Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mĩ thuật lớp 6

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mĩ thuật lớp 6

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mĩ thuật lớp 6 tổng hợp các kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học Mĩ thuật lớp 6 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Mĩ thuật lớp 6

PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU

I- Mẫu vẽ:

1- Kiến thức

- HS nhận biét về cấu trúc, tỉ lệ đậm nhạt, màu sắc và đặc điểm của mẫu

- Có nhận thức về hình khối cơ bản và biến thể của hình khối cơ bản (đồ vật, quả)

- Hiểu biết sơ lược về cấu tạo, hình khối của mẫu trong các bài vẽ

- Cảm thụ vẻ đẹp của mẫu qua cấu trúc hình dáng, màu sắc thông qua cách trình bày mẫu (bố cục tỉ lệ hình khối vị trí các vật mẫu

- Hiểu vai trò cơ bản trong mẫu vẽ

2- Kỹ năng:

- Biết phân biệt được đặc điểm, tỉ lệ cấu trúc của mẫu (đặc điểm chung và đặc điểm riêng của mỗi vật mẫu)

- Sắp xếp được mẫu theo yêu cầu nội dung bài học, biết được vai trò của mẫu vẽ trong vẽ theo mẫu

- Biết cách lựa chọn các mẫu tương ứng với nội dung bài học (có màu sắc, hình dáng gần với cấu trúc cơ bản)

II- Cách vẽ:

1- Kiến thức

- Hiểu cách sắp xếp bố cục phù hợp với khuôn khổ giấy vẽ

- Bố cục thuận mắt hợp lý, đảm bảo tỉ lệ hình khối giữa các mẫu

- Xác định được vị trí trước, sau của các mẫu, nhận biết được vai trò của hình mảng, đậm nhạt trong bố cục bài vẽ

- Hiểu được vai trò đường nét trong mẫu vẽ

- Cách vẽ phác đường nét, đậm nhạt của nét phối hợp giữa nét cong, thẳng,tỉ lệ giữa các mảng

- Hiểu cách vẽ đậm nhạt (đơn giản)theo nguồn sáng chiếu vào mẫu và vai trò của nguồn sáng

- Phân biệt ba độ đậm nhạt chính, đậm,đậm vừa nhạt là yếu tố tạo cho vật nổi trên mặt phẳng

2- Kỹ năng:

- Vẽ được bố cục cân đối thuận mắt với tờ giấy vẽ, không lệch trái,phải hình vẽ không to hoặc quá nhỏ

- Vẽ được hình rõ đặc điểm cơ bản của mẫu

- Hình gần giống với mẫu đảm bảo tỉ lệ giữa các vật mẫu, vẽ được các chi tiết của mẫu tương đối

- Biết cách sử dụng nét trong phác hình, vẽ đậm nhạt

- Bước đầu thể hiện được ba độ đậm nhạt chính, đậm,đậm vừa nhạt trong bài vẽ

- Phân biệt được độ đậm nhạt chung của mẫu và từng vật mẫu ở mức độ đơn giản

- Biết cách vẽ từ bao quát đến chi tiết

III- Phối cảnh:

1- Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm phối cảnh trong tự nhiên gần – xa, to - nhỏ, đậm - nhạt …

- Hiểu được vai trò của đường tầm mắt, điểm tụ trong phối cảnh,

- Hiểu được vai trò ứng dụng của phối cảnh trong các bài vẽ theo mẫu (gợi tả được hình khối, sinh động và đẹp)

2 Kỹ năng:

- Bước đầu HS vận dụng được phương pháp phối cảnh trong vẽ theo mẫu đáp ứg yêu cầu của bài học

- Sự thay đổi hình dáng của mẫu theo vị trí quan sát của mắt, gợi được không gian trước và sau của mẫu ở mức độ đơn giản

- Bước đầu xác định được đường chân trời và điểm tụ khi vẽ khối hộp, khối trụ

- Bước đầu vẽ được các độ đậm nhạt cơ bản theo phối cảnh

IV- Thực hành

1- Kiến thức:

- Hiểu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu

- Xác định khung hình chung và riêng của mẫu trên giấy vẽ sau khi quan sát, ước lượng tỉ lệ mẫu thực và rút ngẳn trên trên tỉ lệ giấy vẽ

- So sánh và xác định tỉ lệ các bộ phận của mẫu

- Cách vẽ phác hình, nhận biết độ đạm nhạt màu sắc cơ bản của mẫu khi nguồn sáng chiếu vào

- Hiểu cách phân mảng đậm nhạt (đen trắng, màu) hợp lý nắm được cấu trúc chung của một

số đồ vật có dạng hình khối khác nhau

- Hiểu vai trò của mẫu trong các bài vẽ theo mẫu

2 - Kỹ năng:

- Biết cách bố cục bài trên giấy vẽ

- Lựa chọn và sắp xếp mẫu vẽ hợp lí, thuận mắt (tránh to hay nhỏ, lệch trái hay phải so với giấy vẽ)

- Vẽ được khung hình chung, riêng theo vị trí xa hay gầnẩntước sau của mẫu

- Biết cách vẽ phác hình mẫu theo các bước cơ bản

- Vẽ được gần giống với đặc điểm, tỉ lệ của mẫu và các vật mẫu vối nhau

- Vẽ được đậm nhạt sáng tối chính của mẫu,biết xác đinh nguồn sáng chiếu vào

- Gợi được độ đậm nhạt chính của nền và mẫu vẽ

PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ

I- Bố cục

1- Kiến thức:

- Bước đầu biết cách bố cục bài vẽ trang trí cơ bản như đường diềm, hình vuông, hình chữ nhật …và trang trí ứng dụng

- Hiểu cách vận dụng bố cục vào các bài vẽ trang trí ứng dụng đơn giản

- Kẻ khẩu hiệu chữ nét đều, trang trí chiếc khăn có dạng hình vuông,hình chữ nhật …

- Bố cục hợp lí giữa các mảng hình, hoạ tiết trang trí

- Lựa chọn được nhiều cách bố cục khác nhau

2- Kỹ năng:

- Vẽ được bài vẽ trang trí có bố cục tương đối chặt chẽ

- Bước đầu biết sử dụng các hình thức bố cục (Đối xứng, xen kẽ ..) và sử dụng hoạ tiết trang trí hình mảng phù hợp với nội dung bài vẽ

- Biết cách tự sắp xếp bố cục trang trí một cách linh hoạt, hợp lí

II- Đường nét:

1- kiến thức

- Hiểu được vẻ đẹp trong đường nét của các hoạ tiết trang trí dân tộc, trên đồ vật

- Có nhận thức về vẻ đẹp của các đường nét hoa văn trang trí,vai trò của đường nét trong trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng

- Biết cách khai thác chọn lọc các đường nét của hoa, lá ở thiên nhiên và vốn trang trí cổ dân tộc vào bài trang trí

- 2- Kỹ năng

- Bước đầu biết cách sử dụng đường nét trong các bài trang trí cơ bản và ứng dụng

- Biết cách khai thác đường nét trong trang trí cổ dân tộc vào bài vẽ

- Phối hợp hài hoà giữa đường nét với mức độ đơn giản

III - Hoạ tiết

1 - Kiến thức

- Hiểu được nét đẹp trong các hoạ tiết trang trí cổ và vai trò của hoạ tiết trong trang trí

Hiểu cách sử dụng các hoạ tiết vào các bài vẽ trang trí bố cục hài hoà sinh động

- Nhận biết vẻ đẹp của hoạ tiết để lựa chọn vào bài vẽ cho phù hợp (ở mức đơn giản)

2- Kỹ năng

- Biết cáchđơn giản,cách điệu hình hoa lá thật thành hoạ tiết trang trí (ở mức độ đơn giản)

- Biết khai thác, sử dụng hoạ tiết cổ, khai thác đường nét, màu sắc vào bài một cách phù hợp

- Sử dụng được các hoạ tiết đã được đơn giản vào bài trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản

IV- Màu sắc

1 - Kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về màu sắc * (ở mức độ sơ lược)

Màu cơ bản, màu nhị hợp, màu bổ túc …

- Hiểu cách pha màu để tạo ra màu mới theo ý muốn ( ở mức độ đơn giản)

- Hiểu hơn về vai trò của màu sắc trong trang trí và một số chất liệu vẽ quen thuộc

3- Kỹ năng

- Biết cách tiến hành kẻ một số chữ nét đều ; chữ nét thanh, nét đậm theo kiểu cơ bản .

- Bước đầu biết cách lựa chọn, bố cục chữ phù hợp với yêu cầu, nội dung trang trí .

- Sắp xếp được các khoảng cách chữ, khoảng cách tiếng và khoảng cách dòng một cách hợp lí.

- Kẻ được một dòng chữ nét đều hoặc nét thanh, nét đậm ngắn .

- Bước đầu có sự sáng tạo trong cách trang trí chữ theo nội dung ứng dụng (như làm báo tường, bìa sách, bìa lịch .

PHÂN MÔN VẼ TRANH

I. Đề tài

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm về vẽ tranh

- Hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài trong đời sống, lao động, học tập và sinh hoạt .

- Bước đầu nhận thức được thế nào là nội dung đề tài của bức tranh .

- Nhận thức được hình tượng, hình ảnh chính, hình ảnh phụ để thể hiện nội dung đề tài .

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết lựa chọn đúng đề tài khi vẽ tranh theo yêu cầu của bài học .

- Nêu bật được ý định nội dung của tranh .

- Biết tìm được nội dung đề tài phong phú đa dạng .

+ Những hoạt động trong cùng nội dung đề tài

+ Hoạt động tiêu biểu trong nội dung đề tài đó .

II. Bố cục tranh

1. Kiến thức

- Hiểu cách khai thác nội dung đề tài trong vẽ tranh .

- Bước đầu hiểu khái niệm bố cục tranh .

- Bước đầu nhận thức được nội dung và hình thức trong một bức tranh .

- Hiểu một số hình thức bố cục trong vẽ tranh .

- Biết phương pháp tiến hành phác thảo bố cục .

2. Kĩ năng

- Biết cách sắp xếp hình mảng hợp lí trong bài vẽ tranh .

- Biết cách lựa chọn hình ảnh chính, phụ .

- Vẽ được một bố cục tranh theo yêu cầu của bài học .

III. Hình mảng đường nét

1. Kiến thức

- Bước đầu nhận thức được vai trò của từng mảng, đường nét trong vẽ tranh

- Hiểu cách sắp xếp hình mảng, đường nét trong vẽ tranh .

- Cách sắp xếp hình mảng (chính, phụ) trong vẽ tranh .

- Hiểu được vai trò của nét trong vẽ tranh .

- Bước đầu phân biệt được sự giống và khác nhau của hình mảng, đường nét trong trong vẽ-

Bước đầu phân biệt được sự giống và khác nhau của hình mảng, đường nét trong trong vẽ theo mẫu, vẽ trang trí với vẽ tranh .

2. Kĩ năng

- Biết cách sắp xếp hình mảng phù hợp nội dung đề tài (mức độ đơn giản)

- Trong tranh có hình mảng rõ ràng .

- Bước đầu biết vẽ đường nét trong tranh sinh động, không khô cứng .

- Bước đầo có ý thức tự tạo sự đa dạng về hình mảng, đường nét trong tranh .

IV. Màu sắc

1. Kiến thức

- Hiểu được vai trò của màu sắc trong tranh .

- Bước đầu hiểu cách vẽ màu trong tranh và cách vẽ mầu trang vẽ theo mẫu, vẽ trang trí .

- Bước đầu nhận biết được tác dụng các chất liệu màu trong vẽ tranh, hiểu được cách vẽ màu trong tranh .

- Hiểu được màu sắc thể hiện nội dung đề tài của bức tranh .

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết sử dụng bút lông (cọ) pha trộnmàu và trong vẽ tranh .

- Pha được những bảng màu đơn giản theo ý muốn .

- Biết cách sử dụng các chất liệu sáp màu, chì màu, bút dạ trong vẽ tranh .

+ Có ý thức về gam màu

+ Biết dùng màu làm nổi bật hình ảnh chính của nội dung đề tài .

- Bước đầu biết vẽ màu phù hợp với nội dung tranh .

V . Thực hành

1. Kiến thức

- Hiểu được các bước tiến hành trong vẽ tranh:

+ Khai thác nội dung đề tài (các hoạt động khác nhau của đề tài).

+ Bố cục trong tranh (bố cục được hình, mảng trong tranh một cách hợp lí).

+ Sử dụng đường nét, màu sắc .

- Có cách thể hiện đề tài theo ý thức bằng bố cục, hình vẽ, màu sắc .

2. Kĩ năng

- Biết tiến hành bài vẽ theo yêu cầu cơ bản trong các bước vẽ tranh đề tài, bố cục về hình, về màu .

- Sử dụng bút vẽ và màu vẽ theo yêu cầu của từng bài, từng chất liệu theo các loại màu khác nhau (sáp màu, bút dạ, màu bột…)

PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

I. Mĩ thuật Việt Nam thời nguyên thuỷ cổ đại

1. Kiến thức

- Nắm được sơ lược bối cảnh lịch sử xã hội thời nguyên thuỷ cổ đại:

+ Hiểu được sơ lược về thời kì đồ đá .

+ Hiểu được sơ lược về thời kì đồ đồng .

- Hiểu được đặc điểm một số hình vẽ trang trí trên các đồ dùng thông dụng là sự phản ánh tiến trình phát triển của mĩ thuật cổ đại của dân tộc .

- Nhận thức chung về giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của các di vật, các đồ vật, sản phẩm văn hoá, đời sống của mĩ thuật thời cổ đại

2. Kĩ năng

- Nhớ được mốc giai đoạn lịch sử và một số địa điểm có di vật khảo cổ khai quật được thời kì nguyên thuỷ, cổ đạ .

- Nhớ được một số hiện vật mĩ thuật .

- Nhận biết một số giá trị chung của di vật thời cổ đại .

- Nhớ và trình bày được một số nét về giá trị mĩ thuật của trống đồng Đông Sơn .

II. Mĩ thuật Việt Nam thời kì phong kiến

1. Kiến thức

- Hiểu sơ qua quá trình phát triển của nền mĩ thuật Việt Nam thời Lí .

- Có hiểu biết về các giai đoạn phát triển và một số công trình tác phẩm tiêu biểu thời Lí .

- Hiểu được những đặc điểm chính của nền mĩ thuật thời Lí (đi sâu vào kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật gốm).

- Nhận thức đúng đắn về nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân tộc đã được phát triển mạnh ở thời Lí nhờ chính sách mở rộng giao lưu văn hoá với các nước láng giềng .

- Biết yêu quý trân trọng và tự hào về nền nghệ thuật dân tộc độc đáo.

2. Kĩ năng

- Nêu được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lí .

- Nhớ được một số công trình kiến trúc, điêu khắc (tượng trạm khắc) trong nền mĩ thuật thời Lí.

- Nhớ được vài nét về đặc điểm gốm thời Lí .

- Trình bày một số đặc điểm mĩ thuật thời Lí (thông qua một số tác phẩm tiêu biểu)

+ Chùa một cột (năm xây dựng, địa điểm xây dựng, hình dáng, cấu trúc)

+ Tượng phật A – di – đà (địa điểm dựng tượng, chất liệu tạc tượng, một vài đặc điểm chính)

+ Hình rồng (một vài nét về đặc điểm hình ròng thời Lí).

III. Tranh dân gian Việt Nam

1. Kiến thức

- Hiểu được nguồn gốc,xuất xứ một số dòng tranh dân gian .

- Biết được một số đề tài của tranh dân gian (sinh hoạt,lễ hội, thờ cúng, lao động sản xuất ..

- Hiểu cách thức làm tranh dân gian và chất liệu sản xuất tranh .

- Hiểu được sự gắn kết giữa nội dung và hình thức trong tranh dân gian .

2. Kĩ năng .

- Biết được xuất xứ của tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống .

- Biết một số nội dung đề tài thường có trong tranh dân gian .

- Biết được kĩ thuật sử dụng trong tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống .

- Biết được hình thức thể hiện bố cục, hình mảng,đường nét và màu sắc của tranh dân gian .

- Nhớ và trình bày sơ lược được nội dung và hình thức một vài bức tranh .

IV. Mĩ thuật thế giới

1 Kiến thức

- Hiểu sơ lược về bối cảnh phát triển của các quốc gia Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại .

- Hiểu được sơ lược về mĩ thuật thế giới cổ đại

+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu .

+ Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu .

+ Một số tác phẩm hội hoạ tiêu biểu .

- Hiểu được vài nét khái quát về đặc điểm các nền mĩ thuật cổ đại

- Nâng cao hơn sự hiểu biết về nền văn minh cổ đại thế giới.

2. Kĩ năng

- Biết được sơ lược về lịch sử các nước Ai Cập, Hi Lạp, La Mã cổ đại.

- Nêu được vài nét khái quát về đặc điểm các nền mĩ thuật cổ đại.

- Nhớ tên và địa danh có công trình mĩ thuật tiêu biểu của thời kì cổ đại Ai Cập, Hi Lạp, La Mã .

- Nêu được vài nét về đặc điểm nghệ thuật của Kim tụ tháp Kê-ốp, tượng Nhân sư (Ai Cập), tượng vệ nữ Mi - lô và tượng Ô-guít (Hi Lạp, La Mã)

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm