Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Ngữ văn 8

Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo ôn tập và hệ thống kiến thức tiếng việt về Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Hi vọng thông qua bài này các bạn sẽ nắm vững kiến thức bài học và thành thạo kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành. Chúc các bạn làm bài tốt!

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm).

1.2. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

Trong văn bản hành chính công vụ, dấu hai chấm được dùng như bắt buộc trong trường hợp đặt sau từ Kính gửi.

A. Hướng dẫn tìm hiểu bài

I. Dấu ngoặc đơn

– Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

Ví dụ:

+ Tiếng trống của phía (lí trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.

(Tô Hoài)

+ Platon (427 – 347 trước CN) là nhà triết học duy tâm khách quan, đại biểu lỗi lạc của chủ nghĩa duy tâm. (Nguyễn Hữu Vui)

– Cấu tạo của phần chú thích này có thể là:

+ Một từ

Ví dụ: Gan chi gan rứa mệ (mẹ) nờ: (Tố Hữu)

+ Một ngữ

Ví dụ: Ban đúng là thứ cây (và thứ hoa) đặc thù của Tây Bắc.

+ Một câu hay nhiều câu.

Ví dụ: Đêm hôm ấy trời mưa to (trận mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô).

Vị trí của phần chú thích: Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này luôn đi sau bộ phận được chú thích. Vì vậy, dấu ngoặc đơn đặt ở vị trí nào trong câu là tuỳ thuộc vào vị trí của phần được chú thích.

Các đoạn trích:

a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ)… công lí và tự do.

(Nguyễn Ái Quốc)

b) Gọi là kênh ba Khía… Quanh các gốc cầy (ba Khía là loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trôn tỏi ớt ăn rất ngon). (Đoàn Giỏi)

c) Lí Bạch (701 – 762),… thuộc Miền Châu (Tứ Xuyên).

(Ngữ văn 7, tập một)

Dấu ngoặc đơn trong ba đoạn trích trên được dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm), tách nó với bộ phận khác của câu.

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi nhưng sẽ gây khó khăn cho việc lĩnh hội văn bản của người đọc.

II. Dấu hai chấm

Dấu hai chấm được dùng để:

– Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

– Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lòi đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Ví dụ:

+ Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: quyết không làm nô lệ.

(Hồ Chí Minh)

+ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! (Nam Cao)

Các đoạn trích:

a) Rồi Dế choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (Tô Hoài)

Dấu hai chấm ở cuối câu trong đoạn trích này được dùng để đánh dấu (báo trước) sự xuất hiện của lòi đối thoại (dùng vối dấu gạch ngang).

b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thắng thắn, bất khuất!

Dấu hai chấm trong đoạn trích này được dùng để đánh dấu (báo trước) sự xuất hiện lòi dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).

c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh)

Dấu hai chấm trong đoạn trích này được dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

B. Hướng dẫn luyện tập

1. Bài tập này yêu cầu các em giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích dẫn ở SGK, trang 135 – 136.

a) Những dấu ngoặc đơn trong đoạn trích này được dùng để đánh dấu những phần giải thích nghĩa cho các từ ngữ Hán – Việt trong câu văn:

– Tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác).

– Định phận tại thiên thư (định phận tại sách tròi).

– Hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại).

b) Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích này được dùng để đánh dấu phần thuyết minh (kể cả phần cầu dẫn vói chín nhịp dài và mười nhịp ngắn) nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn chiều dài 2290m của cầu là tính từ đâu tới đâu.

c) Trong đoạn văn này, dấu ngoặc đơn thứ nhất người viết (người nói) được dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm; dấu ngoặc đơn thứ hai phương tiện ngôn ngữ (từ, câu…) được dùng để đánh dấu phần giải thích.

2. Bài tập này yêu cầu các em giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích dẫn ở SGK, trang 136.

a) Dấu hai chấm trong đoạn trích này được dùng để đánh dấu phần giải thích cho điều đã nói trưốc (thách nặng quá).

b) Trong đoạn trích này, dấu hai chấm thứ nhất được dùng để đánh dấu sự xuất hiện của lời đối thoại; dấu hai chấm thứ hai được dùng để đánh dấu một nội dung giải thích.

c) Dấu hai chấm trong đoạn trích này được dùng để đánh dấu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã viết trước (óng ánh đủ màu).

3. Bài tập này có hai yêu cầu.

Gợi ý: Trong đoạn trích này, ta thấy đứng trước dấu hai chấm là từ rằng nên có thể bỏ dấu hai chấm hoặc không. Việc dùng dấu hai chấm ở đây nhằm nhấn mạnh phần đứng sau. Ngược lại, khi không dùng dấu hai chấm, phần đứng sau không được nhấn mạnh.

4. Quan sát câu: Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước.

– Có thể thay dấu hai chấm ở câu trên bằng dấu ngoặc đơn, tuy nhiên khi thay, nghĩa cơ bản của câu sẽ thay đổi.

– Nếu viết lại: Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được, vì từ gồm và dấu hai chấm báo hiệu sự liệt kê bắt đầu.

5. Bài tập này nêu hai yêu cầu.

Gợi ý:

– Dấu ngoặc đơn là một dấu kép, không khi nào dùng riêng lẻ không thành cặp, vì vậy đã có mở ngoặc thì phải có đóng ngoặc. Trong bài viết của học sinh đó mới chỉ có mở ngoặc, còn thiêu đóng ngoặc nên dấu ngoặc đơn này là dùng sai.

– Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu mà nó là câu hoàn chỉnh.

6. Bài tập này có hai yêu cầu.

Các em tự làm bài tập này.

............................................

Ngoài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm