Câu hỏi trắc nghiệm Trạng Nguyên môn Lịch sử - Địa lý lớp 5
Câu hỏi trắc nghiệm Trạng Nguyên môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 có đáp án kèm theo, được phân theo các cấp độ, giúp các bạn học sinh tự ôn luyện kiến thức môn Địa lý - Lịch sử lớp 5 dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo nhằm đạt điểm cao trong các bài thi cuối kì.
Câu hỏi 1: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào năm nào?
a. 1858
b. 1862
c. 1859
d. 1863
Câu hỏi 2: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?
a. Nguyễn Trung Trực
b. Nguyễn Hữu Huân
c. Hồ Xuân Nghiệp
d. Trương Định
Câu hỏi 3: Quê hương của Trương Định "Bình Tây đại nguyên soái" ở đâu?
a. Bình Định
b. Quảng Ngãi
c. Quảng Nam
d. Gia Định
Câu hỏi 4: Vị vua nào nắm quyền thời Trương Định làm quan ở Nam Kì?
a. Tự Đức
b. Gia Long
c. Minh Mạng
d. Bảo Đại
Câu hỏi 5: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?
a. Khi Pháp chiếm đóng kinh thành Huế
b. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định
c. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước
d. Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông
Câu hỏi 6: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước nhường 3 tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp vào năm nào?
a. 1858
b. 1861
c. 1859
d. 1862
Câu hỏi 7: Tỉnh nào không thuộc ba tỉnh miền đông Nam Kì mà triều Nguyễn nhường cho Pháp?
a. Biên Hòa
b. Định Tường
c. Gia Định
d. Châu Đốc
Câu hỏi 8: Vua Tự Đức ban cho Trương Định chức lãnh binh ở đâu?
a. Hà Tiên
b. An Giang
c. Vĩnh Long
d. Long An
Câu hỏi 9: Trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã làm gì khi Vua Tự Đức ban chức lãnh binh?
a. Nhận chức Lãnh Binh
b. Phất cờ Bình Tây
c. Từ quan về quê
d. Ở lại cùng nhân dân đánh giặc
Câu hỏi 10: Trương Định mất do viên tướng nào phản bội?
a. Phan Thanh Giản
b. Huỳnh Công Tấn
c. Võ Duy Dương
d. Nguyễn Trung Trực
Câu hỏi 11: Năm 1884, triều đình Huế kí hiệp ước nào công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta?
a. Nhâm Tuất
b. Hác _măng
c. Giáp Tuất
d. Pa_tơ_nốt
Câu hỏi 12: Năm 1884, triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế nảy sinh quan điểm nào?
a. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành độc lập dân tộc và hòa hoãn thương thuyết với Pháp
b. Cùng nhân dân chiến đấu với thực dân Pháp
c. Hòa hoãn thương thuyết với Pháp
d. Cầu cứu nhà Thanh đem quân sang đánh Pháp.
Câu hỏi 13: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với ông?
a. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.
b. Ám sát để loại trừ hậu họa.
c. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.
d. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.
Câu hỏi 14: Vào đêm mùng 4 rạng sáng 5_7_1885, trong cảnh vắng lặng của kinh thành Huế, xảy ra sự kiện gì?
a. Cảnh thả đèn trên sông Hương.
b. Tiếng súng "thần công "nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực.
c. Âm thanh của thoi dệt vải.
d. Đáp án a và b đúng.
Câu hỏi 15: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?
a. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.
b. Vùng núi Quảng Nam.
c. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
d. Vùng núi Lạng Sơn.
Câu hỏi 16: Tại sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
a. Ông xin từ quan về ở ẩn.
b. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.
c. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
d. Tôn Thất Thuyết chủ trương giảng hòa với Pháp.
Câu hỏi 17: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì?
a. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.
b. Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột,vơ vét tài nguyên của nước ta.
c. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.
d. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, chuyển giao chính quyền cho triều đình Huế.
Câu hỏi 18: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam xuất hiện ngành kinh tế nào mới?
a. Công nghiệp khai khoáng.
b. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước
c. Ngành dệt.
d. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu hỏi 19: Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra giai cấp và tầng lớp mới nào trong xã hội?
a. Địa chủ
b. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức..
c. Nông dân
d. Quan lại phong kiến
Câu hỏi 20: Trong số các giai cấp và tầng lớp của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, giai cấp tầng lớp nào bần cùng nhất?
a. Nông dân
b. Địa chủ
c. Công nhân
d. Trí thức, viên chức
Câu hỏi trắc nghiệm Trạng Nguyên môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Các em học sinh có thể lựa chọn phù hợp với chương trình mình đang theo học. Các lời giải để các em học sinh ôn tập củng cố toàn bộ kiến thức chương trình môn Lịch sử lớp 5.
Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn kiến thức kỹ năng của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.