Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chú ý, điều kiện của hoạt động có ý thức

VnDoc xin giới thiệu bài Chú ý, điều kiện của hoạt động có ý thức được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm về chú ý

1.1. Chú ý là gì?

Môi trường xung quanh luôn có vô vàn sự vật tác động đến con người. Con người không thể tiếp nhận và xử lí chính xác tất cả mà chỉ thực hiện được một số quan hệ nào đó. Vì vậy, ý thức của con người phải lựa chọn và tập trung vào quan hệ nào đó, đối tượng hay thuộc tính nào đó của đối tượng để hoạt động có kết quả. Hiện tượng đó gọi là chú ý.

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

Chú ý được xem như là một trạng thái tâm lí “đi kèm” với các hoạt động tâm lí khác, giúp cho hoạt động đó đạt kết quả.

Ví dụ: Chú ý đi kèm với hoạt động nhận thức: chăm chú nhìn, lắng tai nghe, tập trung suy nghĩ... Đối tượng của chú ý là đối tượng của hoạt động mà nó đi kèm. Vì thế, chú ý được coi là “cái nền”, “cái phông”, là điều kiện của hoạt động có ý thức, chú ý được ví như cánh cửa duy nhất mà qua đó những gì của thế giới khách quan nhập vào tâm hồn con người.

1.2. Các loại chú ý

Có ba loại chú ý cơ bản của con người: Chú ý không chủ định, chú ý có chủ định và chú ý sau chủ định.

Chú ý không chủ định: là loại chú ý không có mục đích đặt ra từ trước, không cần sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra và phụ thuộc vào đặc điểm của kích thích như:

  • Độ mới lạ của kích thích: Kích thích càng mới lạ, mang tính bất ngờ, càng dễ gây ra chú ý không chủ định.
  • Cường độ kích kích: Cường độ kích thích càng mạnh thì càng để gây ra chú ý không chủ định.
  • Tính tương phản của kích thích: Những kích thích có sự khác biệt rõ nét về hình dạng, độ lớn, màu sắc, thời gian tác động... đều gây ra chú ý không chủ định.
  • Độ hấp dẫn, ưa thích: Chú ý còn phụ thuộc vào nhu cầu, xúc cảm, hứng thú của chủ thể. Những gì liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu, phù hợp với hứng thú đều dễ gây ra chú ý không chủ định.

Chú ý có chủ định: là loại chú ý có mục đích định trước và có sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Chú ý có chủ định phụ thuộc chủ yếu vào việc xác định nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục đích tự giác, nó không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích.

Để duy trì chú ý có chủ định, cần có một số điều kiện cần thiết:

  • Về khách quan: Tạo ra hoàn cảnh tốt, yên tĩnh, thuận lợi cho công việc. Loại bỏ hoặc giảm bớt tối đa những kích thích không liên quan tới nhiệm vụ.
  • Về chủ quan: Phải xác định mục đích rõ ràng, dự kiến được những khó khăn và cố gắng nỗ lực để vượt qua. Mặt khác, phải tổ chức tốt các hành động để đảm bảo hoạt động có kết quả. Chính quá trình hoạt động và kết quả hoạt động cũng là điều kiện duy trì chú ý có chủ định.

Chú ý sau chủ định: là loại chú ý vốn là chú ý có chủ định, nhưng sau đó do hứng thú với hoạt động mà chủ thể không cần nỗ lực nhưng ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động. Ví dụ: Trong giờ học, ban đầu có thể chú ý có chủ định; nhưng sau đó do sự hấp dẫn của nội dung, ta không cần sự cố gắng vẫn tập trung chú ý. Như vậy, chú ý có chủ định đã chuyển thành chú ý sau chủ định.

2. Các thuộc tính cơ bản của chú ý

2.1. Sức tập trung của chú ý

Là khả năng chú ý một phạm vi đối tượng tương đối hẹp cần thiết cho hoạt động. Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý. Khối lượng chú ý phụ thuộc vào đặc điểm đối tượng cũng như nhiệm vụ và đặc điểm của hoạt động. Nếu không tập trung chú ý sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Tập trung chú ý cao độ có thể dẫn tới hiện tượng đãng trí.

2.2. Sự bền vững của chú ý

Đó là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt động. Ngược lại với sự bền vững là sự phân tán chú ý. Phân tán chú ý diễn ra theo chu kì có xen kẽ của sự bền vững chú ý gọi là sự dao động của chú ý.

2.3. Sự phân phối chú ý

Là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định. Ví dụ: Người lái xe cùng lúc phải chú ý tới các thao tác điều khiển xe cũng như những thay đổi của đường đi, những chướng ngại... Điều kiện để có thể phân phối chú ý là: Trong những hoạt động cùng tiến hành một lúc phải có những hoạt động quen thuộc. Chú ý được dành tối thiểu cho hoạt động quen thuộc và phần lớn dành cho hoạt động mới.

2.4. Sự di chuyển chú ý

Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động. Di chuyển chú ý dễ dàng khi đối tượng mới hấp dẫn hơn, do đã hoàn thành nhiệm vụ trước đây, đặc biệt là do đối tượng mới quan trọng hơn, ý nghĩa hơn.

Những thuộc tính cơ bản của chú ý có quan hệ bổ sung cho nhau và được hình thành, phát triển trong hoạt động, tạo thành những phẩm chất tâm lí cá nhân. Mỗi thuộc tính của chú ý có thể giữ vai trò tích cực hay không tùy thuộc vào việc biết sử dụng từng thuộc tính hay phối hợp các thuộc tính theo yêu cầu của hoạt động.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chú ý, điều kiện của hoạt động có ý thức về khái niệm và đặc điểm của chú ý, các thuộc tính cơ bản của chú ý, điều kiện của hoạt động có ý thức...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chú ý, điều kiện của hoạt động có ý thức. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm