Chi phí nguồn lực thương mại
Chi phí nguồn lực thương mại được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức trong chương trình học tập của bậc Đại học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Chi phí nguồn lực thương mại
1. Khái niệm chi phí nguồn lực thương mại
Đó là sự biểu hiện bằng tiền những hao phí cần thiết về vật chất như hao mòn tài sản, phương tiện và hao phí sức lao động cũng như chất xám của thương nhân, các chủ thể kinh doanh và các nhà quản lý thương mại trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Phí tổn về nguồn lực thương mại bao gồm tổng số và cơ cấu chi phí được phân bổ vào quá trình lưu thông và trao đổi dịch vụ có sự phân biệt đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh thường xuyên.
Xác định, tính toán và phân tích phí tổn nguồn lực thương mại, có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá khả năng cạnh tranh và hiệu quả thương mại của quốc gia trong từng thời kỳ.
2. Các loại chi phí nguồn lực thương mại
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, người ta phân chi phí nguồn lực thương mại thành nhiều loại theo các tiêu chí sau:
- Theo chức năng thương mại, gồm chi phí phục vụ lưu chuyển hàng hóa (còn gọi chi phí lưu thông thuần túy) và chi phí phục vụ vận động và giữ gìn, hoàn thiện giá trị sử dụng hàng hóa cho tiêu dùng (chi phí lưu thông bổ sung). Đối với thương mại dịch vụ, chi phí nguồn lực thương mại phục vụ cho cả mục đích sản xuất, phân phối cung ứng, marketing và tổ chức tiêu dùng các dịch vụ.
- Theo đặc điểm hạch toán, gồm chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương và tiền công, thù lao trả cho người lao động, chi phí về tài chính như tiếp cận nguồn vốn, lãi vay, thuế, chi phí về tổn thất hàng hóa, hao mòn vô hình…-
- Theo tính chất của chi phí, gồm chi phí bất biến (các khoản chi phí tương đối ổn định so với kết quả thương mại) và khả biến (thay đổi theo kết quả thương mại).
- Về phương diện kinh tế, có thể phân ra chi phí cần thiết cho lưu thông (hao tổn vật chất, hao phí sức lao động để tổ chức quá trình lưu thông) và chi phí không phải cần thiết, mà do chính lưu thông tạo nên (như các loại thuế, hao hụt hàng hóa). Mặt khác, ngoài chi phí được hạch toán thông thường còn bao hàm cả chi phí cơ hội của các nguồn lực, được khai thác hoặc sử dụng trong thương mại.
- Theo nội dung hoạt động, gồm chi phí cho hoạt động thường xuyên và chi phí cho hoạt động đầu tư.
Các hoạt động thường xuyên cần các nguồn lực chi phí mang tính trực tiếp, chẳng hạn khấu hao để bù đắp hao mòn tài sản cố định trong quá trình sử dụng, tiền lương gia nhập vào chi phí lưu thông phải được bù đắp trực tiếp từ giá bán hàng hóa.Các hoạt động đầu tư, không thể áp dụng cách bù đắp như vậy, mà cần lấy thu nhập từ GDP do thương mại tạo ra và GDP gián tiếp thương mại thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác tạo nên hoặc huy động nguồn vốn quốc tế để trang trải.
- Theo thời gian gồm chi phí nguồn lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Trên tầm vĩ mô các chi phí nguồn lực trong ngắn hạn khoảng 2-3 năm, trung hạn khoảng 5-7 năm và dài hạn từ 10-15 năm trở lên.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chi phí nguồn lực thương mại về sự biểu hiện bằng tiền những hao phí cần thiết về vật chất như hao mòn tài sản, phương tiện và hao phí sức lao động cũng như chất xám của thương nhân...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Chi phí nguồn lực thương mại. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.