẽ thu nợ gốc, lãi:
- Bằng chính ngoại tệ đã cho vay
- Bằng ngoại tệ khác quy đổi
- Bằng đồng Việt Nam (VNĐ)
- Bằng chính ngoại tệ đã cho vay. Trường hợp thu bằng ngoại tệ khác hoặc bằng VNĐ, chi nhánh chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc
Câu 15. Anh A có một khoản vay thấu chi dư nợ 20 triệu đồng, phát sinh ngày 05/10/2010, thời hạn cho vay là 30 ngày. Ngày 15/10/2010 đơn vị chi trả lương đợt 1, trên tài khoản tiền gửi phát sinh dư “có” số tiền 10 triệu đồng. Theo chương trình IPCAS, khoản vay được thu nợ tức thì. Anh A có phản ứng việc thu nợ của chi nhánh vì cho rằng khoản vay chưa đến hạn. Theo Bạn, việc làm đó đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 16. Doanh nghiệp A được chi nhánh K phê duyệt một hạn mức tín dụng 30 tỷ đồng. Thời hạn của hạn mức tín dụng là 12 tháng kể từ ngày 30/6/2009. Ngày 20/5/2010 phát sinh một khoản vay, cán bộ tín dụng căn cứ vào quy định hiện hành, xác định thời hạn cho vay 2 tháng, hạn trả nợ cuối cùng là ngày 20/7/2010. Theo Bạn, việc xác định thời hạn cho vay không phù hợp với thời hạn của hạn mức tín dụng như thế là sai hay đúng?
- Đúng
- Sai
Câu 17. Công ty cho thuê tài chính I có nhu cầu vay. Chi nhánh A nhận hồ sơ và thẩm định, quyết định cho vay theo các quy định tại “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐHĐQT-TDHo. Khi kiểm tra sau, đoàn kiểm tra nhận xét là sai và kiến nghị khắc phục, sửa chữa. Theo Bạn, nhận xét đó đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 18. Người sử dụng đất (đối với đất giao có thu tiền sử dụng đất) được thực hiện các quyền của người sử dụng đất từ khi nào:
- Khi đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính nếu không được phép chậm thực hiện/không được phép ghi nợ nghĩa vụ tài chính
- Kể từ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chậm thực hiện/được ghi nợ nghĩa vụ tài chính
- Kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất trong trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Tất cả các trường hợp trên đều đúng
Câu 19. Giá trị quyền sử dụng đất (không phải là đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân không thu tiền sử dụng đất) được xác định (thỏa thuận) như thế nào khi nhận làm tài sản bảo đảm:
- Căn cứ vào giá đất UBND tỉnh, thành phố công bố hàng năm
- Căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm nhận làm bảo đảm
- Căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm nhận làm bảo đảm và vị trí, lợi thế của thửa đất
- Căn cứ giá đất UBND tỉnh, thành phố công bố hàng năm; giá thị trường tại thời điểm nhận làm bảo đảm; vị trí, lợi thế của thửa đất và sự thỏa thuận của 02 bên
Câu 20. Ông A có 2 ha đất nông nghiệp, được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, đã được cấp giấy chứng nhận. Ông A chuyển nhượng cho doanh nghiệp tư nhân K với giá thị trường (hợp đồng mua bán chỉ có 02 bên ký, có xác nhận của UBND xã). Doanh nghiệp K xây dựng nhà xưởng và thế chấp cho NHNo huyện B. Cán bộ tín dụng tính giá trị tài sản thế chấp gồm: giá trị quyền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng trên hợp đồng và giá trị nhà xưởng. Theo Bạn, việc xác định đó đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 21. Chi nhánh A cho Tổng Cty V vay xây dựng nhà máy thuỷ điện, thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai (quyền sử dụng đất và nhà máy- thiết bị nhập từ nước ngoài và sản xuất trong nước). Sau khi hoàn thành (đã quyết toán, hoàn công, giá trị tài sản thể hiện trên sổ sách kế toán) Tổng Cty đã công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản. Theo quy định tại Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo, Chi nhánh cần giữ những giấy tờ gì của tài sản thế chấp:
- Chỉ giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng)
- Giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tất cả hoá đơn, chứng từ...có liên quan đến mua sắm máy móc, thiết bị, thi công xây dựng…
- Đáp án A, B đều đúng
- Đáp án A, B đều sai
Câu 22. Doanh nghiệp A có một khoản nợ ngắn hạn, do không trả đầy đủ nợ gốc của kỳ thứ nhất, được chi nhánh cho gia hạn lần thứ 2 và đang theo dõi ở nhóm 4. Sau 03 tháng kể từ khi khách hàng trả đầy đủ số nợ gốc còn thiếu của kỳ thứ nhất và toàn bộ nợ gốc, lãi của kỳ thứ 2, chi nhánh có được quyền phân loại lại khoản nợ về nhóm 1 không (nếu có tài liệu, hồ sơ chứng minh khoản vay đã được khắc phục và có đủ cơ sở đánh giá là Doanh nghiệp sẽ có khả năng trả nợ đầy đủ đúng hạn số nợ còn lại)?
- Được
- Không
Câu 23. Công ty A có trụ sở chính tại Đà Nẵng, uỷ quyền cho chi nhánh thành viên tại Đắklăk vay vốn NHNo thu mua cà phê để xuất khẩu. Khi lập báo cáo thống kê, chi nhánh có được thống kê khoản vay này theo mẫu biểu quy định ban hành kèm theo Quyết định 881/QĐ-HĐQT-TDHo không?
- Có
- Không
Câu 24. Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR, các chi nhánh phải trích dự phòng chung theo tỷ lệ là:
- 0,75% cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
- 0,5% cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
Câu 25. Ông A có một sổ tiền gửi tiết kiệm bằng Đôla Mỹ (USD), có nhu cầu cầm cố vay NHNo, chi nhánh cho vay được giải ngân khoản vay:
- Bằng đồng Việt Nam
- Bằng Đôla Mỹ (USD)
Đáp án đề thi môn Tín dụng ngân hàng
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | A | Câu 14 | D |
Câu 2 | D | Câu 15 | B |
Câu 3 | D | Câu 16 | A |
Câu 4 | B | Câu 17 | B |
Câu 5 | B | Câu 18 | D |
Câu 6 | B | Câu 19 | D |
Câu 7 | B | Câu 20 | B |
Câu 8 | C | Câu 21 | A |
Câu 9 | C | Câu 22 | A |
Câu 10 | B | Câu 23 | A |
Câu 11 | B | Câu 24 | A |
Câu 12 | D | Câu 25 | A |
Câu 13 | C |
-------------------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Tín dụng ngân hàng đề số 3. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.