Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu trần thuật

Câu trần thuật - Ngữ văn lớp 8

Câu trần thuật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo ôn tập và hệ thống kiến thức tiếng việt về Câu trần thuật. Hi vọng thông qua bài này các bạn sẽ nắm vững kiến thức bài học và thành thạo kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành. Chúc các bạn làm bài tốt!

Câu trần thuật ngữ văn lớp 8

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được:

  • Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
  • Chức năng của câu trần thuật.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Đặc điểm hình thức của câu trần thuật

Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức như các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Ví dụ:

Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn thu” của Nguyễn Trãi!

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)

II. Chức năng của câu trần thuật

Câu trần thuật thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả…

Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc… (vốn là chức năng của những kiểu câu khác).

Ví dụ:

Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt củng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bô Hạ, đào Sapa, mà nhớ xuống.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)

Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Tất cả những câu trong các đoạn trích dẫn ở SGK (trang 45, 46) đều không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cậu khiến hoặc câu cảm thán (trừ câu Ôi Tào Khê!)

Những câu đó được dùng để kể (a), thông báo (b), miêu tả (c) và để bộc lộ tình cảm, cam xúc (d).

Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật thì kiểu câu trần thuật được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp vì nó là kiểu câu cơ bản và thực hiện được nhiều chức năng.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Xác định kiểu câu trong những câu dẫn ở SGK, trang 47, 48.
  • Xác định chức năng của các kiểu câu đó.

a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở → Kiểu câu trần thuật, được dùng để kể.

  • Tôi thương lắm → Kiểu câu trần thuật, được dùng để bộc lộ cảm xúc.
  • Vừa thương vừa ăn năn tội mình → Kiểu câu trần thuật, được dùng để bộc lộ cảm xúc.

b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên —> Kiểu câu trần thuật, được dùng đê kể.

  • Cây bút đẹp quá! → Kiểu câu cảm thán, dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
  • Cháu cảm ơn ông! → Kiểu câu trần thuật, dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
  • Cảm ơn ông! → Kiểu câu trần thuật, dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

2. Bài tập này yêu cầu các em nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu: câu dịch nghĩa “Trước cảnh đẹp đềm nay biết làm thế nào?” và câu trong phần dịch thơ “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” trong bài thơ “Ngắm trăng’’ của Hồ Chí Minh:

  • Về kiểu câu: Câu thứ nhất có từ nghi vắn thế nào và dấu chấm hỏi kết thúc câu nên là câu nghi vấn. Câu thứ hai là câu trần thuật.
  • Về ý nghĩa: Hai câu này đều được dịch từ một câu trong văn bản gốc, do đó về cơ bản hai câu này giông nhau về ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.

3. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Xác định ba câu trong bài tập trang 47 thuộc câu nào và được sử dụng để làm gì.
  • Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.

Dựa vào những dấu hiệu hình thức có thể nhận biết được kiểu câu của ba câu này: câu (a) là câu cầu khiến (có từ cầu khiến đi), câu (b) là câu nghi vấn (có cặp từ nghi vấn… có… không?), câu (c) là câu trần thuật.

  • Về mục đích sử dựng: đều hướng tới một mục đích: đề nghị tắt thuốc lá.
  • Về ý nghĩa: Những câu này có sự khác nhau chủ yếu về sắc thái biểu cảm: Câu (a) là câu cầu khiến nên có sắc thái mạnh mẽ, cương quyết; câu (b) là câu nghi vấn và câu (c) là câu trần thuật, đều được dùng để yêu cầu, đề nghị, để nhắc nhở nên có sắc thái nhẹ nhàng, lịch sự.

4. Bài tập này có hai yêu cầu:

  • Xác định những câu dẫn trong bài tập trang 47 có phải là câu trần thuật không?
  • Những câu này dùng để làm gì?

a) Đêm nay (…) đến sáng thì về là câu trần thuật, dùng để cầu khiến.

b) Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi là câu trần thuật, dùng để kể.

  • Em muốn cả anh cũng đi nhận giải là câu trần thuật, dùng để cầu khiến.

5. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.

  • Bạn đừng lo, anh ấy hẹn mai sẽ đến.
  • Tôi xin lỗi vì đã đến muộn.
  • Mình cảm ơn bạn rất nhiều.
  • Chúc (mừng) cậu sinh nhật vui vẻ.
  • Tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật.

6. Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã đọc.

Đoạn đối thoại có thể giữa thầy (cô) giáo với học sinh, giữa bạn bè, giữa bố mẹ với con cái…

(Bài này học sinh tự làm).

............................................

Ngoài Câu trần thuật. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm