Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục Công dân lớp 6

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Công dân lớp 6

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục Công dân lớp 6 tổng hợp các kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học Công dân lớp 6 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công dân lớp 6

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

A- CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

I- QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN

1.Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

Kiến thức:

- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Biết đặt ra kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

Thái độ:

Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Kể những tấm gương về chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, luyện tập hàng ngày.

- Ví dụ: giữ gìn vệ sinh cá nhân; tập thể dục, thể thao; có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, phòng bệnh hợp lí.

2.Tiết kiệm

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là tiết kiệm.

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.

Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.

- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.

Thái độ:

Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

- Phân biệt được giữa tiết kiệm với hà tiện và keo kiệt, giữa tiết kiệm với xa hoa, lãng phí.

- Ý nghĩa về các phương diện: đạo đức, kinh tế, văn hóa.

II- QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC

1.Lễ độ

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lễ độ.

- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.

Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.

- Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.

Thái độ:

Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.

- Nêu được các biểu hiện của lễ độ qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ…

- Ý nghĩa:

+Tôn trọng, quan tâm đến mọi người.

+Tự trọng, có văn hóa.

+Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

- Phân biệt được hành vi, thái độ lễ độ với hành vi, thái độ thiếu lễ độ.

2.Sống chan hòa với mọi người.

Kiến thức:

- Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người.

- Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người.

Kĩ năng:

Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.

Thái độ:

Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.

- Kể được một vài ví dụ về sống chan hòa với mọi người; phân biệt được giữa sống chan hòa với mọi người và sống tách biệt, xa lánh, khép kín, hoặc sống thụ động, đánh mấtbản sắc riêng của mình.

3.Biết ơn

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là biết ơn.

- Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn.

Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể

- Biết thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ,….bằng những việc làm cụ thể.

Thái độ:

- Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

- Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.

- Kể được các biểu hiện của biết ơn, nêu được một vài ví dụ về sự biết ơn.

4.Lịch sự, tế nhị

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.

Kĩ năng:

- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.

- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.

Thái độ:

Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong gia tiếp.

- Nêu được một số ví dụ về cách giao tiếp lịch sự, tế nhị: chào hỏi, giới thiệu; tự giới thiệu; cảm ơn; xin lỗi; nói lời yêu cầu, đề nghị, ở nơi công cộng,…

- Ý nghĩa trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

III- QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC

1.Mục đích học tập của học sinh

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh.

- Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai.

- Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn.

Kĩ năng:

Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó.

Thái độ:

Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định.

- Chỉ ra được một vài mục đích học tập sai: học vì điểm, vì tiền bạc,…

- Giúp cho con người biết cố gắng, vượt mọi khó khăn, gian khổ vươn lên trong học tập.

2.Siêng năng, kiên trì

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.

- Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

Kĩ năng:

- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động,…

- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày.

Thái độ:

Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng hay nản lòng.

- Nêu được một số biểu hiện đặc trưng của siêng năng, kiên trì. Phân biệt được siêng năng với lười biếng, kiên trì hay nản lòng, chóng chán.

- Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân, tập thể trong học tập, lao động, rèn luyện,…

3.Tôn trọng kỉ luật

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.

- Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.

- Biết được: tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.

Kĩ năng:

- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.

- Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.

Thái độ:

Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.

- Nêu được ví dụ.

- Phân biệt được hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật.

- Ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội.

IV- QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI.

Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.

- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

Thái độ:

Có ý thức tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Nêu được các biểu hiện cơ bản, cụ thể: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhắc nhở.

- Phân biệt được những biểu hiện tích cực, tự giác trong việc tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Đối với bản thân, đối với tập thể, đối với xã hội.

V- QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.

- Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.

- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.

- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.

- Nêu được các biểu hiện đặc trưng và cho được ví dụ.

- Phân tích được hai lí do:

+Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng cuộc sống con người.

+Hậu quả mà con người phải gánh chịu nếu môi trường bị tàn phá, ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái.

B- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN; QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC.

I- QUYỀN TRẺ EM; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em

Kiến thức:

- Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

- Nêu được ý nghĩa Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

- Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.

Thái độ:

Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.

- Ví dụ:quyền được đối xử bình đẳng, quyền được học tập và vui chơi giải trí, quyền được bày tỏ ý kiến,…

- Ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ em, đối với tương lai của thế giới.

II- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông.

Kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

Thái độ:

- Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

- Một số nguyên nhân chính: Do ý thức con người; do đường chật, người đông; do phương tiện đã quá thời hạn sử dụng.

- Ý nghĩa đối với việc đảm bảo an toàn cho mình và mọi người, đảm bảo cho giao thông thông suốt.

III- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ KINH TẾ

Quyền và nghĩa vụ học tập

Kiến thức:

- Nêu được ý nghĩa của việc học tập.

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.

- Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.

Kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.

Thái độ:

Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác.

- Ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội.

IV- CÁC QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.

1.Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

Kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Nêu ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

Kĩ năng:

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

Thái độ:

Tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Ví dụ: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật,…

2.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Kiến thức:

Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Kĩ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.

- Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.

Thái độ:

- Tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

- Ví dụ: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

3.Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Kiến thức:

Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn và bí mật thư tín của người khác.

Thái độ:

Tôn trọng quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của mình và của người khác.

- Ví dụ: Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

- Nhận xét, đánh giá được những tình huống, ví dụ trong thực tế.

V- NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Kiến thức:

- Nêu được thế nào là công dân; Căn cứ để xác định công dân của một nước; Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước.

Kĩ năng:

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

Thái độ:

Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước; công dân được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong học tập, lao động, vui chơi giải trí, trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình.

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm